Người bệnh tiểu đường phải làm gì để tránh các biến chứng?
Người bệnh tiểu đường cần kiểm tra lượng đường trong máu, ăn uống điều độ, vận động và uống thuốc đầy đủ.
Thật nguy hiểm là đột quỵ dễ xảy ra ở người mắc bệnh tiểu đường – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Điều này sẽ cứu được người bệnh, bởi vì có thể giúp họ tránh được những biến chứng nguy hiểm không ngờ tới.
Theo sát kế hoạch điều trị để có thể giúp làm chậm hoặc ngăn ngừa hoàn toàn những biến chứng nguy hiểm này, theo WebMD.
1. Đột quỵ
Thật nguy hiểm là điều này xảy ra thường xuyên hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường, và cũng có xu hướng xảy ra ở độ tuổi trẻ hơn.
Đột quỵ xảy ra khi một trong những mạch dẫn máu đến não bị yếu, bị thương hoặc bị tắc nghẽn. Khi mô não không nhận đủ máu, nó có thể bị tổn thương vĩnh viễn trong vòng vài phút.
Có thể làm gì để ngăn ngừa đột quỵ?
Theo dõi lượng đường trong máu, cholesterol và huyết áp.
Tập thể dục, giữ cân nặng hợp lý và quan trọng nhất là tránh khói thuốc.
2. Bệnh tim
Video đang HOT
Các mạch máu bị hư hại do bệnh tiểu đường khiến tim phải làm việc thêm rất nhiều.
Và những người mắc bệnh có nhiều khả năng bị thừa cân hoặc huyết áp cao và cholesterol cao. Tất cả những điều đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim nghiêm trọng, theo WebMD.
Đó là lý do tại sao người bệnh cần phải tập thể dục, ăn uống lành mạnh, kiểm tra cholesterol và huyết áp thường xuyên, và tránh xa khói thuốc.
3. Bệnh thận
Đường huyết cao khiến các bộ lọc của thận làm việc quá mức, dẫn đến ngừng hoạt động – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Thận chứa đầy các mạch máu nhỏ giúp lọc chất thải. Đường huyết cao khiến các bộ lọc này làm việc quá mức. Theo thời gian, chúng có thể gặp vấn đề và ngừng hoạt động.
Càng kiểm soát tốt lượng đường trong máu và huyết áp, càng tránh được biến chứng bệnh thận.
Ngay cả khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh thận, điều quan trọng vẫn là kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
Và những biến chứng có thể dẫn đến những tổn hại nghiêm trọng như:
Suy giảm thị lực
Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến bệnh tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể và bệnh võng mạc tiểu đường.
Tất cả những tình trạng này có thể làm cho thị lực kém đi và thậm chí dẫn đến mù lòa.
Khi nhận thấy thị lực của mình mờ dần, có thể mắt đã bị tổn thương nghiêm trọng. Vì vậy, hãy đi khám mắt thường xuyên, theo WebMD.
Cắt bỏ chân
Bệnh tiểu đường làm tổn thương các dây thần kinh ở bàn chân khiến người bệnh ít nhận biết chân bị thương hoặc nhiễm trùng.
Tình trạng này cũng có thể khiến máu khó lưu thông ở khu vực đó.
Tất cả những vấn đề này cuối cùng có thể gây hại đến mức phải cắt bỏ ngón chân hoặc bàn chân.
Bỏ thuốc lá và tập thể dục để giảm các vấn đề này.
Ngoài ra, hãy kiểm tra bàn chân hằng ngày, giữ chân sạch sẽ và giữ ẩm và bảo vệ đôi chân.
Ngoài ra, bệnh tiểu đường còn gây nhiều biến chứng gây tổn hại đến sức khỏe người bệnh khác, gồm:
Vấn đề về tiêu hóa
Viêm nhiễm thường xuyên
Các vấn đề về tình dục
Bệnh nướu răng và sâu răng
Dây thần kinh bị tổn thương
Bệnh về da
Sai lầm khiến bệnh nhân tiểu đường bị hôn mê gan
Người đàn ông bị tiểu đường nhưng không dùng thuốc đúng giờ, ăn uống thất thường. Ông phải nhập viện do biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này.
Theo thông tin từ phòng Công tác Xã hội, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng, bệnh nhân là H.D.C., nam, 46 tuổi, trú tại huyện Hòa An, Cao Bằng. Ông C. nhập viện ngày 4/4 trong tình trạng nặng, tinh thần lơ mơ, kích thích vật vã.
Ông từng được khám và chẩn đoán mắc đái tháo đường type II. Trước khi vào viện 2 ngày, bệnh nhân uống rượu nhiều, ăn uống thất thường, dùng thuốc không đúng giờ và có biểu hiện đi ngoài phân đen, lỏng nhiều lần, nôn thức ăn lẫn máu đen.
Sau khi nhập viện cấp cứu, người đàn ông này được chẩn đoán hôn mê gan trên nền đái tháo đường type II. Sau khi xử trí cấp cứu, bệnh nhân hiện qua cơn nguy kịch và tỉnh táo.
Bệnh nhân được bác sĩ khoa Cấp cứu điều trị sau khi nhập viện. Ảnh: BVCC.
Bác sĩ Nông Thị Bích Huệ, khoa Cấp cứu, cho biết: "Bệnh nhân mắc đái tháo đường type II nhưng không tuân thủ phác đồ điều trị, đặc biệt còn sử dụng rượu, bia quá nhiều dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, tiêu chảy, mất nước, tăng lượng đường huyết đột ngột".
Qua đây, bác sĩ Huệ khuyến cáo các bệnh nhân đang điều trị đái tháo đường cần xây dựng chế độ ăn hợp lý, tập thể dục thường xuyên, sử dụng thuốc đúng giờ, liều lượng và khám định kỳ theo lịch hẹn. Đặc biệt, bệnh nhân không nên sử dụng rượu, bia do sẽ khiến tình trạng nặng hơn.
"Rượu, bia khi vào cơ thể tạo điều kiện thuận lợi để mạch máu xuất hiện các cục máu đông, không lưu thông như bình thường. Ngoài ra, loại đồ uống này có thể làm mức đường huyết tăng hoặc giảm tùy lượng nạp. Tuy nhiên, một số loại thuốc điều trị tiểu đường làm giảm mức đường huyết bằng kích thích tuyến tụy tiết insulin. Khi kết hợp uống thuốc với rượu, bia, cơ thể có khả năng hạ đường huyết nghiêm trọng hoặc sốc insulin, phải cấp cứu", bác sĩ Huệ giải thích.
Vị chuyên gia này cũng khuyên chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát lượng đường, tinh bột phù hợp, đồng thời giảm muối, chất béo. Thay vào đó, bệnh nhân tiểu đường cần bổ sung chất xơ và vitamin.
Ngoài ra, các bệnh nhân đái tháo đường cũng cần tăng vận động, qua đó đẩy lùi biến chứng tim mạch, giảm đường huyết và tính kháng insulin. Việc giữ trọng lượng cơ thể ở mức vừa phải cũng giúp các bệnh nhân ngăn ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả.
Căn bệnh nhạc sĩ Phú Quang mắc phải nguy hiểm sao? Hiện các nghệ sĩ và khán giả vô cùng lo cho sức khỏe của nhạc sĩ Phú Quang. Căn bệnh nhạc sĩ Phú Quang mắc phải nguy hiểm và tỷ lệ mắc ngày càng cao, thậm chí nhiều người độ tuổi 25-30 mắc bệnh mà không biết. Biến chứng nguy hiểm từ bệnh tiểu đường Nhạc sĩ Phú Quang sinh năm 1949 nổi...