Ngũ cốc lợi sữa nào tốt nhất cho mẹ sau sinh hiện nay?
Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất quan trọng cho trẻ sơ sinh. Chính vì thế, thiếu sữa là vấn đề khiến nhiều mẹ đau đầu thậm chí trầm cảm nếu không được khắc phục. Có rất nhiều cách để đảm bảo nguồn sữa cho con. Trong đó, ngũ cốc lợi sữa là lựa chọn an toàn và tốt nhất hiện nay.
Nguyên nhân khiến mẹ ít sữa sau sinh
Ít sữa sau sinh xảy ra ở rất nhiều mẹ, khiến cho cơ thể mệt mỏi, lo lắng đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Vậy nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng ” mất sữa” là gì?
Rối loạn nội tiết và các bệnh lý khác
Sau sinh, lượng hormone nữ trong cơ thể bị mất cân bằng, hoạt động của tuyến sữa cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Ngoài ra, việc mẹ uống thuốc trị bệnh hoặc thuốc tránh thai trong thời gian đang cho con bú gây tắc sữa hoặc mất sữa bất thường.
Đồng thời, việc thiếu sắt, thiếu máu hoặc mắcbệnh liên quan đến tuyến vú cũng khiến việc sản xuất sữa bị hạn chế, việc lưu thông cũng bị cản trở.
Căng thẳng, áp lực sau sinh
Mệt mỏi, căng thẳng sau sinh không chỉ gây ra rụng tóc, sạm da, sụt cân… mà còn có nguy cơ gây mất sữa. Khi mẹ bị stress, các hormone điều phối sữa bị suy giảm, khiến cho cơ thể lâm vào tình trạng kiệt quệ.
Khi mẹ gặp những triệu chứng chán ăn, bực mình, lo lắng hãy tìm cách cho bản thân thư giãn và thoải mái. Việc mỉm cười thường xuyên, nghe nhạc giải trí, nghỉ ngơi đúng giờ… giúp mẹ thay đổi trạng thái tích cực. Từ đó nguồn sữa của con cũng trở nên dồi dào.
Thực phẩm hằng ngày không có khả năng tạo sữa
Chế độ dinh dưỡng có tác động rất lớn đến nguồn sữa mẹ. Việc ăn uống kiêng khem hoặc lựa chọn thực phẩm không đúng cách khiến cho tuyến vú không thể sản sinh ra sữa. Dưới đây là một số món ăn có công dụng ” gọi sữa” về nhanh mà mẹ nên chú ý:
Canh đu đủ giò heo: hai loại nguyên liệu này chứa nhiều vitamin A, B, canxi, sắt, đạm, chất béo và chất xơ, giúp bồi bổ khí huyết, gia tăng lượng sữa một cách thần kì. Mua giò heo về rửa sạch, hầm thật kỹ. Sau đó, cho đu đủ đã gọt vỏ vào nồi cho đến khi mềm là có thể đem đi thưởng thức.
Khoai lang: ông bà ta ngày xưa thường cho mẹ đẻ ăn khoai lang để có sữa. Bởi vì trong khoai có tinh bột, chất xơ, lại không chứa chất béo nên các mẹ không phải ngại chuyện tăng cân. Tuy nhiên, không nên ăn khoai thay cơm hoài, phải biết cân bằng thực đơn để mẹ có bữa ăn đủ chất.
Canh rau ngót: đây là thực phẩm không thể thiếu, giúp khơi thông nguồn sữa và thanh mát cơ thể. Việc ăn rau ngót thường xuyên giúp sữa mẹ có nhiều protein, vitamin và khoáng chất, giúp cho trẻ chóng lớn và khỏe mạnh.
Ngũ cốc lợi sữa: được làm từ các loại họ đậu ( đậu nành, đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen…), bổ sung thêm hạnh nhân, óc chó, yến mạch…không những giúp sữa về ào ạt mà còn tăng giá trị dinh dưỡng trong sữa mẹ gấp nhiều lần.
Video đang HOT
Những nguyên nhân chính khiến mẹ ít sữa
Uống ngũ cốc lợi sữa có tốt cho mẹ và em bé ?
