Ngừng làm 6 điều này nếu bạn có mái tóc mỏng
Nếu bạn có mái tóc mỏng lưa thưa, tuyệt đối không nên làm 6 điều sau.
Tóc gãy rụng, khô xơ, chẻ ngọn… là tình trạng tóc không hấp thụ đủ dưỡng chất hoặc da đầu không sản xuất đủ lượng dầu để dưỡng ẩm. Tóc khô xơ thường kèm theo da đầu khô, tạo vảy gàu.
Không phải ai cũng sở hữu suối tóc đẹp như trong mơ! Ô nhiễm, thay đổi nội tiết tố, dùng sai sản phẩm chăm sóc tóc, tạo kiểu tóc bằng nhiệt độ quá cao có thể làm hỏng tóc và khiến tóc mỏng và dễ gãy. Nếu bạn có mái tóc mỏng lưa thưa, thì nên ngừng làm 6 điều sau:
1. Tránh tạo kiểu tóc bằng nhiệt hàng ngày:
Sử dụng dụng cụ nhiệt thường xuyên như máy uốn xoăn, máy kẹp tóc, máy sấy quá nóng không tốt cho bất kỳ loại tóc nào, đặc biệt nếu bạn có mái tóc mỏng.
Người tóc mỏng nên tránh sấy khô và ép tóc quá nhiều, bởi sẽ khiến cho mái tóc của bạn trông mỏng hơn so với thực tế.
2. Sử dụng sáp vuốt tóc dạng dầu (pomade) hoặc gel xịt tóc:
Bạn càng sử dụng nhiều xịt dưỡng tóc dạng dầu hoặc gel lên tóc, các lọn tóc của bạn sẽ dính vào nhau khiến tóc trông mỏng hơn. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng xịt tóc tạo nếp để tóc trông bồng bềnh dày dặn hơn.
Nếu sở hữu mái tóc tóc mỏng, hãy tránh lạm dụng các sản phẩm dưỡng tóc chứa nhiều dầu, tinh dầu, gel xịt tóc.
3. Sử dụng quá nhiều tinh dầu dưỡng tóc
Video đang HOT
Khi bạn có mái tóc mỏng, bạn nên hạn chế thoa tinh dầu liên tục lên tóc. Khi tóc dầu, bạn có thể bị gàu và rụng tóc nhiều hơn.
Để dưỡng tóc, chỉ dùng một lượng rất nhỏ cho lên tay và thoa đều lên tóc, và chỉ nên dùng 1 lần/tuần.
Kể cả các loại tinh dầu kích thích mọc tóc cũng không thể làm cho tóc bạn dày thêm ngay lập tức. Hãy chắc chắn rằng bạn chỉ bôi tinh dầu với một lượng nhỏ và chỉ dùng 1 lần/tuần.
4. Lạm dụng thuốc mọc tóc
Thuốc viên mọc tóc không hẳn là sản phẩm chăm sóc tóc nhưng mọi người vẫn dùng cho các vấn đề về tóc khác nhau. Thuốc mọc tóc sẽ không làm tóc bạn dày lên một cách kỳ diệu và có thể có nhiều tác dụng phụ.
5. Chọn dầu gội làm tóc mọc dày
Hầu hết các loại dầu gội làm tóc mọc dày đều chứa protein thủy phân chỉ mang lại kết quả tạm thời. Nếu bạn nghĩ rằng những loại dầu gội này sẽ mang lại cho bạn một giải pháp lâu dài, thì bạn chỉ đang lãng phí tiền của mình mà thôi.
6. Sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc chứa nhiều hóa chất:
Nếu bạn đang sử dụng các loại mặt nạ tóc, serum,… chứa “hàng tá” hóa chất thì sẽ không bao giờ cải thiện được tình trạng tóc của mình. Bạn càng lạm dụng nhiều hóa chất lên tóc, tóc sẽ càng bị hư tổn nhiều hơn. Vì vậy, hãy tránh sử dụng quá nhiều sản phẩm chăm sóc tóc và chỉ sử dụng các sản phẩm cơ bản không chứa hóa chất.
Ngoài ra, khi bạn chọn dầu gội và dầu xả, hãy chắc chắn rằng đây là những sản phẩm dịu nhẹ và có thể làm sạch da đầu tốt. Ngoài ra, đừng sử dụng dầu xả hàng ngày bởi sẽ khiến tóc nhanh bết và trông càng mỏng hơn, chỉ thi thoảng mới nên dùng.
Hãy thử sử dụng mặt nạ tự chế cho mái tóc của bạn, chẳng hạn như mặt nạ chuối hoặc sữa đông để nuôi dưỡng tóc khỏe đẹp và dày mượt hơn.
Chuyên gia cảnh báo thói quen làm tăng nguy cơ rụng tóc, khiến vi khuẩn phát triển
Thói quen này cũng có thể khuyến khích vi khuẩn phát triển, tăng nguy cơ dẫn đến nhiều vấn đề về da và tóc.
