Người cao tuổi, mắc bệnh nền có phải sẽ dễ gặp phản ứng phụ khi tiêm phòng Covid-19?
Nhiều người đang lo lắng tác dụng phụ do tiêm vắc-xin Covid-19 dễ gặp hơn ở nhóm người cao tuổi, có bệnh lý nền.
BS Trương Hữu Khanh sẽ giải đáp ngay trong phần hỏi đáp dưới đây.
Hỏi: Gia đình tôi có bố mẹ đều đã 65 tuổi trở lên, lại mắc bệnh lý nền là cao huyết áp và tiểu đường loại 2. Vậy, với trường hợp của bố mẹ tôi có cần phải lo lắng khi tiêm vắc-xin Covid-19 sẽ dễ bị tác dụng phụ hơn không? Xin bác sĩ chia sẻ.
Người cao tuổi, có bệnh lý nền tiêm phòng Covid-19 có dễ gặp tác dụng phụ không?
BS Trương Hữu Khanh (Trưởng Khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM) trả lời:
Video đang HOT
Người cao tuổi, có bệnh lý nền càng cần phải tiêm phòng vắc-xin Covid-19. Tác dụng phụ của vắc-xin phụ thuộc vào việc cơ địa của người đó có bị dị ứng hay không, hoàn toàn không liên quan đến yếu tố sức khỏe đang mạnh hay yếu.
Tất nhiên vẫn có những trường hợp mắc bệnh cấp tính như sốt siêu vi… thì cần cân nhắc, có thể đợi hết bệnh rồi tiêm. Còn nếu mắc bệnh mãn tính, được điều trị ổn định thì không liên quan gì đến việc tiêm vắc-xin Covid-19 có gặp tác dụng phụ hay không.
Chưa kể, vắc-xin Covid-19 được nghiên cứu để ưu tiên cho đối tượng nguy cơ của căn bệnh này là người cao tuổi, có bệnh nền.
Do đó, trường hợp bố mẹ bạn đều đã 65 tuổi trở lên, có bệnh lý nền nếu đang điều trị ổn định hoàn toàn nên tiêm phòng vắc-xin Covid-19.
Chúc bạn và gia đình vui khỏe!
Người bị bệnh cao huyết áp có nên tiêm vắc-xin Covid-19 không?
Chuyên gia nhận định người dân được tiêm vắc xin phòng Covid-19 thì nên tiêm càng sớm càng tốt, đừng kén chọn vắc xin hay lo ngại, trì hoãn tiêm.
Nhưng với người có bệnh lý nền như cao huyết áp thì sao?
Hỏi: Tôi 50 tuổi, bị bệnh cao huyết áp đã 2 năm nay, huyết áp tâm thu thường từ 160mmHg trở lên. Tôi nghe nói bị bệnh cao huyết áp thì không được tiêm phòng. Xin hỏi bác sĩ, nếu vậy thì trường hợp của tôi không thể tiêm phòng Covid-19 được đúng không? Xin cảm ơn bác sĩ!
Bị bệnh cao huyết áp có nên tiêm phòng vắc-xin Covid-19 hay không?
Người dân được tiêm vắc xin phòng Covid-19 thì nên tiêm càng sớm càng tốt, đừng kén chọn vắc xin hay lo ngại, trì hoãn tiêm.
Trong trường hợp của bạn, bạn có bệnh nền là cao huyết áp nhưng không rõ đã điều trị ổn định hay chưa. Nếu điều trị bệnh ổn định thì càng nên tiêm vắc-xin Covid-19 để tránh biến chứng nặng do Covid-19.
Ngoài ra, xin được nhấn mạnh, nhóm người mắc bệnh lý nền như cao huyết áp phải được ưu tiên tiêm vắc-xin Covid-19 để giảm tải bệnh nặng. Tốt nhất bạn nên gặp bác sĩ để được kiểm tra kỹ tình trạng bệnh lý để quyết định có tiêm được hay không.
Chúc bạn vui khỏe!
BS Trương Hữu Khanh (Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng I)
Nhận biết dấu hiệu huyết khối, giảm tiểu cầu sau tiêm vắc xin Covid-19 Tỷ lệ huyết khối sau tiêm vắc xin Covid-19 là hiếm gặp, cụ thể với AstraZeneca là 4,6/1 triệu liều tiêm thứ nhất, Pfizer/BioNTech là 0,2/1 triệu liều tiêm thứ nhất. Thời gian theo dõi sau tiêm vắc xin Covid-19 là 30 ngày - ẢNH: ĐẬU TIẾN ĐẠT Theo "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối...