Ngôi trường thí điểm bộ môn nữ công gia chánh ở Huế có gì đặc biệt?
Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa thống nhất cho trường THPT Hai Bà Trưng, TP.Huế thí điểm khôi phục lại việc dạy môn nữ công gia chánh trong ngôi trường này.
Ngày 14/3, thông tin từ văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh này vừa thống nhất cho thí điểm khôi phục lại việc dạy nữ công gia chánh trong trường THPT để làm cơ sở nhân rộng ra toàn tỉnh.
Trường THPT Hai Bà Trưng, TP.Huế là một trong những ngôi trường có bề dạy lịch sử về dạy nữ công gia chánh cho học sinh.
Theo đó, sau khi có buổi làm việc với trường THPT Hai Bà Trưng, TP.Huế, ngôi trường nổi tiếng từng mang tên trường Đồng Khánh Huế về giáo dục kỹ năng sống trong trường học và lắng nghe các cựu nữ sinh Đồng Khánh chia sẻ về thế mạnh của ngôi trường này trong đào tạo nữ công gia chánh.
Video đang HOT
Ông Phan Ngọc Thọ thống nhất cho trường THPT Hai Bà Trưng thí điểm khôi phục lại việc dạy môn nữ công gia chánh trong nhà trường từ năm học 2021 – 2022. Đồng thời, ông Thọ giao trách nhiệm cho ngành giáo dục sưu tầm có chọn lọc các tài liệu dạy nữ công gia chánh trước đây để phối hợp với các chuyên gia, nghệ nhân ẩm thực tiến hành biên tập, bổ sung, hoàn chỉnh phù hợp với phương châm vừa học vừa chơi vừa trải nghiệm để tạo hứng thú học tập cho học sinh.
“Mục tiêu là sau khi rời trường phổ thông, các học sinh phải biết chế biến một số món ăn cơ bản của Huế, đảm nhận được bữa ăn của gia đình. Thông qua dạy nữ công gia chánh để dạy về kỹ năng sống, hiểu biết về văn hóa, truyền thống lịch sử của dân tộc, giữ gìn nét đẹp văn hóa ẩm thực Huế cho học sinh”, ông Thọ nhấn mạnh.
Trong khi đó, cô Nguyễn Khoa Diệu Huyền, Trưởng ban liên lạc cựu nữ sinh Đồng Khánh, nguyên Phó hiệu trưởng trường THPT Hai Bà Trưng cho biết, ngoài việc bồi dưỡng kỹ năng về nữ công gia chánh, tại các tiết học này còn là nơi dạy nét văn hóa ứng xử, tác phong của phụ nữ Huế từ tiếng dạ, tiếng thưa đến cách ăn mặc, đi đứng, giao tiếp với bạn bè, thầy cô, gia đình và cộng đồng, chính vì điều đó mà nữ sinh Đồng Khánh – Hai Bà Trưng được xem là thương hiệu đầy tự hào của phụ nữ Huế.
Cô Huyền chia sẻ thêm, ngày nay, qua nhiều cải cách giáo dục, các thay đổi về dạy nghề trong trường phổ thông và ảnh hưởng của xu thế mới nên việc dạy và học môn nữ công gia chánh trong các trường phổ thông không còn như trước, dẫn đến hậu quả là một lượng lớn nữ sinh khi bước vào tuổi trưởng thành, ra khỏi mái trường phổ thông lại hạn chế về kiến thức, kỹ năng về nữ công gia chánh, thiếu am hiểu về văn hóa ẩm thực, ảnh hưởng không nhỏ trong cuộc sống và đặc biệt khi là người phụ nữ của gia đình. Do vậy phục hồi việc dạy học môn nữ công gia chánh hết sức cần thiết và cấp bách.
Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với PV, ông Nguyễn Tân, Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, việc chọn trường THPT Hai Bà Trưng để làm thí điểm dạy bộ môn nữ công gia chánh là do ngôi trường này có lịch sử truyền thống thế mạnh về dạy nữ công gia chánh cho học sinh.
Theo ông Tân, từ trong lịch sử, trước đây, trường THPT Hai Bà Trưng cũng là ngồi trường có màu sắc thể hiện rõ nét nhất về đặc trưng, nét truyền thống nữ công gia chánh và bản sắc văn hóa Huế. Thực ra, việc dạy nữ công gia chánh cũng đừng theo hiểu nghĩa là một cái nghề mà là trang bị cho các em những kỹ năng cần thiết về kỹ năng sống mà các em cần phải có.
“Kỹ năng sống bao hàm rất nhiều vấn đề, trong đó có các vấn đề mà các em phải tự chăm sóc bản thân, đặc biệt là người Huế thì việc chăm sóc gia đình, chăm sóc một bữa ăn là một đặc trưng riêng. Khi các em có những kỹ năng đó, các em có thể tham gia vào xã hội hiện đại trong thế giới phẳng, từ đó khi đi ra nước ngoài các em có thể chủ động mang theo những nét truyền thống đẹp của quê hương, của Huế”, ông Tân nói.