Theo nghiên cứu khoa học, ngũ cốc chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào, là một trong những loại thực phẩm có hàm lượng dưỡng chất cao nhất hiện nay. Việc mẹ uống ngũ cốc lợi sữa không những tốt cho sức khỏe của mẹ mà còn góp phần phát triển thể trạng và trí lực của con. Một số công dụng quan trọng của ngũ cốc đối với mẹ và em bé mà không phải ai cũng biết :
Cung cấp Omega 3 -6, chất béo … thúc đẩy trí não và hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Thanh nhiệt, mát gan, điều hòa nội tiết và kích thích tuyến vú hoạt động.
Ổn định hệ tiêu hóa, tăng sức đề kháng cho đường ruột. Từ đó hạn chế chứng táo báo ở trẻ.
Chuyển hóa đường, bổ sung chất xơ, cân bằng đủ 4 nhóm chất thiết yếu mỗi ngày.
Mặc dù, ngũ cốc cực kì tốt cho mẹ và bé, tuy nhiên nếu lạm dụng sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các thực phẩm khác. Chính vì vậy, mẹ nên uống đủ lượng, duy trì từ 1-2 cốc mỗi ngày, tránh cảm giác no lâu dẫn đến biếng ăn.
Bột ngũ cốc cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể mẹ
Bột ngũ cốc lợi sữa nào tốt nhất hiện nay ?
Trên thị trường hiện tại có rất nhiều thương hiệu ngũ cốc, từ cao cấp đến bình dân, từ lâu đời đến mới mở. Tuy nhiên, không phải ngũ cốc nào cũng đáng tin cậy, chính vì thế mà người dùng nên tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng.
Ngũ cốc lợi sữa Lạc Lạc được sản xuất bởi CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ SECRET LIFE. Đây là một trong những cơ sở kinh doanh sản phẩm cho mẹ và bé uy tín và tin cậy hiện nay.
5 tiêu chí giúp ngũ cốc cho mẹ sau sinh nhà Lạc Lạc được tin tưởng và bán chạy nhất trên thị trường :
Thành phần vượt trội: ngũ cốc chứa nhiều chất dinh dưỡng giá trị, chiết xuất từ 23 loại nguyên liệu nhập khẩu nước ngoài và nội địa Việt Nam như: phấn hoa, macca, hồ đào, hạt lanh, diêm mạch, Chia Úc, quả Óc Chó, Hạnh Nhân, Hạt Methi Ấn Độ, hạt điều, hạt bí, ý dĩ, hạt sen, mè đen, kê, gạo lứt ta, gạo lức Nhật, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu trắng, đậu nành, yến mạch.
Hiệu quả thần tốc: ngũ cốc có hạt Methi Ấn Độ hay còn gọi là cỏ cà ri, loại nguyên liệu độc quyền không tìm thấy ở bất kỳ sản phẩm nào khác trên thị trường. Thành phần này giúp kích thích nang sữa, thúc đẩy tuyến sữa hoạt động, khiến lượng sữa tăng lên nhanh chóng chỉ sau vài ngày.
Quy trình khép kín theo tiêu chuẩn y tế: so với các sản phẩm tự sơ chế không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì ngũ cốc của Secret Life có hệ thống máy móc sản xuất và đóng gói quy mô lớn.
Giá thành siêu hời so với chất lượng: chỉ với 290 ngàn mẹ đã sở hữu ngay 1 hộp 30 gói ngũ cốc với đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu. Tính ra mỗi ngày mẹ chỉ tốn chưa đến 10 ngàn để ngực tràn đầy sữa cho con.
Lọt top 10 thương hiệu sao vàng năm 2019 : ngũ cốc Lạc Lạc được hầu hết các mẹ bầu tín nhiệm và đánh giá cao. Không ít bà mẹ tắc sữa, bí sữa sử dụng sản phẩm giúp cải thiện nguy cơ mất sữa. Chính vì thế mà thương hiệu ngày càng được đông đảo người tiêu dùng ưu ái giới thiệu và tin dùng.
