Người bệnh gì không nên ăn bánh Trung thu?
Bánh Trung thu mang nhiều hương vị hấp dẫn nhưng không phải thích hợp với mọi người.
Ảnh minh họa: Internet
Những người bản thân mắc một số nhóm bệnh được khuyến cáo không nên ăn nhiều bánh Trung Thu bởi việc tiêu thụ quá nhiều bánh có thể gây nguy hại cho sức khỏe.
1. Người mắc bệnh tiểu đường
Với người bị tiểu đường, điều quan trọng hơn cả là thực đơn ăn uống kiểm soát lượng đường trong máu. Đường và chất béo trong bánh Trung thu nói chung rất cao, khi ăn quá nhiều bánh Trung thu, lượng đường trong máu sẽ tăng, lượng chất béo hấp thu vào cơ thể cũng quá nhiều. Nếu không muốn bỏ lỡ chiếc bánh cùng gia đình trong dịp lễ, người bệnh nên giảm lượng tinh bột và dầu ăn trong các bữa ăn còn lại trong ngày để cân bằng chế độ dinh dưỡng.
Người mắc sỏi mật, túi mật khi ăn quá nhiều bánh trung thu có thể dẫn tới viêm tụy cấp tính, có thể dẫn tới tử vong trong thời gian ngắn. Vì vậy, nếu không cần thiết, người mắc bệnh này cần cố gắng không ăn bánh trung thu.
Người mắc sỏi mật, túi mật khi ăn quá nhiều bánh trung thu có thể dẫn tới viêm tụy cấp tính, có thể dẫn tới tử vong trong thời gian ngắn nên không nên ăn bánh trung thu (Ảnh minh họa)
3. Người có hệ tiêu hóa kém
Với những người có khả năng tiêu hóa và hấp thụ kém, ăn quá nhiều bánh Trung thu có thể làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, gây khó tiêu, tiêu chảy và các bệnh liên quan khác.
4. Trẻ sơ sinh và người cao tuổi
Trẻ nhỏ và người già đều có cơ quan tiêu hóa hoặc chưa hoàn thiện, hoặc dễ bị thương tổn vì vậy sẽ rất khó khăn để chịu đựng lượng đường và chất béo quá cao trong bánh Trung thu. Nhóm đối tượng này nếu ăn quá nhiều bánh Trung thu không những không hấp thụ chất dinh dưỡng mà còn gây nhiều nguy cơ cho sức khỏe.
5. Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng
Hàm lượng chất béo trong bánh Trung thu khá cao đòi hỏi hệ thống tiêu hóa phải sinh nhiệt và sản xuất lượng axit lớn. Với những người bị viêm loét dạ dày, tá tràng, đây thật sự là một tin không hay.
Video đang HOT
6. Người bị cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch vành
Với người đang điều trị mỡ máu, bánh Trung thu không phải là món ăn được khuyến khích. Đường và chất béo trong bánh có thể làm tăng mức độ thiếu máu cục bộ cơ tim, thậm chí gây nhồi máu cơ tim.
Hàm lượng chất béo trong bánh Trung thu khá cao đòi hỏi hệ thống tiêu hóa phải sinh nhiệt và sản xuất lượng axit lớn. Với những người bị viêm loét dạ dày, tá tràng, đây thật sự là một tin không hay. (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, trứng muối có trong nhân bánh thường chứa lượng cholesterol lên tới 600 – 1.500 mg, vượt qua mức 400 mg hàng ngày được khuyến nghị cho những người bị tăng huyết áp, mỡ máu và tim mạch vành. Ăn nhiều bánh Trung thu có thể làm các biểu hiện bệnh thêm trầm trọng.
7. Người thừa cân, béo phì
Trung bình một chiếc bánh tròn cỡ 10×4 cm cung cấp 800-1.200 calo (càng nhiều lòng đỏ trứng, năng lượng càng cao), 5-12 g protein, 60-90 g cacbohydrat và 30-45 g chất béo. Một mẩu bánh trung thu nhân trứng muối nặng 60 g cung cấp khoảng 200 calo. Một phụ nữ cân nặng 55 kg cần đi bộ một giờ để đốt cháy phần năng lượng này.
8. Người bị viêm da, mụn trứng cá
Những người thường xuyên bị viêm da, mụn trứng cá và các bệnh về da khác cũng không nên ăn quá nhiều bánh Trung thu. Thành phần quá nhiều chất béo có thể làm tăng bài tiết của tuyến bã nhờn, khiến các bệnh lý về da thêm trầm trọng.
9. Người đang mang thai
Phụ nữ mang thai ăn bánh trung thu cần lưu ý tuân thủ các quy định, những điều cần tránh khi ăn bánh trung thu bởi trong bánh trung thu có nhiều dưỡng chất không tốt cho mẹ bầu, hơn nữa lại chứa nhiều đường lượng đường trong bánh chủ yếu ở dạng hấp thu nhanh nên rất dễ gây tăng đường máu.
Hàm lượng cholesterol quá nhiều trong bánh không những gây tác động xấu đến bệnh tăng lipid máu, tim mạch và tiểu đường mà còn có thể ảnh hưởng tới thai nhi.
Theo Eva/Sức khỏe & Đời sống
Các bệnh không nên ăn gừng
Đối với một số người thì không nên ăn gừng cũng như làm gia vị bởi nó sẽ có tác hại đối với cơ thể.
