Ngọt, bùi quả mắm biển xào ngao
Cây mắm không xa lạ gì với người dân vùng biển Quảng Ninh. Quả mắm đắng, chát, tưởng chừng không thể ăn được.
Thế nhưng, nếu được chế biến khéo léo thì đây lại là món ăn ngon, ngọt, hấp dẫn, được coi là “quà của biển”…
Còn nhớ trong một chuyến công tác ở thôn Quang Trung (xã đảo Minh Châu, huyện Vân Đồn), chúng tôi được một ngư dân trên đảo dẫn đi biển hái mắm, bắt hải sản. Ông nửa đùa, nửa thật: Anh sẽ đãi chú món đặc sản “rau sạch” của biển, món mà nhà dân đảo nào cũng ăn.
Quả mắm được khử đắng rồi ngâm nước sạch trước khi đem xào với hải sản.
Video đang HOT
Ông kể, đây không phải món ăn xa lạ gì với nhiều người dân biển, đặc biệt là những người thế hệ trước đã sống qua giai đoạn khó khăn, vất vả. Cây mắm mọc rất nhiều ven biển ở các xã đảo thuộc huyện Vân Đồn. Cây mắm có thân thẳng, lá dày và bóng, xanh tốt quanh năm. Ở các bãi triều, bãi ngập mặn, cây mắm sinh sống tốt ở bùn lầy. Trong môi trường khắc nghiệt, bùn mặn, cây vẫn có thể sinh trưởng, mọc tốt. Thân và quả của cây có vị mặn. Đối với thế hệ cha anh ngày trước, khi cuộc sống thường xuyên đối mặt với nạn đói, thiếu ăn thì đây chính là cây “cứu đói” cho biết bao người.
Cây mắm nhân giống bằng quả và khi quả rụng xuống lại mọc tiếp hoặc theo nước biển cuốn đi gặp bãi triều để bám rễ. Quả mắm màu xanh, hình bầu dục, thường có nhiều vào dịp tháng bảy, tháng tám âm lịch hằng năm, thi thoảng cây cũng ra quả vào tháng 10 âm lịch… Quả mắm là món ăn ngon, tốt cho sức khỏe nếu biết cách chế biến.
Quả cây mắm ở Vườn Quốc gia Xuân Thủy (Nam Định). Ảnh: Internet.
“Tuy có vị đắng, chát, nhưng nếu xử lý đúng cách thì quả mắm lại có vị ngọt, bùi. Khi quả già, người ta hái về rồi dùng dao bổ đôi, bỏ hạt, rửa sạch, cho vào nồi luộc chín 2-3 lần để quả nhả hết vị đắng, chát… Nhiều nơi còn luộc với hỗn hợp nước gạo, tro bếp sau đó để nguội, rồi ngâm từ 8-10h với nước sạch, sau đó đem xào hoặc có thể phơi khô để dự trữ…”, ông Nguyễn Văn Đanh, thôn Quang Trung, xã Minh Châu người có kinh nghiệm chế biến quả mắm chia sẻ.
Quả mắm có thể nấu canh nhưng xào với thịt hoặc các loài nhuyễn thể ở biển, như con thiếp, ngao, ngán hoặc điềm điệp… là ngon và hợp vị nhất. Để món ăn đúng vị, thơm bùi, nguyên liệu không thể thiếu là lạc rang bỏ vỏ, giã nhỏ. Sau khi phi tỏi mỡ, cho lạc vào xào cùng, chỉ cần nêm gia vị vừa phải bởi quả mắm và ngao đã sẵn vị mặn. Món ăn có vị ngăm nhẹ, mềm của quả mắm, vị ngọt của ngao, ngán, vị bùi của lạc kết hợp là trải nghiệm rất hấp dẫn, lạ miệng. Với thực khách, đây là món ăn đổi vị, dễ ăn. Còn với nhiều người dân địa phương, món ăn từ quả mắm không chỉ ngon ở hương vị mà còn chứa đựng bao ký ức, gợi về những kỷ niệm xa xưa.
Xáo chuối
Đó chính là món đặc sản nổi bật nhất của các làng quê vùng ven sông Đáy, lan sang cả một số làng quê thuộc các tỉnh Hà Nam, Hòa Bình, Nam Định, Ninh Bình theo dòng chảy quanh co của con sông Đáy...
Nhiều nơi còn gọi đó là món "Tam tam". Nghe nhiều người giải thích về tên gọi này, nhưng tôi vẫn thấy chưa thông lắm.
Xáo chuối tuy là một món ăn quê bình dị, nhưng ngày xưa thì tuyệt nhiên không hiện diện hằng ngày. Chuối để nấu xáo nhất thiết là chuối tiêu. Mà cũng phải là thứ chuối tiêu bánh tẻ vừa độ, nghĩa là không non quá, cũng không già quá. Bởi vì nếu là chuối non, cuối quả còn chưa rụng hết mấy cái tua đen, thì khi nấu lên, món ăn sẽ chát đen và thiếu độ sánh ngậy của bột quả. Nếu là chuối già, cuối quả đã tròn múp, tua đen đã rụng sạch nhẵn, thì nấu lên sẽ bị cứng sượng. Tôi rất ngạc nhiên vì vụ chuối già tại sao lại không nấu được xáo chuối? Tôi đã tự thử nghiệm nấu xáo bằng một nải chuối già. Màu ruột chuối khi luộc lên rất đẹp, không cần cho nghệ cũng vàng rực. Tưởng khi nấu lên, chuối già sẽ chóng nhừ sánh hơn, độ ngọt sẽ đậm đà hơn. Thì hóa ra không phải. Kết quả là nồi xáo đâm ra sượng cứng. Ăn sậm sật và chua lòe. Mất luôn cái vị mát thanh, nhừ nhuyễn. Thế mới biết các cụ truyền lại kinh nghiệm ngàn đời chẳng có bao giờ sai.
