Máy bay chở khách siêu lớn lần đầu tiên đáp xuống Nam Cực
Một chiếc Boeing 787 Dreamliner đã hạ cánh nhẹ nhàng xuống đường băng băng giá ở một vùng xa xôi ở Nam Cực.
Theo USA Today, chuyến bay trên do hãng hàng không Norse Atlantic khai thác và mang tên Everglades đã hạ cánh tại sân bay Troll ở Nam Cực vào sáng 15/11.
Giám đốc điều hành Norse Atlantic là Bjrn Tore Larsen ra thông báo nói: “Chúng tôi đã cùng nhau đạt được khoảnh khắc quan trọng khi chiếc máy bay Boeing 787 Dreamliner đầu tiên hạ cánh ở Nam Cực. Với tinh thần khám phá, chúng tôi tự hào được tham gia sứ mệnh quan trọng và độc đáo này”.
Hãng Norse Atlantic cho biết, sứ mệnh của máy bay Boeing 787 Dreamliner là đưa thiết bị thí nghiệm và các nhà khoa học tới trạm nghiên cứu Troll ở vùng Queen Maud, Nam Cực. Tổng cộng có 45 hành khách trên chuyến bay này. Máy bay cũng vận chuyển 12 tấn thiết bị nghiên cứu cần thiết cho việc khám phá Nam Cực.
Chuyến bay Everglades khởi hành từ Oslo, Na Uy vào 13/11 và dừng khoảng 40h ở Cape Town, Nam Phi, rồi sau đó lên đường tới Nam Cực. Norse Atlantic cho biết, máy bay Boeing 787 Dreamliner có thể thực hiện chuyến bay khứ hồi từ Cape Town đến Nam Cực mà không cần tiếp nhiên liệu.
Chuyến bay hạ cánh trên một “đường băng băng xanh” dài gần 3km và rộng 60m. Thay vì một đường băng trải nhựa thông thường, đường băng ở sân bay Troll thực sự là băng.
Máy bay Boeing 787 Dreamliner có sức chở từ 210-330 hành khách tùy biến thể.
Tự sát hay do yếu tố chính trị?
Rodney Marks đã quen thuộc với cuộc sống khắc nghiệt ở Nam Cực khi anh đặt bút ký vào hợp đồng làm việc giai đoạn 1999-2000.
Lí do vì nhà khoa học người Úc từng công tác ở Nam Cực ngay trước đó (năm 1997-1998) và anh rất muốn quay lại vùng đất băng giá này.
Ngày định mệnh
Lần thứ hai, Marks làm việc cho một dự án về thiên văn của Mỹ. Nhiệm vụ của anh là thu thập dữ liệu từ kính viễn vọng hồng ngoại và dùng nó để cải thiện điều kiện quan sát thiên văn ở Nam Cực - một trong những nơi lý tưởng nhất Trái đất để nghiên cứu vũ trụ.
Marks gây ấn tượng với đồng nghiệp với phong cách bohemian và tính cách thân thiện. Anh tham gia vào ban nhạc của trạm nghiên cứu và còn hẹn hò với chuyên gia bảo trì Sonja Wolter. Darryn Schneider - đồng hương duy nhất kiêm bạn thân của Marks ở trạm nghiên cứu, đã mô tả về người quá cố như sau: "Lối pha trò tỉnh bơ của anh ấy có thể khiến một số người hiểu lầm. Thế nhưng lúc đó Marks sẽ tỏ ra rất biết điều và tử tế. Tôi đã chứng kiến cách anh ấy tháo gỡ vấn đề một cách tài tình. Mặt khác, anh ấy cũng nói chuyện chân thành, thích giúp đỡ người khác trong thời điểm khó khăn".
Marks tạo dáng cùng với những thiết bị ở trạm. Ảnh: allthatsinteresting.