Ảnh minh họa: Internet
Thức ăn và nước uống có pha chút gừng sẽ làm tăng cảm giác ngon miệng và giúp cải thiện tâm trạng. Các vị thuốc dân gian cũng như hiện đại pha gừng có tác dụng cải thiện quá trình trao đổi chất, làm sạch cơ thể khỏi các độc tố và các gốc tự do, giúp làm giảm cân.
Gừng còn có nhiều lợi ích khác nữa. Song cũng có những trường hợp chống chỉ định đối với việc sử dụng gừng.
Vì vậy khi dùng gừng hoặc rễ gừng để chữa bệnh cũng nên tìm hiểu kỹ những đặc tính lợi- hại. Điều này căn cứ vào tác động của nó đối với cơ thể của mỗi người. Với đa số thì gừng có tác dụng tốt, những đối với một số người thì có hại và tuyệt đối không nên dùng. Những trường hợp không nên dùng gừng khi mắc các bệnh lý sau:
- Khi bị viêm loét dạ dày, tá tràng
Gừng trước hết sẽ tác động đến niêm mạc dạ dày, nếu như niêm mạc bị kích ứng, bị ăn mòn hoặc có vết loét nếu dùng gừng sẽ làm kích thích thêm quá trình này.
- Đang bị khối u
Khi có các khối u trong tuyến tiêu hóa cũng chống chỉ định với dùng gừng, bởi gừng sẽ kích thích sự tiến triển những khối u này.
- Viêm hoặc bị loét ruột
Cũng giống như ở dạ dày, niêm mạc ruột có thể sẽ bị kích ứng, viêm hoặc bị loét (là các dạng khác nhau của chứng viêm ruột). Nếu dùng gừng sẽ thúc đẩy sự kích thích thành ruột và hình thành vết loét.
- Khi bị bệnh gan
Với bệnh nhân bị bệnh gan (cấp tính, mãn tính, xơ gan, viêm gan) không nên dùng gừng vì nó kích thích các hoạt động bài tiết của tế bào gan và rất có hại khi các tế bào này trong trạng thái bị kích thích và đôi khi dẫn đến hoại tử.
- Bị sỏi mật
Khi bị sỏi mật nếu dùng gừng thì sỏi sẽ đi qua ống dẫn mật, sau đó bị mắc kẹt và thậm chí có thể cần phải can thiệp bằng phẫu thuật.
- Khi bị trĩ, xuất huyết
Đặc biệt khi bị chảy máu thưởng xuyên. Bất kỳ bị chảy máu ở chỗ nào (xuất huyết tử cung, chảy máu mũi thường xuyên) cũng chống chỉ định dùng gừng bởi sẽ làm tăng tình trạng chảy máu.
- Khi bị huyết áp cao, bệnh tim
Nếu bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc đã có tiền sử đột quỵ và nhồi máu, thiếu máu không nên dùng gừng.
- Khi mang thai
Theo truyền thống thì gừng thường được dùng trong nửa đầu thai kỳ để làm giảm các triệu chứng ngộ độc như buồn nôn hoặc tiết nước bọt. Còn trong nửa cuối thai kỳ nên sử dụng gừng một cách thận trọng vì nó có thể tác động làm tăng huyết áp là điều rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Trong thời kỳ cho con bú cũng nên cẩn trọng nếu dùng gừng vì nó được bài tiết vào sữa mẹ và có thể gây mất ngủ với trẻ em.
- Khi thân nhiệt cao
Không nên dùng gừng vì nó có thể làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm cúm virus mà không bị sốt hoặc sốt nhẹ vẫn có thể dùng gừng. Còn khi đã sốt cao với những tổn thương mạch máu và có xu hướng sốt xuất huyết thì không được dùng gừng.
- Các bệnh viêm da và bệnh ngoài da
Gừng có thể gây kích ứng nghiêm trọng nếu bị các bệnh về da cũng như làm trầm trọng hơn bệnh mãn tính về da.
- Quá trình dị ứng
Khi bị dị ứng toàn phần hoặc từng phần cũng chống chỉ định dùng gừng.
- Sự tương tác thuốc
Gừng có thể phù hợp và tương tác với một số loại thuốc. Tuy nhiên có một số trường hợp ngoại lệ nên khi đã uống thuốc nếu muốn dùng gừng nên tham khảo ý kiến bác sỹ. Tốt nhất là không nên kết hợp gừng với các loại thuốc giảm huyết áp, thuốc kích thích hoạt động của cơ tim và chống loạn nhịp tim.
Những loại thuốc này có thể tăng hoạt tính khi có sự góp mặt của gừng, bởi đó thường là những loại thuốc tác dụng mạnh và nó có thể gây quá liều. Gừng cũng gây nguy hiểm đối với các loại thuốc hạ đường huyết được quy định cho bệnh tiểu đường.
Theo SKDS
Béo phì, bụng phệ làm tăng nguy cơ mắc 10 bệnh ung thư Kết quả của một cuộc nghiên cứu trên 5 triệu người Anh cho thấy nếu bạn bị thừa cân, bạn sẽ có nguy cơ mắc 10 bệnh ung thư phổ biến nhất. Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy trên 12.000 trường hợp mắc 10 bệnh ung thư phổ biến nhất mỗi năm ở nước Anh đều có một trong những nguyên do...