Ngũ cốc thương hiệu Lạc Lạc được nhiều mẹ sử dụng
Ngũ cốc lợi sữa Lạc Lạc là một trong những sản phẩm chăm sóc sức khỏe mẹ và bé bán chạy nhất hiện nay của công ty SECRET LIFE. Với sự đồng hành và tin tưởng của hàng ngàn mẹ bầu và sau sinh mỗi năm, đã giúp cho thương hiệu ngũ cốc Lạc Lạc trở thành đại diện số 1 Việt Nam.
Tinh bột không gây béo phì: BS nêu đích danh "kẻ giấu mặt" khiến bạn giảm cân thất bại
Lâu nay nhiều người đã phải nhịn cơm vì cho rằng cơm gây thừa cân, béo phì. Phân tích này của chuyên gia sẽ giúp bạn ăn đúng cách mà không phải nhịn tinh bột nữa.
Bài viết này của BS Thạch Mại - Chuyên gia dinh dưỡng - Phó trưởng khoa dinh dưỡng bệnh viện hữu nghị Trung - Nhật (TQ).
Tinh bột không phải là nguyên nhân gây béo
Một số người cho rằng lương thực (thực phẩm nguồn gốc ngũ cốc, tinh bột) chính là "thủ phạm" gây béo phì. Thật ra là không phải như vậy. "Thủ phạm" của béo phì chính là bạn đã ăn thừa năng lượng.
Dưới góc độ dinh dưỡng, không có thực phẩm nào được xem là tốt nhất, chỉ có những lựa chọn hợp lý để ăn mới là chân lý cho sức khỏe.
Có rất nhiều loại thực phẩm xung quanh ta, với các đặc tính dinh dưỡng khác nhau. Việc chúng ta chú ý đến sự đa dạng và cân bằng mới là "tiêu chuẩn vàng" khi lựa chọn thực phẩm.
Ăn cơm hay mì sẽ tốt hơn? Trên thực tế, gạo và mì thuộc loại ngũ cốc trong danh mục lương thực, dưới góc độ giá trị dinh dưỡng, thành phần chính là cacbohydrat, trong dinh dưỡng gọi là "nhóm đường", nhưng chủ yếu là nhiều đường.
Ngũ cốc, khoai tây, các loại đậu, ... được gọi chung là "lương thực chính", là nguồn cung cấp năng lượng chính hàng ngày của người dân (khu vực ăn lúa gạo là chính), chiếm khoảng một nửa tổng năng lượng và cũng là nguồn năng lượng tiết kiệm nhất.
Khi cơ thể trong điều kiện được nạp đủ năng lượng, protein và các nguyên tố vi lượng có thể đóng một vai trò của nó. Vì vậy, lương thực chính phải được ăn hàng ngày trong các bữa ăn. Hàm lượng dinh dưỡng của gạo và mì sau khi được chuyển hóa hoàn thành trong cơ thể thì hầu như không có sự khác biệt.
Do đó, việc ăn cơm hay mì có thể được quyết định dựa trên thói quen ăn uống và sở thích cá nhân của bạn, không có sự khác biệt lớn về chất trong quá trình chuyển hóa của cơ thể. Điều này được hiểu đơn giản là bạn ăn cơm hay ăn bánh mì thì cũng đều nạp năng lượng vào cơ thể giống nhau.
Nguyên tắc giảm cân là làm sao để năng lượng nạp vào ít hơn năng lượng tiêu hao. Khi giảm cân, chất đạm, nước và các nguyên tố vi lượng phải đủ để đảm bảo quá trình trao đổi chất và duy trì sự sống.
Ngoài ra, hai chất dinh dưỡng sinh nhiệt lượng là "carbohydrate" và "chất béo" có thể được gia giảm một lượng thích hợp, nhưng vẫn phải đáp ứng đủ các yêu cầu bổ sung năng lượng cơ bản nhất.
Điều đó có nghĩa là, dù bạn muốn giảm cân, bạn vẫn phải ăn tinh bột và chất béo, nhưng số lượng có thể điều chỉnh bớt đi.
