Ngọt ngào măng đắng, hương vị núi rừng
Người Việt ta thường có câu cửa miệng “cơm dẻo, canh ngọt” để chỉ sự ngọt ngào, đầm ấm của bữa cơm gia đình.
Tuy nhiên, cái ngọt ngào ấy lại náu trong những hương vị tưởng như đắng đót ngoài đầu lưỡi, để rồi, khi đã thấm vào lòng người mới đem lại một cảm giác thú vị.
Đĩa măng đắng xào thơm ngon
Sau nhiều ngày háo hức, trưa nay chúng tôi mới có được một rổ măng đắng đúng nghĩa. Phải qua tiết xuân mưa phùn, những búp măng đắng mới nhú lên khỏi mặt đất. Chắc hẳn sợ khi cây măng nhú cao, vị đắng sẽ loãng hơn nên người hái chỉ chọn những củ măng cầm vừa trong lòng tay. Củ măng nào nhìn cũng có lớp vỏ đen tím, tua tủa những mắt lá sắc nhọn.
Video đang HOT
Chúng tôi bắt tay vào cùng bóc củ măng. Theo kinh nghiệm, những thức lạ này khi bóc lớp vỏ ngoài phải chế biến ngay mới đảm bảo vị tươi ngon. Những lát măng đã được thái, ngâm qua chút nước cho tiết bớt vị đắng chát rồi cho vào sào trong mỡ nóng.
Biết tôi từ thành phố lên, sẽ không có nhiều dịp được thưởng thức món măng này, anh bạn tôi vừa làm vừa kể: Măng đắng có nhiều cách chế biến. Người ăn được vị đắng nguyên chất thì đem măng xào luôn. Người lần đầu chưa quen thì phải luộc qua cho măng thôi bớt chất đắng rồi mới xào với mùi tàu, hành, lá chanh hoặc có nơi lại xào với rau diếp cá. Có lẽ, vì hôm nay muốn đãi tôi món măng đắng nguyên chất nên anh chỉ xào với hành.
Những củ măng đắng được hái từ rừng về
Thấy việc chế biến không có gì đặc biệt nên tôi càng tỏ mò muốn thưởng thức. Chạm vào đầu lưỡi, vị đắng nhưng không khó nuốt mà lại rất thơm ngon khiến cho người ăn có cảm giác đang được thưởng thức một hương vị đích thực của núi rừng.
Trong bữa cơm với món măng đắng hôm ấy tôi được biết, ngoài việc là một món ăn hấp dẫn, măng đắng còn là vị thuốc chữa bệnh. Anh chủ nhà kể rằng ở vùng Tây Bắc có rất nhiều loại cây có vị đắng như một chất kháng sinh rất tốt cho ruột. Bởi thế đã có nhiều người ở dưới xuôi từng thất bại trong việc điều trị căn bệnh dạ dày. Vậy mà lên đây công tác, vài mùa măng đắng thành ra nghiền vì đắng mà những cơn đau bao tử biến mất lúc nào không hay.
Món ăn này bỗng gợi cho tôi suy nghĩ: có lẽ ngay trong cách ăn uống của người Việt ta cũng có những điểm gần với những triết lí sâu xa như “thuốc đắng giã tật” cũng nên.
Theo PNO
Bún riêu, món hợp với 4 mùa
Với dân nghiện riêu cua, mùa nào cũng có lý do để thèm, mùa nóng ăn mát, nhẹ bụng, mùa lạnh thì đương nhiên ăn món nước nước nóng nóng lại càng ngon.
Gánh bún riêu Huyền Thu lăn lộn 24 năm nay ở vỉa hè Hai Bà Trưng, Hà Nội, hết góc ngã tư này, đến góc ngã tư kia, có hôm phải vào tận trong ngõ sâu. Khách một tay bê bát, một tay cầm ghế chạy công an là chuyện thường. Nằm ở vị trí trung tâm, gần tòa án, viện kiểm sát và bệnh viện nên khách lâu năm toàn hàng "khủng": thẩm phán, kiểm sát viên và bác sĩ... Chủ hàng và khách thân đến nỗi có những hôm chủ hàng thẫn thờ vì vừa đi viếng đám tang một vị khách trung thành, một nhà báo nữ sắc sảo xinh đẹp mất vì bệnh nan y. Chủ hàng có thể báo cáo chính xác cho khách biết, một đồng nghiệp cũ của khách sáng nay vừa đi TP HCM. Đơn giản vì khách kia, trước khi đi công tác, phải ăn bát bún riêu cho đỡ thèm.
Bún riêu thêm tẹo lõi rùa ăn rất ưng miệng.
Nhiều người chê hàng này đắt, chắc là đắt thật, nhưng vì khách quen miệng, chẳng thể ăn chỗ nào khác, nên việc đó thành không quan trọng. Vậy bún ở đây có gì đặc biệt. Nước dùng nấu bằng giấm bỗng, mùa hè hơi chua một tý, mùa đông đậm và có vẻ hơi béo hơn một tý. Bún sợi nhỏ, mềm vừa ăn, không bị bở nhũn, nhưng cũng không bóng bẩy, cứng đanh. Gạch cua chắc nịch phi hành thơm, khách ăn bát nào mới múc bát đó. Giò tai, giò lụa hoặc bắp bò chần đều vừa miệng. Hành phi, ớt trưng, hành lá được bày biện gọn gàng, chăm chút, sau cùng mới chan nước dùng thật nóng. Điểm đặc biệt là rau sống ở đây rất sạch, cầu kỳ với xà lách thái nhỏ, rau mùi, rau thơm, chuối. Mỗi khách một rổ, gọn gàng, chu đáo.
Bún ốc cũng rất ngon. Ốc béo, giòn làm rất sạch sẽ.
Vợ chồng Huyền - Thu bán bún riêu gánh từ khi mới cưới nhau mà giờ đã lên chức ông bà ngoại. Vợ đơm bún, gia giảm, chồng chần thịt bò, chan canh. Ngày nào cũng gắt gỏng nhưng không ngày nào thiếu nhau. Giờ có tuổi không còn sức chạy công an, nên đã quyết định thuê cửa hàng và bán cả trưa. Cửa hàng ở 2F Quang Trung, ngay gần mấy góc ngã tư gánh lăn lộn hơn 20 năm qua. Việc bán từ sáng tới 2h chiều làm dân nghiện rất hài lòng bởi nhiều sáng đi muộn tý đã hết, giờ có thể ăn bữa trưa bằng bún riêu, bún ốc thoải mái.
Theo MNMN
Bữa tiệc của các vị thần Nhà vua ăn điểm tâm 12 món, ăn trưa và ăn chiều có đến 50 món mặn và 16 món ngọt. Trong số ấy phải có một vài món bát trân (tám món quý nhất gồm: Nem công, chả phượng, da tây ngu, tay gấu, gân nai... Nghệ nhân Tôn Nữ Thị Hà giới thiệu tinh hoa món ăn cung đình Huế. Không...