Ông Tân thông tin thêm, với đội ngũ thầy cô giáo có bề dày kinh nghiệm về dạy nữ công gia chánh ở trường THPT Hai Bà Trưng cùng sự hỗ trợ của các nghệ nhân cũng như sự hỗ trợ về cơ sở vật chất của trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế, trong thời gian đến đơn vị sẽ sớm đưa ra kế hoạch phù hợp nhất để triển khai thí điểm bộ môn này.
Được biết, trường THPT Hai Bà Trưng là một trong những ngôi trường lớn ở miền Trung và trên toàn quốc, ngôi trường được thành lập ngày 15/7/1917. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, trường mang nhiều tên khác nhau, từ năm 1919 – 1954, trường mang tên Cao đẳng Tiểu học Đồng Khánh, từ năm 1955 -1975 là trường Nữ trung học Đồng Khánh. Sau ngày thống nhất đất nước, trường mang tên trường cấp III Trưng Trắc, và từ năm 1983 đến nay là Trường THPT Hai Bà Trưng.
Huế: Khôi phục môn nữ công gia chánh trong trường học
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đồng ý cho trường THPT Hai Bà Trưng thí điểm khôi phục dạy môn nữ công gia chánh cho học sinh từ năm học 2021-2022.
Ngày 12-3, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, tại buổi làm việc với Trường THPT Hai Bà Trưng về giáo dục kỹ năng sống trong trường học, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh đã đồng ý cho trường thí điểm khôi phục lại việc dạy môn nữ công gia chánh trong nhà trường từ năm học 2021-2022.
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Trường Đồng Khánh (nay là Trường THPT Hai Bà Trưng). Ảnh: N.DO
Chủ tịch UBND tỉnh giao trách nhiệm cho ngành giáo dục sưu tầm có chọn lọc các tài liệu, phối hợp với các chuyên gia, nghệ nhân ẩm thực biên tập các nội dung với phương châm vừa học vừa chơi vừa trải nghiệm, không lý thuyết cao siêu để tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Ông Thọ cho biết, với mục tiêu sau khi rời trường phổ thông các học sinh phải biết chế biến một số món ăn cơ bản của Huế, đảm nhận được bữa ăn của gia đình. Qua dạy nữ công gia chánh để dạy về kỹ năng sống, hiểu biết về văn hóa, truyền thống lịch sử của dân tộc, giữ gìn nét đẹp văn hóa ẩm thực Huế.
Việc dạy nữ công gia chánh tại trường học phải gắn với tham quan, trải nghiệm tại các cơ sở, làng nghề ẩm thực truyền thống Huế. Gắn dạy lý thuyết với hướng dẫn thực hành và thuyết trình để tạo sức hấp dẫn, trong đó mời các chuyên gia ẩm thực nổi tiếng là cựu học sinh, giáo viên Đồng Khánh - Hai Bà Trưng về hỗ trợ hướng dẫn thực hành, thuyết trình.
Nghệ nhân Mai Thị Trà, cựu nữ sinh Đồng Khánh và là cựu giáo viên Trường THPT Hai Bà Trưng, chia sẻ ngày trước ngôi trường này có thế mạnh về đào tạo nữ công gia chánh. Đây là môn học được nữ sinh rất yêu thích, tập trung vào kỹ năng dưỡng nhi, chi tiêu gia đình, thêu, may, chế biến các món ăn truyền thống của Huế.
Cô Nguyễn Khoa Diệu Huyền, Trưởng Ban liên lạc cựu nữ sinh Đồng Khánh, nguyên Phó Hiệu Trưởng trường Trường THPT Hai Bà Trưng, cho biết ngoài bồi dưỡng kỹ năng về nữ công gia chánh, các tiết học còn dạy văn hóa ứng xử, tác phong của phụ nữ Huế từ tiếng dạ, tiếng thưa đến cách ăn mặc, đi đứng, giao tiếp với bạn bè, thầy cô, gia đình và cộng đồng. Chính vì điều đó mà nữ sinh Đồng Khánh - Hai Bà Trưng được xem là thương hiệu đầy tự hào của phụ nữ Huế.
Cô Huyền cho rằng, ngày nay, qua nhiều cải cách giáo dục, các thay đổi về dạy nghề trong trường phổ thông và ảnh hưởng của xu thế mới nên việc dạy và học môn nữ công gia chánh trong các trường phổ thông không còn như trước. Việc này dẫn đến một lượng lớn nữ sinh khi bước vào tuổi trưởng thành, ra khỏi mái trường phổ thông lại hạn chế về nữ công gia chánh, thiếu am hiểu về văn hóa ẩm thực, ảnh hưởng không nhỏ trong cuộc sống. Do vậy phục hồi việc dạy học môn nữ công gia chánh cần thiết và cấp bách.
Kiểm tra việc phòng, chống Covid-19 khi học sinh đi học trở lại Ngày 23.2, Sở GD-ĐT TP.HCM triển khai kế hoạch kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 trước khi học sinh đi học trở lại tại các cơ sở giáo dục. Trung tâm GDTX Chu Văn An (Q.5, TP.HCM) thực hiện phun khử khuẩn phòng chống Covid-19 - BẢO CHÂU Theo đó, nhằm rà soát, nắm tình hình chuẩn bị của cơ sở...