Ngôi nhà 1,25 tỉ đồng được xây dựng bằng cả 10 năm thanh xuân ấp ủ tặng ba mẹ của cô gái Hưng Yên
Mơ ước có căn nhà xinh xắn để sống những ngày an yên nên cô gái trẻ Phương Thảo đã tích lũy tiền từ việc kinh doanh. Mơ ước ấy đã trở thành hiện thực khi Thảo bước sang tuổi 28.
Cô gái trẻ Phương Thảo hiện đang sinh sống và kinh doanh tại Hà Nội. Để có được ngôi nhà như mình mơ ước bấy lâu, cô gái đã dành thời gian phát triển bản thân, tập trung cho sự nghiệp kinh doanh.
Và cuối cùng, căn nhà trong mơ cũng được “thành hình” với vẻ đẹp tinh tế đến từng đường nét của ngoại thất, gần gũi bình dị và an yên khi ngắm nhìn không gian nội thất bên trong.
Phương Thảo cho biết, chi phí hoàn thiện tất cả nội thất bao gồm cả sân khoảng 1,25 tỉ đối với nhà mái chéo, 1,1 tỉ đối với nhà mái bằng. Vì cô gái muốn ép cọc chắc chắn nên chi phí của việc xây dựng có cao hơn một chút.
Hai ngôi nhà được xây dựng khéo léo để tạo thành tổng thể thống nhất.
Không gian nhìn từ bên ngoài.
Cô gái Phương Thảo thực hiện được mong muốn từ năm 18 tuổi, chính là xây tặng bố mẹ một ngôi nhà.
Cô gái trẻ trung, năng động gọi hai căn nhà chung sân ở Hưng Yên là “Twins house”. Ngôi nhà mái bằng cửa vuông là nhà anh chị cả. Ngôi nhà mái chéo, cửa vòm là nhà Thảo xây cho bố mẹ ở là chính.
Thảo chia sẻ: “Nhà mình có ba chị em gái, vợ chồng anh chị cả về ở cùng bố mẹ cho vui lại tiện chăm sóc ông bà. Chị thứu hai lấy chồng nên cuối tuần thường về thăm nhà, quây quần cùng người thân. Mình chưa lấy chồng nên xây nhà riêng để tiện sinh hoạt”.
Không gian bên trong với màu ấm cúng.
Nền gạch giả gỗ được lát hình xương cá.
Không gian ấm cúng, thân thiện.
Khu vực kệ tivi với khung cửa sổ nhiều nắng.
Video đang HOT
Các khu vực chức năng liên thông liền mạch.
Góc ăn uống và nấu nướng.
Khu vực ăn uống được thiết kế khéo léo nhìn ra khoảng hông nhà trồng nhiều cây xanh.
Từ khi quyết định cho đến lúc triển khai xây ngôi nhà mái chéo chỉ chưa đầy một tháng. Vì thời gian lên ý tưởng thiết kế khá gấp gáp, hai nhà còn có hai sở thích khác nhau, một thích mái bằng kiểu hiện đại, một thích mái chéo cổ điển… Nhưng cả hai đề muốn nhìn gần giống như một công trình. Hơn nữa, đất xây nhà cũng có hạn nên đã quyết định lựa chọn một bản thiết kế trung lập.
Cũng vì thời gian gấp gáp nên kiến trúc sư phảm làm cuốn chiếu, bố cục làm trước, nội thất làm sau, vừa làm vừa hoàn thiện bản vẽ. Nhà Thảo lại xây đúng đợt covid cao điểm nhất nên hầu hết các ý tưởng đều trao đổi online, khá bất cập nhưng thành quả lại khiến cô gái vui mừng ngoài sức mong đợi vì ưng ý.
Tận dụng gầm cầu thang thiết kế tủ đựng đồ.
Một góc ấm cúng vào buổi tối.
Không gian nghỉ ngơi.
Cửa sổ mái vòm tạo điểm nhấn.
Căn phòng với thiết kế đơn giản.
Vì nhà chủ yếu xây cho bố mẹ nên Phương Thảo muốn mọi sinh hoạt cơ bản đều diễn ra ở tầng 1 vì về lâu dài, ông bà leo lên tầng sẽ gặp nhiều bất tiện. Với diện tích 60m2, kiến trúc sư đã khéo léo bố trí đầy đủ phòng khách, bếp, phòng ngủ, WC.