Chúng ta vẫn được "dạy" rằng "không bao giờ được đi ngủ với mái tóc ướt". Thế nhưng, vì nhiều lý do mà có những người chưa kịp chờ cho mái tóc khô hẳn đã vội chìm vào giấc ngủ. Theo Max Stevens (nhân viên tổ chức The Sleep Checklist) cho biết, đi ngủ với tóc ướt có thể khiến tóc bị rụng và hư tổn.
Chia sẻ trên trang Express Daily, ông nói: "Khi ướt, tóc dễ bị gãy rụng hơn. Khi bạn trở mình trong giấc ngủ, tóc phải chịu nhiều áp lực. Áp lực này có thể khiến tóc bạn bị gãy và khi tóc ướt sẽ dễ gây hư tổn hơn nhiều so với khi tóc khô. Vì vậy, đi ngủ với mái tóc ướt có thể khiến tóc bị xoăn và gãy rụng nhiều hơn. Nếu nhận thấy tóc của mình không còn khỏe như trước thì đã đến lúc bạn nên bỏ việc gội đầu lúc tối muộn".
Ông cho biết, tóc ẩm cũng là nguyên nhân khiến vi khuẩn phát triển. Dưới tác động của tóc ướt, vi khuẩn sẽ càng phát triển trên giường, trên gối và có thể gây ra các vấn đề về da, tóc, chẳng hạn như mụn trứng cá hay gàu. Vi khuẩn cũng có thể gây ra các vấn đề về hô hấp nếu nấm mốc hình thành.
Làm thế nào để ngăn chặn những vấn đề này?
Ông Stevens cho biết: Một trong những cách dễ dàng nhất để giảm thiểu rủi ro liên quan đến việc đi ngủ với mái tóc ướt là chờ tóc khô mới ngủ. Ông nói rằng có một sự khác biệt lớn giữa việc đi ngủ với mái tóc "ướt sũng" và mái tóc gần như khô ráo.
"Tóc mới gội được để khô trong không khí khoảng một giờ cũng tốt hơn là khi đi ngủ với tóc ướt. Nếu có thể gội đầu sớm trong ngày và để tóc khô hẳn trước khi ngủ thì sẽ càng tốt hơn cho sức khỏe của tóc", ông nói thêm.
Ngoài ra, ông cũng khuyến cáo rằng, nếu phải đi ngủ với mái tóc chưa thể khô hoàn toàn thì bạn nên chọn loại gối có vỏ gối không thấm nước vì điều này sẽ ngăn hơi ẩm thấm vào gối của bạn và sẽ ngăn nấm mốc và vi khuẩn có hại tích tụ. Tuy nhiên, vỏ gối chống thấm nước mặc dù là một lựa chọn để ngăn hơi ẩm thấm vào gối, nhưng không có tác dụng gì nhiều trong việc ngăn tóc gãy rụng. Vỏ gối lụa có thể bảo vệ tóc bạn tốt hơn, nhất là khi bạn ngọ nguậy đầu nhiều trong đêm.
Một số tác hại khác của việc đi ngủ với mái tóc ướt
1. Bạn dễ bị cảm lạnh
Nếu bạn đang ngủ trong phòng máy lạnh hoặc đang là cao điểm của mùa đông, việc đi ngủ với mái tóc ướt sẽ khiến bạn cảm thấy lạnh hơn rất nhiều. Kết quả là bạn rất dễ bị cảm lạnh. Tốt nhất, bạn nên sấy khô tóc và cả tất, đồ ngủ, ga trải giường trước khi ngủ.
2. Gây ra gàu
Hơi nóng của đầu và mái tóc ẩm ướt kéo dài sẽ khiến vi khuẩn và nấm sinh sôi trên da đầu cũng như ga gối của bạn. Ngủ với mái tóc ẩm cũng làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên tóc vì chúng dễ dàng bị vải gối hấp thụ cùng với độ ẩm dư thừa.
Sự kết hợp giữa vi khuẩn phát triển và mất đi lớp dầu tự nhiên sẽ khiến da đầu dễ bị gàu hơn.
3. Nhiễm trùng da đầu
Đối với một số người, đi ngủ với mái tóc ướt có thể dẫn đến các vấn đề về da đầu. Cả gối và nang lông đều có thể chứa một số loại nấm - những loại sinh vật có thể phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt.
Trong điều kiện thích hợp, một số loại nấm có thể gây nhiễm trùng thành các bệnh ảnh hưởng đến da đầu và các vùng khác của cơ thể. Chẳng hạn như hắc lào. Hắc lào là một loại nấm phát triển mạnh ở những vùng ẩm ướt và có thể gây ra bệnh da đầu gọi là nấm da đầu. Hầu hết các bệnh nhiễm nấm có nhiều khả năng xảy ra ở những người có hệ miễn dịch yếu.
Cách giúp mái tóc khô trở nên mềm mượt Tóc khô, gãy, xơ, rụng có nhiều nguyên nhân. Cùng tìm hiểu các bước chăm sóc tóc tại nhà để có mái tóc mềm mượt 1. Lựa chọn đúng loại dầu gội phù hợp Nếu da đầu gặp các vấn đề như nhanh bết dính sau gội 1-2 ngày, dễ đổ gàu đóng mảng lớn, thì da đầu thuộc type da dầu. Đối...