Ngọt bùi xôi cốm gọi mùa thu về
Không biết từ bao giờ, hình ảnh của những gánh hàng xôi rong, hay những thúng xôi của các bà các chị ở đầu phố đã đi vào tiềm thức của mỗi người dân Hà Nội. Xôi vốn là món ăn bình dị, đậm chất quê, thế nhưng với người Hà Nội, xôi lại là món ăn đặc biệt.
Xôi chiếm môt vị trí quan trọng trong nền văn hóa ẩm thực người Hà Nội cũng bởi sự đa dạng và phong phú của các loại xôi được ngươi dân nơi đây sáng tạo và chế biến ra. Người Hà Nội giờ có phần chuộng các món xôi mới như xôi thịt pate, xôi thịt trứng kho, nhưng họ vẫn dành môt phần tình cảm đặc biệt cho các món xôi cô truyên như xôi lạc, xôi đỗ xanh, xôi đỗ đen, xôi xéo….va nhât la xôi côm, mon xôi đăc trưng chi co vao mua thu. Mon xôi mang phang phât hương thu tư vi ngọt bùi cua côm được gói đầy ý nhị trong lá sen.
Ảnh: Photobucket.com
Người Hà Nội có quan niệm trong ăn uống là “mùa nào thức nấy”, quan niệm nay được thể hiện một cách rõ ràng trong mỗi món ăn đặc trưng theo mùa. Nếu như mùa hè, người ta nhắc nhiều đến món chè sen long nhãn….thì thu về lòng người lại nao nao nhơ hương côm nông nan cua xôi côm la sen. Xôi cốm phải ăn vào mùa thu, đúng vụ cốm, thì người thưởng thức mới thấm được cái hương thơm của lúa non, của lá sen. Xôi cốm có nét đặc trưng riêng so với các loại xôi khác. Xôi có màu xanh non của những hạt cốm, lẫn với sắc vàng của đậu xanh và ít sợi dừa tươi điểm xuyết. Tất cả quyện lại với nhau thật hài hòa tạo thành món xôi cốm dẻo thơm và mang theo vị ngọt bùi của các nguyên liệu được kết hợp dưới bàn tay của người chế biến thật tình tế và khéo léo
Video đang HOT
ẢNh: sieuthinhanh.com
Muốn có xôi cốm ngon, người ta phải chọn đúng loại cốm hơi già cánh và cốm ngon được gặt từ lúc lúa nếp đơm bông ngậm sữa. Công đoạn nấu xôi cốm cũng cầu kỳ hơn so với nấu những loại xôi khác. Những hạt cốm dèn dẹt, mềm mát được cho vào chiếc rổ, rồi nhúng tất cả vào một chậu nước ấm và nhấc ra ngay. Bí quyết làm xôi, ngon chính là ở khâu này. Phải chọn thời điểm nước nóng đúng độ, phải nhúng thật khéo, thật nhanh. Hễ nước nóng quá hay nhúng chậm tay là hạt cốm nát và bị nhạt. Khi đồ xôi cốm, vẩy nhẹ một chút nước ấm để cốm mềm hơn, cho vào trõ, đồ cách thủy, lấy đũa thông nhẹ vài đường từ trên xuống để hơi nhiệt tỏa đều. Khi hơi nước bắt đầu bốc là xôi vừa chín tới, không để quá lâu xôi bị nát, mất hương vị cốm, hạt xôi chín tới, nở đều và mềm dẻo.
Người Hà Nội không chỉ ăn ngon mà phải ăn đúng vị, đúng mùa và đặc biệt là phải biết cách ăn. Xôi cốm không chỉ ngon mà khi bày ra đĩa phải trông thật đẹp, thể hiện được màu sắc của các nguyên liệu làm nên món xôi này. Dù cuộc sống có hiện đại như thế nào, thì người Hà Nội vẫn theo thói quen ăn xôi gói bằng lá sen và ăn bốc bằng tay, có như vậy mới thấm được cái ngon của món ăn dân dã nhưng hết sức tinh tế này.