Hôm ấy Rodney Marks đang bước về phía Trạm nghiên cứu Amundsen-Scott thì cảm thấy điều bất thường xảy ra. Đó không phải là điều kiện quái gở của mùa đông Nam Cực, nơi có nhiệt độ giảm xuống dưới mức -27 độ C và mặt trời không ló dạng suốt nhiều tháng trời. Không, vị khoa học gia 32 tuổi phát hiện điều dị thường khác trong cơ thể mình: anh bị khó thở. Tiếp sau đó, thị lực cũng giảm sút rõ rệt. Marks bèn quyết định về phòng nghỉ ngơi sớm, hi vọng mọi chuyện sẽ khá hơn khi tỉnh dậy.
Nhưng hóa ra giấc ngủ ngắn chỉ làm vấn đề trầm trọng thêm. Đến 5h30 sáng ngày 12/5/2000, Marks nôn ra máu. Anh tìm đến bác sĩ duy nhất của trạm nghiên cứu - Robert Thompson. Cơn đau giày vò nhà khoa học trẻ tuổi ở bụng và các khớp xương. Đôi mắt của anh đã yếu đến nỗi phải mang kính chống nắng, mặc dù mặt trời đã hoàn toàn biến mất trong suốt nhiều tuần. Và khi cơ thể của Marks trở nên kiệt quệ, tinh thần anh cũng rối loạn. Anh bị kích động quá mức, khiến bác sĩ tự hỏi các vấn đề tâm lý có phải là nguyên nhân của mọi triệu chứng hay không.
Đến lần thứ 3 Marks đến khám bệnh, anh đã quá yếu nên phải dùng máy tăng thông khí để điều chỉnh nhịp thở. Đồng thời, bác sĩ Thompson tiêm một liều chống loạn thần giúp anh bình tĩnh. Marks ngả lưng xuống và nhịp thở chậm dần đi. Dưới đôi mắt của một kẻ không chuyên, ai đó sẽ nói Marks đang dần bình phục.
Thực tế là không. Sau khi được tiêm thuốc, tim của anh đã bắt đầu ngừng đập. Nỗ lực hồi sức suốt 45 phút cũng không thành công. Bệnh nhân được xác nhận tử vong lúc 6h45 chiều ngày 12/5/2000. Khi Marks đột ngột qua đời vào tháng 5, tất cả các đồng nghiệp ở Trạm Amundsen-Scott đều bàng hoàng. Ban đầu, bác sĩ Thompson nói rằng Marks qua đời vì nguyên nhân tự nhiên, có lẽ bị đau tim hay đột quỵ. Thế nhưng, Thompson không có chuyên môn khám nghiệm tử thi nên không thể biết chính xác. Khi nỗ lực giữ lấy sinh mạng của nhà khoa học Rodney Marks bất thành, 49 đồng nghiệp của anh lại phải đối diện với vấn đề mới: làm sao để bảo quản một thi thể ở nơi hẻo lánh nhất Trái Đất, trong thời gian khắc nghiệt nhất của năm? Đến nhiều tháng nữa thì máy bay mới có thể đáp xuống Nam Cực và đưa di hài người đã khuất rời khỏi vùng băng giá.
Marks bên cạnh bạn gái Sonja Wolter (trái). Ảnh: allthatsinteresting.
Điều chấn động và bí ẩn
Tháng 10 là thời điểm sớm nhất mà máy bay có thể đáp xuống và đưa di hài của Marks rời đi. Trong lúc đó, các đồng nghiệp sẽ tận dụng thời gian rảnh để bào gỗ vụn, đặt vào quan tài của vị khoa học gia vắn số. Ngoài ra, quan tài được đưa vào phòng lạnh, giúp bảo quản thi thể gần như nguyên vẹn đến hết mùa đông.
Ngày 30/10, máy bay đã đưa thi thể Rodney Marks rời khỏi Nam Cực đến thành phố Christchurch, New Zealand. Tại đây, bác sĩ pháp y Martin Sage đã tiến hành khám nghiệm tử thi sau 5 tháng kể từ lúc nạn nhân qua đời.
