Người bệnh ung thư nên làm gì khi phát hiện có triệu chứng của Covid-19?
Diễn biến dịch Covid-19 đang rất phức tạp, bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc Covid-19, bệnh nhân ung thư cũng không ngoại lệ.
Vậy khi phát hiện bản thân có triệu chứng mắc Covid-19, người bệnh cần làm gì?
Theo Bộ Y tế, bất kể đối tượng nào, người khỏe mạnh hay người bệnh mãn tính, bệnh nhân ung thư, khi phát hiện bản thân có các triệu chứng cảnh báo Covid-19, cần thực hiện ngay 7 bước dưới đây:
- Đeo khẩu trang và tự cách ly ở một phòng riêng, thoáng khí hoặc ở một vị trí trong nhà, giữ khoảng cách với mọi người ít nhất 2 mét.
- Gọi điện cho đường dây nóng của cơ quan y tế địa phương hoặc của Bộ Y tế (số điện thoại 19009095) để được tư vấn, hướng dẫn phù hợp với tình hình địa phương nơi bệnh nhân sinh sống.
- Che kín mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khủyu tay áo, hoặc khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy; Thải bỏ khẩu trang, khăn giấy sau khi sử dụng vào thùng rác có nắp đậy kín hoặc vào túi và buộc kín miệng.
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng đặc biệt sau khi ho, hắt hơi, sau khi thải bỏ khẩu trang, khăn giấy.
- Sử dụng riêng đồ dùng cá nhân như cốc uống nước, bát đũa…
- Hạn chế sử dụng phương tiện công cộng; không đến chỗ đông người, nơi làm việc, trường học.
Video đang HOT
- Thông báo với người sử dụng lao động, nhà trường và những người liên quan.
Triệu chứng mắc Covid-19
Các triệu chứng điển hình nhất của Covid-19 gồm: Sốt, ho, đau họng, mất vị giác/khứu giác, đau cơ, đau đầu.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể có chảy mũi, ngạt mũi hoặc tiêu chảy. Các biểu hiện ban đầu khá nhẹ nhàng. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, nếu có các triệu chứng trên, nên gọi nhân viên y tế để được tư vấn, xét nghiệm.
Tại Hà Nội, nhiều ca Covid-19 được phát hiện nhờ sàng lọc cộng đồng, bệnh nhân có biểu hiện ho, sốt, đau đầu… chủ động đến viện khám, được phát hiện dương tính SARS-CoV-2.
Tại Việt Nam, theo thống kê của Tiểu ban điều trị, Bộ Y tế, trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị khoảng 57% chưa có triệu chứng lâm sàng, gần 30% có triệu chứng lâm sàng nhẹ, khoảng 5% biểu hiện lâm sàng ở mức trung bình, còn lại là các trường hợp nặng, nguy kịch.
Bệnh nhân ung thư có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 cao hơn so với người không mắc bệnh ung thư. Người bệnh ung thư (đặc biệt là ung thư phổi) đang hoặc vừa được điều trị phẫu thuật hay hóa chất, khi nhiễm SARS-CoV-2 có nguy cơ gặp biến cố lâm sàng nặng cao hơn người không ung thư.
Vì thế, bệnh nhân ung thư/đã từng mắc ung thư nên thực hiện 5K, tiêm vắc xin, tăng cường dinh dưỡng, sức khỏe… để giảm nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2.
Trong mùa dịch Covid-19, để phòng nguy cơ mắc bệnh, người bệnh ung thư cần tránh đến nơi đông người; chủ động đeo khẩu trang khi đến bệnh viện và những nơi đông người; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước (trong 20 giây) hoặc bằng dung dịch vệ sinh tay khô có ít nhất 60% cồn; Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng….
Cùng với đó, người bệnh cần được chăm sóc dinh dưỡng tích cực để duy trì sức khỏe, tăng cường miễn dịch vừa điều trị bệnh ung thư vừa phòng ngừa dịch bệnh. Bệnh nhân ung thư cũng nên đăng kí tiêm phòng vắc xin Covid-19 để giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm nguy cơ diễn biến nặng nếu không may mắc Covid-19.
Lưu ý khi uống nước sả, gừng trong mùa dịch COVID-19
Cho đến nay, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy chanh, sả, gừng, tỏi có tác dụng điều trị, tiêu diệt SARS-CoV-2.