Bố mẹ Thảo là người thờ ông bà tổ tiên, dịp giỗ chạp hay lễ tết, nhà thường có nhiều khách cùng người thân nên cần khoảng không gian rộng rãi để làm mấy mâm cơm. Đó là lý do dù rất thích khoảng thông tầng nhưng không phù hợp với điều kiện thực tế.
Thay vào đó, để ngôi nhà nhận được nhiều ánh sáng và gió tự nhiên, Thảo đã chừa ra 70cm đất trồng cây dọc sườn nhà giúp không gian bên ngoài lẫn bên trong đều thoáng đãng, xanh mát. Các phòng đều được bố trí khung cửa sổ rộng để tận hưởng cảm giác rộng rãi, hít hà không khí trong lành và dễ dàng ngắm khung cảnh bên ngoài.
Xung quanh nhà được cô gái trồng nhiều hoa lá.
Một góc xanh tươi.
Phương Thảo chia sẻ thêm: “Bản thân mình đã có kinh nghiệm tự decor cho chuỗi cửa hàng của mình nhưng kiến thức đó thực sự không ăn thua gì để mang về áp dụng vào xây và trang trí nhà ở, hoàn toàn là một chiếc chiếu mới.
Dù có kiến trúc sư thì bản thân cũng phải biết mình thích gì, cần gì nên mình đã tìm hiểu khá nhiều các bản vẽ nhà, các phong cách nội thất khác nhau, cách phối màu, các chất liệu sử dụng cho từng hạng mục…
Mọi đáp án đều phải giải được cả 3 bài toán: công năng, thẩm mỹ và chi phí. Nhà mình cũng không gọi tên được phong cách gì vì trộn một chút Indochine, một chút Scandinavian…nhưng xuyên suốt là hai từ “thoải mái”. Mình muốn mọi người bước vào nhà đều thấy cảm giác dễ chịu, nhẹ nhàng nên không ưu tiên đồ cầu kỳ và cố gắng tận dụng các đường cong, bo tròn họa tiết, đồ dùng để tạo sự mềm mại”.
Những đường cong mềm mại tạo vẻ đẹp duyên dáng cho không gian.
Phòng tắm trong căn nhà xinh xắn.
Ngôi nhà được hoàn thiện chính là tâm huyết từ năm 18 tuổi của cô gái Phương Thảo. Sau mục tiêu đỗ đại học xong, cô gái loay hoay buôn bán để kiếm tiền xây nhà. Sau 10 năm ấp ủ, thành quả dù không quá lớn nhưng là tất cả tấm lòng, tình yêu của cô con gái út dành cho ba mẹ. Mỗi khi về nhà, Thảo đều cảm thấy ấm áp, hạnh phúc và vô cùng vui vẻ.
Cô gái trả hết nợ trong một năm nhờ cách chi tiêu này, nếu để ý sẽ thấy đây là mẹo mà người Nhật thường xuyên áp dụng
Từ bỏ thẻ tín dụng, cô gái trẻ chuyển sang dùng tiền mặt và trả được nợ học phí cùng nợ mua ô tô trong một năm.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Wright State khoa điều dưỡng năm 2017, Kristy Epperson nợ 16.000 USD (370 triệu) tiền học phí, lãi suất từ 3,6% đến 6,8% một năm.
Cô cũng còn 4.000 USD (93 triệu) nợ mua ô tô, lãi suất 4,2%.
Và khi vẫn còn đang trả nợ, Epperson lại mua một căn nhà ở Dayton (Ohio) mà chỉ phải trả trước 5% giá trị. Dù vậy, việc này cũng khiến cô phải xem lại chi tiêu và thói quen mua sắm của mình. Epperson quyết tâm trả xong nợ học phí và mua ô tô càng sớm càng tốt.
" Nếu có chuyện gì xảy ra, như mất việc chẳng hạn, tôi sẽ chẳng có cách nào chi trả cuộc sống", Epperson cho biết. Tôi cần một kế hoạch dài hạn hơn ".
Kristy Epperson, 23 tuổi, đã trả hết 20.000 đô la (463 triệu) tiền nợ trong một năm.
