Người bị bệnh tim có nên tập thể dục không?
Đối với người mắc bệnh tim, chế độ nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý rất tốt cho sức khỏe của họ.
Thế nhưng, điều này không có nghĩa là người mắc bệnh tim không được phép tập thể dục.
Tập luyện đúng cách sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho tim và sức khỏe tổng thể. Ngay cả với những người mắc bệnh tim, phải đối mặt với nguy cơ ngừng tim cao hơn bình thường thì vẫn cần phải tập thể dục, theo Medical Xpress.
“Những người mà tim họ đã bị tổn thương và hoạt động yếu đi thì tập thể dục vẫn rất quan trọng, giúp cải thiện cuộc sống”, ông Elijah Behr, bác sĩ tim mạch tại bệnh viện Mayo Clinic Healthcare (Anh), giải thích.
Điều quan trọng với những người mắc bệnh tim khi tập thể dục là phải cẩn thận, đảm bảo tập luyện một cách an toàn để tránh khiến bệnh tim của họ thêm nặng, bác sĩ Behr nói thêm.
Cần lưu ý gì khi tập?
Tập luyện thể dục phù hợp mang lại nhiều lợi ích cho tim mạch và sức khỏe tổng thể. Ảnh SHUTTERSTOCK
Vấn đề tim mạch đang gặp sẽ quyết định mức độ tập luyện. Ví dụ, nếu một người đang mắc động mạch vành, tức là động mạch của họ bị xơ hóa hoặc tắc nghẽn do mảng bám cholesterol, thì tập luyện quá sức có thể gây đau ngực và tiềm ẩn rủi ro khi tập.
Mặt khác, người mắc bệnh tim nhưng tình trạng của họ không có gì nguy hiểm khi tập, chẳng hạn chỉ bị vấn đề về nhịp tim, thì hoàn toàn có thể tập nhiều và với cường độ cao hơn, bác sĩ Behr giải thích.
Có thể tập những bài nào?
Người mắc bệnh tim có thể tập các bài cardio như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, thậm chí làm vườn cũng là tập luyện. Các bài cardio thực sự tốt cho sức khỏe và tiên lượng của họ. Tuy nhiên, cường độ và thời gian tập phải phù hợp với tình trạng bạn và hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập.
Video đang HOT
Đặc biệt, với những người mà việc tập luyện có thể ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh tình thì cần phải tránh các môn cường độ cao, đòi hỏi sức bền lớn hoặc có đối kháng.
Cần làm gì để giảm nguy cơ ngừng tim khi tập?
Để tối đa hóa lợi ích tập luyện, giảm nguy cơ ngừng tim thì người bệnh cần tránh tập cường độ quá cao, kéo dài hoặc các môn thể thao đối kháng.
Nếu trong lúc tập mà cảm thấy bị đau tức ngực, khó thở, tim đập mạnh hoặc chóng mặt thì cần phải ngừng tập ngay và đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, theo Medical Xpress.
Dấu hiệu nhận biết cơn đột quỵ thoáng qua
Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong thứ hai trên thế giới, và cũng gây ra rất nhiều trường hợp tàn tật suốt đời
Đôi khi, mọi người không chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ, sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Một trong những dấu hiệu của cơn đột quỵ thực sự là đột quỵ thoáng qua, theo India.
Đột quỵ thoáng qua thường không làm tổn thương tế bào não hoặc gây tàn tật vĩnh viễn, nhưng là dấu hiệu cảnh báo sớm cơn đột quỵ nghiêm trọng sắp xảy đến. SHUTTERSTOCK
Nguyên nhân gây đột quỵ thoáng qua
Nếu dòng máu đến não, tủy sống hoặc võng mạc bị cắt trong thời gian ngắn dưới 5 phút sẽ gây ra tình trạng đột quỵ thoáng qua.