Dịch COVID-19 đang rất phức tạp tại nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước. Hiện có nhiều thông tin lan truyền trên mạng liên quan việc sử dụng những thực phẩm như chanh, gừng, sả, tỏi có thể điều trị, tiêu diệt SARS-CoV-2. Tuy nhiên, những thông tin trên là không có cơ sở khoa học.
Không nên dùng quá nhiều
Uống hỗn hợp nước ấm, chanh, sả, gừng có thể giúp cải thiện sức khỏe và giúp tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, chúng ta nên tiêu thụ ở mức độ vừa phải chứ không nên lạm dụng. Riêng đối với một số trường hợp có bệnh nền, trước khi sử dụng hỗn hợp này phải hỏi ý kiến bác sĩ.
Uống hỗn hợp nước ấm, chanh, sả, gừng có thể giúp cải thiện sức khỏe và giúp tăng cường sức đề kháng. Ảnh: NGUYÊN VÕ
Theo BS Phan Thanh Hải, Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM: trong sả có chứa tinh dầu, chúng có thể giúp giải cảm, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời, chúng cũng có thể giúp cải thiện đường tiêu hóa. Tinh dầu trong sả cũng có tác dụng sát trùng ở đường hô hấp trên (mũi, họng). Gừng cũng có hiệu quả trong điều trị một số triệu chứng của bệnh đường tiêu hóa.
Đối với những người có sức khỏe bình thường có thể dùng hỗn hợp sả, gừng nấu để uống, súc miệng hoặc xông hàng ngày. Tuy nhiên, đối với những người có bệnh đang phải uống thuốc để điều trị, nếu muốn uống hỗn hợp này thì cần hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.
"Mỗi ngày chúng ta có thể sử dụng khoảng 6 gram gừng tươi, và khoảng 20 gram sả tươi. Đối với những người không có bệnh lý thì mỗi ngày có thể uống hỗn hợp sả, gừng và nước ấm để tăng sức đề kháng. Những trường hợp có bệnh đang cần điều trị, nếu muốn uống thì cần hỏi ý kiến bác sĩ.
Mặc dù hỗn hợp sả, gừng có một số công dụng nhất định, nhưng chúng ta không nên lạm dụng chúng quá nhiều. Đối với những người muốn giúp tiêu hóa tốt, chúng ta có thể uống hỗn hợp này sau bữa ăn trưa hoặc sau bữa ăn tối. Những người muốn tốt cho đường hô hấp thì có thể uống buổi sáng một lần và buổi chiều một lần"- bác sĩ Hải chia sẻ.
Mùa dịch nên ăn uống thế nào đề tăng sức đề kháng?
Trên một số trang mạng xã hội lan truyền thông tin sả tươi, củ gừng, tỏi,... có thể tiêu diệt virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho rằng các những thông tin này không có cơ sở.
Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy chanh, sả, gừng, tỏi có tác dụng điều trị, tiêu diệt SARS-CoV-2. Ảnh: NGUYÊN VÕ
Theo BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, cho đến nay, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy chanh, sả, gừng, tỏi có tác dụng điều trị, tiêu diệt SARS-CoV-2.
Để tăng sức đề kháng cho cơ thể trong mùa dịch, BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp khuyến cáo chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và phù hợp:
"Chúng ta cần cung cấp đủ cho cơ thể đầy đủ năng lượng, đủ chất đạm, chất bột đường, không ăn quá nhiều chất béo. Bên cạnh đó, cần bổ sung những thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng có thể hỗ trợ, nâng cao chất đề kháng như: vitamin A, vitamin D, vitamin C, kẽm, sắt, selen,...Ngoài ra, chúng ta cần bổ sung nhiều rau, củ, ưu tiên chọn những loại có màu xanh, vàng,...đồng thời, cần phải uống đủ nước...", bác sĩ Diệp khuyến cho biết.
Ngoài việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, chúng ta cần tuân thủ nghiêm túc theo khuyến cáo 5K (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế) của Bộ Y tế. Đồng thời, chúng ta nên: ngủ đủ giấc, rửa tay đúng cách, tập thể dục...
TPHCM: Lượng máu, tiểu cầu tại Bệnh viện Chợ Rẫy cạn kiệt vì dịch Covid-19 Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, công tác tiếp nhận máu và tiểu cầu từ nguồn hiến tình nguyện bị ảnh hưởng nghiêm trọng, lượng tiểu cầu dự trữ tại Bệnh viện Chợ Rẫy chỉ còn vỏn vẹn 13 đơn vị. Ngày 21/7, Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy cho biết, công tác tiếp nhận máu và tiểu cầu từ nguồn hiến tình...