Người bệnh tiểu đường sẽ không cần tiêm insulin nhờ loại thuốc mới
Hàng triệu bệnh nhân tiểu đường trên khắp thế giới sẽ tránh được cảm giác đau đớn khi phải tiêm insulin mỗi ngày. Các nhà khoa học đã phát minh ra loại thuốc viên có thể đưa insulin vào cơ thể thông qua đường uống.
Sắp tới, người bệnh tiểu đường có thể không cần tiêm insulin nhờ loại thuốc viên nhộng mới – Ảnh minh họa: Shutterstock
Insulin là loại thuốc cực kỳ quan trọng giúp ổn định đường huyết ở người tiểu đường. Hiện tại, bệnh nhân tiểu đường phải đưa insulin vào cơ thể bằng cách tiêm. Phương pháp này gây đau và đặc biệt đáng sợ với người ghét kim tiêm, theo Daily Mail.
Việc bổ sung insulin bằng đường uống lại rất khó khăn. Muốn cơ thể hấp thụ insulin, viên thuốc phải đi qua dạ dày và vào đến ruột non.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các loại chất liệu để bào chế vỏ ngoài viên thuốc hiện giờ đều dễ phân rã khi vào đến dạ dày. Insulin sẽ mất tác dụng khi tiếp xúc với a xít dạ dày.
Nhưng mọi thứ giờ đã thay đổi. Các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) đã tạo ra thành công loại viên nhộng có lớp vỏ bền hơn, đủ để chịu được môi trường a xít trong dạ dày. Nhờ đó, viên nhộng chứa insulin có thể đi qua dạ dày, vào đến ruột non.
Viên nhộng insulin được các nhà khoa học tạo ra có kích thước dài 3 cm. Họ đã thử nghiệm thành công trên lợn. Phát minh mới đã nhận được nhiều lời khen ngợi, được đánh giá là thú vị và mang lại lợi ích thiết thực cho hàng triệu người bệnh tiểu đường, theo Daily Mail.
Lớp ngoài cùng của viên nhộng được làm nằng chất poly (methacrylic acid-co-ethyl acrylate). Chất này có thể chịu được môi trường a xít trong dạ dày. Khi viên nhộng đi đến ruột non, nó sẽ vỡ ra và để lộ thiết bị tiêm thuốc bên trong. Thiết bị nhỏ này sẽ bám vào thành ruột và đưa thuốc vào máu bằng các mũi tiêm siêu nhỏ có chiều dài khoảng 1 mm.
Trong môi trường tiêu hóa, thiết bị này cũng sẽ phân rã sau vài giờ. Nó hoàn toàn không gây bất kỳ nguy cơ nào cho ruột. Thử nghiệm được thực hiện trên lợn, giúp đưa vào cơ thể chúng một lượng insulin tương đương với khi tiêm.
Sắp tới, các nhà khoa học sẽ thử nghiệm loại viên nhộng insulin trực tiếp trên người. Trong tương lai, họ tin rằng phương pháp này có thể áp dụng để đưa nhiều loại thuốc khác vào cơ thể mà không cần kim tiêm, chẳng hạn như các loại hoóc môn và enzyme, theo Daily Mail.
Theo Thanh niên
Nguy hiểm tính mạng vì dùng sai bơm tiêm insulin
ThS.BS Võ Tuấn Khoa - Khoa Nội tiết Bệnh viện Nhân dân 115 khuyến cáo bệnh nhân đái tháo đường cần hết sức lưu ý khi tiêm insulin vì nếu dùng sai bơm tiêm có thể gây ra hạ đường huyết nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Chiều ngày nhập viện, người nhà tự ý mua bơm tiêm 10 ml (loại thông thường) tại nhà thuốc và tiêm cho bệnh nhân 8 ml insulin trong lọ. Sau đó, bệnh nhân cảm giác mệt mỏi và lơ mơ, được đưa nhập viện Bệnh viện Nhân dân 115 trong tình trạng tri giác lơ mơ.Trường hợp của nữ bệnh nhân H.T.V, 81 tuổi, ở Long An được điều trị tại khoa Nội tiết Bệnh viện Nhân dân 115 vừa qua là một ví dụ điển hình. Bệnh nhân H.T.V mắc đái tháo đường kèm tăng huyết áp và nhồi máu não 10 năm nay, điều trị tại địa phương. Cách nhập viện 1 ngày, bệnh nhân đi khám bệnh định kỳ và bác sĩ phát hiện bệnh nhân có suy giảm chức năng thận nên tạm ngưng các thuốc hạ đường huyết uống và chỉ định tiêm insulin theo toa (lọ insulin có hàm lượng 100 đơn vị/1ml và tiêm dưới da ngày một lần vào buổi chiều, liều 15 đơn vị). Đây là lần đầu tiên bệnh nhân được chích insulin nên bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân và người nhà đến nơi hướng dẫn tiêm insulin tại bệnh viện nhưng người nhà từ chối vì ngại chờ đợi.
Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán hạ đường huyết nặng do dùng quá liều insulin cực lớn. Bệnh nhân được được tiêm tĩnh mạch dung dịch Glucose 30% và tiếp tục duy trì Glucose 10% vài ngày sau. Sau 5 ngày điều trị, bệnh nhân hồi phục hoàn toàn, không để lại di chứng.
Các bác sĩ lưu ý bệnh nhân đái tháo đường cần hết sức lưu ý để sử dụng đúng loại bơm tiêm insulin
ThS.BS Võ Tuấn Khoa - Khoa Nội tiết Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết, đây là trường hợp hạ đường huyết nghiêm trọng ở người bệnh đái tháo đường mới sử dụng insulin. Bệnh nhân tiêm quá liều insulin cực lớn (800 đơn vị insulin/một lần tiêm, trong khi liều thông thường cao nhất 40 đơn vị/một lần tiêm) do dùng kiêm tiêm insulin sai.
Qua tình huống trên, bác sĩ Võ Tuấn Khoa khuyến cáo, tất cả bệnh nhân đái tháo đường khi được chỉ định dùng insulin thì bác sĩ hay nhân viên y tế nên dành thời gian hướng dẫn cho bệnh nhân hay người nhà cách thức tự tiêm insulin. Nếu điều kiện cho phép, nên dùng insulin dưới dạng bút tiêm insulin với ưu điểm dễ sử dụng, ít đau, định liều chính xác cho bệnh nhân.
Trường hợp phải dùng insulin trong lọ, bệnh viện hay phòng khám nên cung cấp ống kim tiêm insulin phù hợp thay vì bệnh nhân phải mua kim insulin có thể tiềm ẩn rủi ro không đúng loại kim. Với lọ insulin hàm lượng 100 đơn vị/1ml thì nên mua kim insulin loại 100 đơn vị/1ml, còn lọ insulin hàm lượng 40 đơn vị/1ml thì nên mua kim insulin loại 40 đơn vị/1ml.
Mai Phương
Theo petrotimes
Máy đo đường huyết: Chỉ kẹp trên tai, không cần lấy máu Thiết bị nhỏ kẹp trên dái tai do một nhà khoa học Nga phát triển giúp đo nồng độ đường trong máu qua mức độ máu đi qua mao mạch hấp thụ ánh sáng, loại trừ việc lấy máu gây đau đớn cho bệnh nhân. Máy đo đường huyết độc đáo nhỏ xíu kẹp trên dái tai - Ảnh : annNIGM Theo IA...