Đột quỵ thoáng qua thường không làm tổn thương tế bào não hoặc gây tàn tật vĩnh viễn, nhưng là dấu hiệu cảnh báo sớm cơn đột quỵ nghiêm trọng sắp xảy đến. Khoảng 1 trong 3 người bị đột quỵ thoáng qua sẽ gặp cơn đột quỵ nghiêm trọng trong vòng 48 giờ, cũng có trường hợp muộn hơn, trong vòng 1 năm, theo Mayo Clinic.
Sự khác biệt giữa đột quỵ thoáng qua và đột quỵ
Khi một động mạch cung cấp máu cho não bị tắc nghẽn do cục máu đông, nó gây ra tình trạng thiếu oxy dẫn đến đột quỵ thoáng qua. Sự tắc nghẽn tạm thời trong đột quỵ thoáng qua thường qua nhanh và mau khỏi. Nhờ đó, lưu lượng máu lên não nhanh chóng bình thường trở lại.
Ngược lại, trong một cơn đột quỵ nghiêm trọng, não bị thiếu oxy trong thời gian dài hơn. Điều này sẽ gây tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong, theo India.
Các dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo
Các triệu chứng của đột quỵ thoáng qua tương tự như đột quỵ, bao gồm:
Xệ mặt: Mặt, mắt hoặc miệng có thể bị xệ sang một bên, hoặc khó khăn khi cười.
Vấn đề trong khi nói: Nói ngọng, nói khó hiểu hoặc không hiểu lời người khác nói.
Yếu tay chân: Có thể bị yếu hoặc tê bì chân tay, không thể giơ tay lên cao hoặc giữ cánh tay.
Ngoài ra, có thể gặp vấn đề về cân bằng và phối hợp, mất thị lực hoặc thị lực mờ tạm thời, không thể cử động một bên của cơ thể, chóng mặt, lú lẫn và khó hiểu người khác, theo India.
Đột quỵ nghiêm trọng thường gây tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong. Ảnh SHUTTERSTOCK
Các triệu chứng của đột quỵ thoáng qua thường chỉ kéo dài vài phút, thường là dưới 15 phút, nhưng có thể kéo dài đến 24 giờ.
Vì các dấu hiệu và triệu chứng tức thì của đột quỵ thoáng qua và đột quỵ là giống nhau, nên điều quan trọng là phải tìm kiếm sự chăm sóc khẩn cấp ngay lập tức.
Các yếu tố rủi ro
Ngoài những yếu tố như tuổi tác và tiền sử gia đình, nói chung phụ nữ có nguy cơ đột quỵ cao hơn nam giới.
Các tình trạng như béo phì, bệnh động mạch cảnh, cao huyết áp, mỡ máu cao, tiểu đường và bệnh về tim đều có thể làm tăng tỷ lệ đột quỵ.
Hút thuốc, uống rượu quá mức, ăn thức ăn nhiều cholesterol có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Thay đổi lối sống
Để ngăn ngừa đột quỵ, cần phải thực hiện một số thay đổi thói quen sống, bao gồm:
Bỏ hút thuốc và tránh khói thuốc.
Theo một chế độ ăn uống lành mạnh và bổ dưỡng, gồm nhiều trái cây tươi và rau quả.
Hạn chế lượng muối và chất béo ăn vào
Tập thể dục thường xuyên
Duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng
Thực hiện lời khuyên hoặc kế hoạch điều trị kịp thời đối với bệnh tim, tiểu đường và các bệnh khác, theo India.
Mỡ máu cao: Chỉ cần làm điều này vài phút mỗi ngày Nếu bạn bị mỡ máu cao, hãy làm điều sau đây chỉ vài phút mỗi ngày. Tập thể dục đều đặn có thể giúp giảm đến 24% mức chất béo trung tính. Ảnh SHUTTERSTOCK Bị mỡ máu cao (cholesterol cao) chúng ta phải cẩn trọng, đặc biệt nếu bạn không biết chắc chính xác nó sẽ dẫn đến hậu quả cho cơ thể...