Người làng tôi thường lột vỏ chuối, cắt xeo xéo quả thành những lát chuối đem ngâm nước muối khử bớt độ chát và màu đen. Có một số làng vùng ven sông Đáy thì thường luộc chuối, bóc vỏ rồi cho vào cối đá giã nhuyễn trước khi nấu xáo. Có làng thì bóc vỏ trước khi luộc chuối, giã chuối. Làng Chùa, quê hương của nhà văn Nguyễn Quang Thiều gần quê tôi thì chuối cũng được giã trước khi nấu. Có làng chỉ ngâm chuối nước muối. Có làng lại đem ngâm với chút nước vôi trước khi luộc và giã chuối. Tùy theo tập quán lâu đời của mỗi làng quê.
Xương lợn chặt nhỏ, xào với hành mỡ, đem ninh trước với muối rồi thả chuối xanh đã ngâm rửa vào đun cho nhừ. Lúc sau, cho thêm ít nước cơm mẻ nghiền nhỏ, lọc kỹ và chút nghệ tươi cũng giã nhỏ, lọc kỹ. Có làng chả cho nghệ làm màu, cứ để màu thiên nhiên chuối xanh hơi xam xám, tựa như màu nước dưa loãng.
Mẻ chua cho vào món xáo chuối chỉ là cho thoáng qua, lấy mùi thơm, vị chua dịu. Cuối cùng, khi nồi chuối đã sánh đặc, thì dùng đôi đũa cả to đánh thật lực cho nồi xáo đặc sánh và cho thêm đôi ba muôi nước mắm, tùy nồi xáo to hay nhỏ. Cốt lấy mùi thơm. Chừng ngửi thấy mùi thơm hơi xem xém lửa đáy nồi bắt đầu bốc lên, là được rồi đấy. Mà nếu không quấy kỹ cho đúng đến lúc đáy nồi xem xém lửa, là không có lên được cái mùi thơm thần diệu ấy đâu.
Xáo chuối là đặc sản của các làng quê vùng ven sông Đáy.
Trước khi bắc nồi xáo chuối ra khỏi bếp, người làng cho thêm ớt tươi, lá lốt, tía tô, xương sông, mùi tàu thái nhỏ và mấy lát ớt tươi. Có những làng quê nấu xáo chuối chỉ cho xương sông, hoặc chỉ cho tía tô, hoặc chỉ cho lá lốt. Có làng cho nghệ, hay cho ớt, có làng không cho nghệ hay cũng không cho ớt. Ấy có lẽ là tùy vào tập quán hay tùy vào những thức rau lá sẵn có trong vườn nhà mùa nào thức nấy.
Xáo chuối được múc ra những cái bát chiết yêu đáy nhỏ, miệng loe loe, bầy ra các mâm cỗ. Lúc mới múc, nó còn sanh sánh. Lúc để nguội, nó đông đặc như bánh đúc vậy. Xáo chuối là một món ăn nguội, không cần đun nóng trước khi ăn như các món cỗ khác.
Còn có món xáo chuối Lâm Thao, thay vì cho mẻ cơm, thì lại cho tương nếp và cho riềng giã. Và khi xáo chuối gần chín, thì cho thêm vào bát tiết lợn đánh nhuyễn. Màu bát xáo chuối Lâm Thao ngả nâu như màu cánh gián. Ăn hơi có vị như món rựa mận, thơm ngon, lạ miệng.
Về sau này, khi cuộc sống khá giả hơn, người dân mấy làng quê ven sông Đáy quê tôi cũng gia vào món xáo chuối cổ truyền mấy miếng thịt ba chỉ hay thịt nách, hoặc ít sườn sụn. Chúng được thái xúc xắc, phi hành mỡ rang vàng cùng chút nước mắm, hạt tiêu. Sau đó xúc vào nồi xáo chuối lúc đã quấy gần được. Hoặc có nhà cho thêm một bát hạt lạc sống giã giập khi quấy xáo, hoặc là một nắm lạc hạt rang vàng giã giập. Hoặc cũng có nhà cho thêm mấy miếng đậu phụ thái nhỏ rán vàng. Ăn cũng thú vị. Nhưng nếu tham, cho nhiều quá, sẽ lủng củng, mất đi sự thanh thú ban đầu của món chuối xáo đồng quê.
Ngoài phở bò, về Nam Định nhất định phải ăn bún đũa Chợ Rồng Khi nói đến đặc sản Nam Định người ta lại nghĩ ngay đến món bún đũa. Chợ Rồng - một trong những nơi bán bún đũa ngon ở Nam Định. Bún đũa Nam Định dễ ăn không chỉ bởi vị thanh thanh nhẹ nhàng mà còn bởi vị thơm của cua và các gia vị món ăn này. Bún đũa kết hợp với...