Ngoài việc làm thêm, giúp cô kiếm được 100 - 300 USD (2,3 - 7 triệu) mỗi tháng, Epperson còn lập một bảng theo dõi chi tiêu để tăng tốc trả nợ. Cô cũng lập một tài khoản mạng xã hội để chia sẻ các hành động, chiến lược và mục tiêu của mình. " Tôi nhận ra có rất nhiều người cùng cảnh ngộ với mình, và họ cảm thấy được truyền cảm hứng. Họ không biết rằng thoát nợ là một sự lựa chọn ", Epperson nói.
Việc theo dõi chi tiêu giúp Epperson nhận ra vấn đề chính của cô nằm ở việc dùng thẻ tín dụng. " Tôi nhìn sao kê và thậm chí chẳng nhớ một số khoản là gì nữa. Tôi ăn hàng quá nhiều, mua quần áo mới ở siêu thị, rồi mua hàng online nữa ".
Vì thế, cô bỏ thẻ tín dụng. " Tôi cảm thấy dùng tiền mặt sẽ giúp mình chi tiêu có trách nhiệm hơn ", cô giải thích.
Số tiền Kristy Epperson chi tiêu hàng tháng được chia vào các mục.
Mỗi tháng, Epperson rút tiền từ tài khoản, chia ra các mục cần tiêu như ăn ngoài, mua thực phẩm hay tiền gas. Khi hết tiền chia cho một mục, cô sẽ ngừng tiêu hoạt động đó. Dù vậy, thi thoảng, Epperson vẫn vay tiền từ mục khác và chấp nhận hy sinh. " Có tháng, tất cả bạn bè của tôi đi xem ca nhạc. Tôi thì hết tiền tháng đó rồi, nên thôi ", cô nhớ lại.
Khi không thể trả tiền mặt, như mua sắm online, Epperson phải dùng thẻ tín dụng. Nhưng sau đó, cô chuyển tiền từ tài khoản để trả nợ thẻ ngay lập tức, tránh phát sinh thêm nợ.
Khi bạn bè của Epperson nhận ra cô đang tiết kiệm, họ cũng cố gắng thích nghi. Họ tổ chức các bữa tiệc ở nhà thay vì ăn ngoài. Tất cả góp tiền mua đồ và cùng nấu nướng.
Sau một năm, nỗ lực của cô đã thành công. Tháng 9 năm ngoái, Epperson trả xong nợ vay mua ôtô. Tháng 5 năm nay, cô hết nợ học phí.
Hiện tại, mục tiêu trung hạn của cô là tiết kiệm tiền để mua xe hơi và TV mới, bằng tiền mặt. Nhưng ưu tiên trước mắt là lập quỹ dự phòng khẩn cấp, đủ chi tiêu trong 6 tháng. Đến nay, cô đã có gần một phần ba số tiền này.
Epperson cho biết chiến lược chỉ tiêu tiền mặt sẽ tiếp tục được sử dụng. Đã nhiều tháng qua, cô không cần đến thẻ tín dụng nữa.
Người Nhật cũng nổi tiếng với thói quen sử dụng tiền mặt và tiết kiệm hiệu quả.
Nói về việc sử dụng tiền mặt để tiết kiệm thì đứng đầu thế giới có lẽ là người Nhật. Họ nổi tiếng là những người yêu thích tiền mặt nhất. Mọi người chi cho các khoản nhỏ hay lớn đều bằng tiền giấy hay qua thẻ ghi nợ. Họ có sử dụng thẻ tín dụng nhưng không quẹt thường xuyên như ở nhiều nước khác.
The Credit Card Academy, một trang mạng hướng dẫn sử dụng thẻ tín dụng tại Nhật, ước tính trung bình chỉ có 18% người Nhật dùng thẻ tín dụng để mua sắm, trong khi con số này ở Mỹ là 54%, ở Anh là 55% và ở Hàn Quốc là 58%.
Mặc dù lương thưởng được trả qua tài khoản ngân hàng, người Nhật thường rút tiền ra để trang trải các chi phi, chỉ để lại một khoản nhỏ trong đó. Họ sẽ để tiền vào các phong bì, mỗi cái chứa một khoản nhất định, bên ngoài ghi rõ dùng cho việc gì.
Cô gái khoe chiến tích săn sale "sương sương" 100 đơn 1.000 đồng/tháng, tiết lộ luôn bí quyết để "rinh đồ" đợt siêu khuyến mại 12/12 sắp tới Cũng giống như nhiều tín đồ mua sắm khác, Vân Anh dành hