Người bị viêm khớp có nên tập thể dục hay không?
Quan niệm lâu nay tin rằng những người mắc bệnh viêm khớp không nên tập thể dục. Nguyên nhân là việc tập luyện có thể khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây lại cho thấy kết quả rất khác.
Ảnh minh họa: Shutterstock
Không những người bệnh mà ngay cả nhiều bác sĩ cũng tin rằng tập luyện thể dục có thể khiến tình trạng viêm đau thêm nặng, đặc biệt là ở khớp gối, theo MSN.
Thế nhưng, một nghiên cứu mới đây công bố trên chuyên san British Journal of Sport Medicine đã cho thấy điều ngược lại. Các nhà khoa học ở Scotland đã phân tích 21 nghiên cứu khác nhau được thực hiện ở nhiều nước như Mỹ, Trung Quốc, Brazil, Thụy Điển.
Tất cả nghiên cứu này đều tập trung vào tìm hiểu hiệu quả của phương pháp tập luyện trị liệu với khớp gối ở những người bị viêm xương khớp hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh này.
Các hình thức tập luyện trong nghiên cứu rất đa dạng từ thời gian đến tần suất luyện. Các bài tập có thể diễn ra từ 1 đến 5 buổi/tuần, kéo dài liên tục từ 4 đến 48 tuần. Những loại bài tập chủ yếu gồm rèn luyện sức mạnh, thể thao dưới nước và sức bền.
Những đánh giá sức khỏe sau đó sẽ phân tích các dấu hiệu liên quan đến bệnh viêm xương khớp, chẳng hạn như độ dày, khối lượng của sụn và mức độ viêm.
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu phát hiện tập luyện thể dục, chơi thể thao không kích hoạt phản ứng viêm và tổn thương sụn ở đầu gối. Những kết luận cho rằng tập thể thao có thể gây hại cho sụn là dựa trên những thông tin sai lệch, tiến sĩ Alessio Bricca, tác giả nghiên cứu tại Đại học Aberdeen (Scotland), cho hay.
Những người bị viêm xương khớp ở đầu gối có thể yên tâm rằng việc tập luyện trị liệu theo hướng dẫn của các chuyên gia có thể giúp ngăn ngừa và điều trị triệu chứng của bệnh. Tập luyện dạng này là an toàn và có thể giúp cải thiện thành phần sụn, tiến sĩ Bricca nói.
Ngoài ra, ông cũng lưu ý là việc tập luyện trị liệu có thể gây cảm giác đau vào thời điểm ban đầu. Tuy nhiên, cảm giác này thường sẽ biến mất theo thời gian. Nếu cẩn thận, mọi người có thể tập luyện theo với cường độ nhẹ lúc đầu và tăng dần dần lên, theo MSN.
Theo Thanh niên
Tập tạ giúp giảm mỡ xấu xung quanh tim
Khi tập thể dục, bắt đầu ăn uống lành mạnh hơn và giảm vài cân, bạn có thể giảm được mỡ ở vùng bụng, nhưng có một loại giảm mỡ khác cũng quan trọng không kém - đó là giảm mỡ xung quanh tim.
Kết hợp tập tạ với chạy có thể là một mũi tên mạnh trúng hai đích.
Một nghiên cứu mới được công bố trên JAMA Cardiology gợi ý rằng tập sức mạnh có thể là một trong những cách tốt nhất để làm điều đó.
Đầu tiên, hãy điểm lại về giải phẫu: Bạn có hai loại mô mỡ chính của tim. Mô mỡ thượng tâm mạc (epicardial) bao quanh cơ tim và các động mạch vành. Mô mỡ ngoại tâm mạc (pericardial) nằm ngoài các mô thượng tâm mạc nói trên.
Mặc dù sát gần nhau, mỗi loại mô có các đặc tính khác nhau. Ví dụ, loại thượng tâm mạc có chung nguồn cung cấp máu với tim. Ngoại tâm mạc được tăng cường máu từ các mạch máu khác.
Do tiếp xúc trực tiếp với tim và có chung nguồn cung cấp máu, mô mỡ thượng tâm mạc liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Người ta còn ít biết về những nguy cơ liên quan đến mỡ ngoại tâm mạc, vì nó không tiếp xúc trực tiếp với tim, nhưng các chuyên gia tin rằng nó có thể ảnh hưởng đến chức năng mạch vành và tim theo cách gián tiếp hơn nhưng vẫn có ý nghĩa.
Điều này đưa chúng ta trở lại với nghiên cứu mới.
Các nhà nghiên cứu ở Đan Mạch đã thực hiện một thử nghiệm lâm sàng ngẫu hóa với 50 người bị béo bụng, để tìm hiểu xem liệu cả tập sức bền và tập kháng lực có ảnh hưởng đến mô mỡ thượng tâm mạc và ngoại tâm mạc hay không.
Những người tham gia được chia thành ba nhóm: tập cường độ cao ngắt quãng (HIIT) 3 lần/tuần, tập kháng lực /sức mạnh 3 lần/tuần hoặc không tập. Chương trình diễn ra trong 12 tuần.
Cả hai nhóm tập thể dục đều có VO2 max tốt hơn, trong khi chỉ có nhóm tập kháng lực tăng sức mạnh. Những người trong nhóm tập sức bền và kháng lực cũng giảm đáng kể mô mỡ thượng tâm mạc lần lượt là 32% và 24%.
Còn đối với mỡ ngoại tâm mscj? Tập sức bền không có tác dụng gì đối với nó, nhưng tập kháng lực thì có: Những người tham gia trong nhóm đã giảm được 32% loại mỡ này ở tim.
Tuy các phát hiện đáng phấn khởi, thì còn quá sớm để biến nghiên cứu này thành các hướng dẫn lâm sàng cụ thể, theo tác giả nghiên cứu chính, TS. Regitse Hjgaard Christensen, Bệnh viện Đại học Copenhagen.
Nhưng, nghiên cứu này rất đáng quan tâm vì nó cung cấp bằng chứng mới cho thấy các loại bài tập khác nhau có thể ảnh hưởng đến mô mỡ tim theo những cách khác nhau, đặc biệt là không đi kèm với bất kỳ thay đổi nào về chế độ ăn.
Việc giảm cả hai loại mỡ tim được thấy khi tập luyện kháng lực chứ không phải khi tập sức bền là một bất ngờ.
Một lý do có thể là tập kháng lực kích thích khối cơ nhiều hơn và tăng chuyển hóa cơ bản, hay số calo cần thiết để giữ cho cơ thể hoạt động khi nghỉ ngơi. Và cơ nhiều hơn có nghĩa là đốt cháy nhiều calo hơn trong một thời gian dài sau khi tập. Có thể điều này hoạt động như một chiếc chảo làm tam mỡ ở tim được đặt trên lửa nhỏ.
Tuy nhiên, chiến lược tốt nhất là kết hợp cả hai ở một mức độ nào đó trên cơ sở nhất quán - một mặt, tập sức bền cho thấy sự gia tăng nhiều hơn đáng kể trong giảm mỡ thượng tâm mạc, nhưng tập kháng lực, giảm cả hai loại mỡ, cũng tăng sức mạnh.
Thông điệp ở đây là mọi người nên có động lực để tham gia vào bất kỳ loại hình tập thể dục nào như một biện pháp phòng ngừa, vì mô mỡ tim là một yếu tố nguy cơ tim mạch mới được phát hiện.
Cẩm Tú
Theo RW/Dân trí
Giá trị sức khỏe quý báu từ rau củ màu tím Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ cho thây, anthocyanin la chât giư săc tô mau tim cho môt sô loai rau, cu qua. Không nhưng thê, chât nay cung mang lai nhiêu lơi ich thân ky cho sưc khoe. Rau cu qua mau tim mang lai nhiêu lơi ich cho sưc khoe. Anh: Pixabay. 1....