Theo PNO
Cơm Âm phủ xứ Huế
Cơm Âm phủ là một món ăn có từ lâu đời của đất cố đô, rất đậm "chất Huế" gồm nhiều nguyên liệu tạo thành, đa màu đa sắc nhưng lại rất bình dân.
Đến Huế du khách có thể bắt gặp món cơm Âm phủ ở các nhà hàng lớn hay ngay tại những quán ăn bình dân bên đường. Cơm Âm phủ là một món ăn bình dị nhưng thể hiện nét đẹp của người dân xứ Huế: đôn hậu, thật thà và mến khách.
Tương truyền, khi xưa vua đi vi hành, cải trang thành thường dân gõ cửa một nhà bà góa. Do gia cảnh nghèo khó nên bà góa chỉ có thể dọn ra một chén cơm trắng cùng ít rau cải bình thường. Vua đói và mệt nên ăn ngon lành hết sạch chén cơm của bà. Từ ấy, vua gọi đó là "cơm Âm phủ".
Và về sau, món cơm Âm phủ được người dân đưa thêm nhiều nguyên liệu và gia vị khác như ngày nay.
Cơm Âm phủ gồm các nguyên liệu như: cơm trắng, tôm, thịt nướng, chả lụa, trứng tráng, rau thơm, dưa leo, đồ chua... , cách làm cũng khá công phu. Cơm là thành phần chính nên việc chọn gạo để nấu là rất quan trọng. Để cơm ngon phải chọn gạo thơm, có chất lượng tốt.
Cơm có thể dùng nồi cơm điện nấu từng ít một. Nhưng để có món cơm mềm, để được lâu mà không bị khô thì nên ngâm gạo trong nước lạnh qua hai giờ rồi dùng vỉ để hong thành cơm.
Trứng chỉ dùng thuần trứng vịt không nêm nếm gia vị, đánh tan, rồi bắc lên chảo tráng. Tôm hấp chín, lột vỏ, lấy nạc tôm để ráo giã nhỏ bằng chày cối làm tơi nạc tôm. Cho vào chảo không láng dầu, canh lửa vừa nóng ấm, cho tôm vào, dùng đũa tre đảo đều và liên tục cho đến khi tôm tơi ra và khô hẳn là có thể dùng được.
Có thể dùng tay bốc từng nhúm tôm vừa làm xong, chà nhẹ lên một mặt nhám như rây kim loại, rá tre... tôm sẽ tơi ra như bông sợi.
Thịt tùy khẩu vị mà có thể chọn các loại thịt như: thịt heo nạc lưng, nạc mông..., cắt thành miếng mỏng cỡ ba ngón tay. Tẩm ướp thịt với các gia vị như: muối tiêu, nước mắm, đường, tỏi băm. Sắp thịt vào vỉ kẹp để nướng trên lửa than.
Ngoài các nguyên liệu chính trên thì khi ăn còn có thêm các thành phần khác nữa như: chả, rau dưa, đồ chua (kiệu, cà rốt, giấm đường...), tất cả đều cắt thành dạng sợi nhỏ, trải đẹp mắt thành hoa văn trên mặt đĩa cơm. Khi ăn dọn kèm với chén nước mắm chua ngọt do người ăn tự pha, chén hành mỡ, ớt tươi...
Cơm Âm phủ có trong bốn mùa. Nếu có dịp đến thành phố Festival Huế, đắm chìm trong khung cảnh thơ mộng của nơi đây, du khách hãy thưởng thức món cơm đậm chất Huế này.
Theo PNO
Vào bếp với cơm trộn kiểu Hàn Cơm trộn Hàn Quốc là một món ăn rất đặc biệt và mang hương vị riêng của đất nước này. Không quá cầu kỳ và tỉ mỉ trong cách chế biến, chỉ cần chút khéo léo thôi là bạn đã có thể làm món cơm trộn kiểu Hàn để chiêu đãi cả nhà rồi! Nguyên liệu Cơm đã được nấu chín Rau Tasudi...