Bất chấp sự cách biệt thời gian, bác sĩ Martin vẫn phát hiện điều chấn động: có khoảng 150 ml methanol được nạn nhân hấp thụ, bằng cỡ một ly rượu. Methanol là một loại cồn dùng để lau rửa dụng cụ thí nghiệm ở Nam Cực. Nó có vị ngọt nhẹ, không màu và rất độc hại - chỉ cần một liều nhỏ pha vào thức uống đã đủ gây tử vong mà nạn nhân không hề hay biết. Phát hiện của bộ phận pháp y khiến vụ án càng trở nên bí hiểm. Với những ai từng chứng kiến những giờ phút cuối đời của Marks, anh ấy không thể tự sát được... Hơn nữa, vị khoa học gia luôn tỏ ra bình tĩnh và lạc quan giữa thực tại khắc nghiệt ở Nam Cực. Anh đang làm công việc nghiên cứu đầy ý nghĩa. Và mỗi khi không làm việc, anh sẽ trò chuyện với các đồng nghiệp của mình hay bạn gái Wolter - người mà anh dự định sẽ kết hôn sau này. Tuy nhiên, nếu Marks không tự đầu độc mình thì sẽ dẫn đến một suy luận đáng sợ: anh đã chung sống cùng hung thủ bí ẩn trong gần nửa năm qua. Hay nói cách khác, 1 trong số 49 đồng nghiệp có thể đã đầu độc anh.
Marks và đồng nghiệp của mình ở trạm nghiên cứu. Ảnh: allthatsinteresting.
Vụ án mạng được lên kế hoạch hoàn hảo?
Nam Cực đặt dưới sự quản lý của 54 quốc gia theo một hiệp ước chung, vì vậy giải quyết vụ án là một vấn đề đau đầu. Marks là công dân Úc đang làm việc cho trạm nghiên cứu của Mỹ, nhưng địa điểm nơi anh tử vong là Lãnh thổ thuộc Ross, được New Zealand khẳng định chủ quyền. Đến tháng 10/2000, phía cảnh sát New Zealand đã đứng ra tiến hành điều tra.
Sở cảnh sát thành phố Christchurch bắt đầu cuộc thẩm vấn ngay năm 2000 và kết thúc vào một năm sau. Sĩ quan cao cấp Grant Wormald đưa ra 4 giả thiết về nguyên nhân cái chết: (1) Marks bất cẩn tự đầu độc mình; (2) Anh uống methanol để tiêu khiển; (3) Anh ấy muốn tự sát; (4) Một người khác đã ám hại anh. Đến năm 2006, thanh tra Wormald cho rằng giả thiết tự sát là thiếu cơ sở nhất, do sự nghiệp lẫn quan hệ tình cảm của nạn nhân đều vô cùng hứa hẹn.
Giả thiết hợp lý hơn chính là Marks đã dùng methanol để "bay bổng" và sơ ý cho quá liều. Nạn nhân là một người nghiện đồ uống có cồn và từng dùng rượu để chống lại hội chứng Tourette (chứng thần kinh liên quan đến bệnh giật cơ). Thế nhưng, các nhà điều tra cuối cùng đã gạch bỏ giả thiết này. Lí do vì Marks đã tích trữ khá nhiều rượu, và anh hoàn toàn đủ kiến thức để không tự làm hại bản thân. Hơn nữa, khi lâm bệnh, Marks trở nên quẫn trí, chứng tỏ không biết bản thân bị nhiễm độc.
Theo báo The New Zealand Herald, một số chuyên gia đã chỉ trích cách chữa trị của bác sĩ Thompson trong những giờ cuối đời của bệnh nhân. Nhà vật lý học William Silva, làm việc tại trạm nghiên cứu gần đó, đã xem xét các ghi chú của vị bác sĩ và đưa ra nhiều thắc mắc đáng chú ý. Đáng lẽ bác sĩ Thompson có thể sử dụng máy phân tích mẫu máu Ektachem - loại thiết bị giúp phát hiện nồng độ methanol trong cơ thể, nhờ đó đưa ra cách chữa trị hiệu quả hơn. Tuy nhiên, chiếc máy đã hư pin ngay trước khi Marks đổ bệnh.