Thực phẩm nguồn gốc tinh bột ngoài việc giàu carbohydrate, thì một nửa các nguồn vitamin B, khoáng chất, chất xơ và protein cần thiết cho con người đều nằm trong nhóm này.
Dó đó, trong quá trình tinh chế và chế biến ngũ cốc, vitamin B, khoáng chất và chất xơ thực phẩm đã bị tổn hại và mất mát nhiều. Vì vậy không nên chế biến quá kỹ các loại ngũ cốc, trong khẩu phần ăn hàng ngày phải thực hiện công thức "tinh thô kết hợp" nghĩa là thực phẩm tinh bột có cả sản phẩm tinh chế và sản phẩm thô (ngũ cốc nguyên hạt chưa qua chế biến, các loại đậu, khoai tây...) nên chiếm từ 1/3 đến 1/2 trong tổng số lương thực chính.
Thực phẩm mà mọi người ăn trong một ngày, nếu tính theo trọng lượng thì rau là nhiều nhất, khoảng 500g. Nhưng rau ít calo, cồng kềnh và giàu chất xơ, khoáng chất (canxi, kali), vitamin và phytochemical (chất hóa học thực vật).
Trong tài liệu "Hướng dẫn chế độ ăn uống cho cư dân Trung Quốc (2016)" chỉ ra rằng các loại rau sẫm màu nên chiếm hơn 1/2 tổng lượng rau ăn vào.
Các loại rau sẫm màu bao gồm rau xanh đậm (bông cải xanh, rau bina, cải bó xôi, lá cần tây, tỏi tây, v.v.), rau màu đỏ cam (cà rốt, cà chua, bí ngô, ớt đỏ, v.v.) và rau màu tím (dền đỏ, bắp cải tím, v.v.). Hàm lượng -carotene (có thể chuyển hóa thành vitamin A) và chất phytochemical (anthocyanins, lycopene, v.v.) trong rau sẫm màu cao hơn so với rau sáng màu.
Quả/trái cây có đặc điểm là nhiều nước, vị ngọt thanh, có thể ăn trực tiếp. Tiêu thụ trực tiếp có thể giữ lại vitamin C ở mức độ lớn nhất. Tuy nhiên, đường trong trái cây chủ yếu là monosaccharide như glucose và fructose, nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và lipid máu, người khỏe mạnh nên dùng 200-350 gram mỗi ngày.
Các chất hóa học thực vật (phytochemical) đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh tim mạch và mạch máu não của con người, ngăn ngừa và ngăn chặn ung thư.
Trong đó, chất flavonoid thuộc họ polyphenol có khả năng chống oxy hóa mạnh, ức chế sự phát triển của vi sinh vật, ức chế sự phát triển của tế bào khối u. Flavonoid là một trong những thành phần chức năng quan trọng trong rau và trái cây.
Các học giả Trung Quốc đã đo flavonoid trong các loại rau và trái cây thông thường và phát hiện ra rằng các flavonoid trong các loại rau phổ biến là: hành tây, cần tây, cần tây, củ sen, đậu cô ve, củ cải đỏ, ớt ngọt, mướp đắng.
Các loại trái cây phổ biến có hàm lượng flavonoid nhiều hơn là: lựu, táo gai, chiết xuất đỏ, dâu tây, nho Kyoho, xoài, kiwi, nhãn,...
Có nhiều chất dinh dưỡng trong rau và trái cây, và việc lựa chọn đa dạng là điều kiện tiên quyết để đảm bảo lượng chất dinh dưỡng được hấp thụ một cách cân đối.
Điều gì sẽ xảy ra khi bạn không ăn trái cây và rau? Một bát ngũ cốc cho bữa sáng, một chiếc bánh sandwich gà tây và khoai tây chiên cho bữa trưa, một ít mì ống hoặc thịt gà và cơm cho bữa tối... đó là tiêu chuẩn của nhiều người Mỹ. Không ăn trái cây và rau quả, bạn sẽ dễ bị ốm hơn - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Nhưng khi bạn chủ yếu...