Về sau, bác sĩ Thompson nói rằng ông quá bận rộn trước bệnh tình của Marks nên không thể dùng máy Ektachem. Bác sĩ khẳng định loại máy này quá khó để sử dụng và bảo trì. Tuy nhiên, Silva phản bác rằng có thể gọi đến đường dây nóng yêu cầu sửa chữa... Về sau, vai trò của bác sĩ Thompson trong vụ án phai nhạt dần và ông chưa từng nhận bất kỳ cáo buộc trách nhiệm nào. Hướng điều tra của sĩ quan Grant Wormald thay vào đó đã chuyển về 49 đồng nghiệp cùng sống và làm việc với nạn nhân ở Nam Cực. Một bản khảo sát từng được gửi đến 49 người này qua email, tuyên bố "việc bảo mật danh tính sẽ được tiến hành cẩn trọng". Tuy nhiên, chỉ có 13 trong số 49 vị khoa học gia trả lời thư.
Hơn nữa, khi ông hỏi về những thông tin của các nhà khoa học cũng như những nghiên cứu mà họ thực hiện, phía Hoa Kỳ đã từ chối phản hồi và giúp đỡ Wormald trong quá trình điều tra. Thay vào đó, họ đã tiến hành một cuộc điều tra riêng và không chia sẻ thông tin với Wormald. Cho đến ngày nay, không ai biết được cuộc điều tra đã đi được bao xa, hoặc Hoa Kỳ đã tìm thấy được những thông tin hấp dẫn gì. Vụ án dần đi vào ngõ cụt và chính thức bị đóng hồ sơ vào năm 2008. Phía cảnh sát New Zealand cho biết, không thể kết luận về việc nạn nhân Rodney Marks đã bị ngộ độc methanol như thế nào.
Trạm nghiên cứu Amundsen-Scott ở Nam Cực. Ảnh: allthatsinteresting.
Nhiều năm về sau, một số nguồn tin hé lộ rằng Marks không có mối hiềm khích nào ở Trạm nghiên cứu Amundsen - Scott. Nhưng nếu án mạng thật sự diễn ra, nó đã được lên kế hoạch vô cùng kín kẽ, lợi dụng lỗ hổng trong việc điều tra xét xử ở Nam Cực do khó xác định quốc gia nào sẽ thụ lý án. Đến tận ngày nay, châu lục này vẫn chưa có bất kỳ phiên tòa xét xử hành vi mưu sát nào. Trong khi đó, cái chết của Rodney Marks đã trở thành một bí ẩn không có lời đáp suốt 20 năm qua.
Cái chết của Rodney Marks để lại cho chúng ta nhiều thắc mắc hơn là những đáp án, vụ án này chiếm một vị trí kỳ lạ trong lịch sử bi kịch của Nam Cực. Đến nay vẫn chưa có hệ thống nào có thể xử lý các vụ giết người xảy ra trên lục địa này. Với quá nhiều nước giành quyền chiếm hữu, quy tắc xử lý chung là quyền tài phán sẽ thuộc về đất nước của người đã thực hiện tội ác, cùng với nơi sở hữu trạm nghiên cứu chứa hiện trường. Hồi tháng Mười năm 2018, một giáo sư Nga tại một trạm nghiên cứu do Nga sở hữu đã lợi dụng người khác, và tất nhiên quyền xét xử thuộc về nhà nước Nga. Nhưng nếu một người Mỹ thực hiện hành vi có tội thì mọi chuyện sẽ rối rắm hơn, vì cả Nga và Mỹ đều có quyền tiến hành điều tra. Và trong những tình huống mà một xác chết xuất hiện tại một trạm nghiên cứu và không ai biết hung thủ là ai thì còn đau đầu hơn
Trái đất đang 'rung chuyển' vì hiện tượng ấm lên toàn cầu Giống như một cái rùng mình ớn lạnh báo hiệu cơn sốt sắp xảy ra của con người, Trái đất đang "rùng mình" bởi nhiều cơn đau khác nhau, cảnh báo chúng ta về tương lai đầy khủng hoảng phía trước. Mô hình Trái Đất. Ảnh: AFP/TTXVN Từ những thảm họa thiên nhiên ngày càng gia tăng đến những đại dịch ngày càng...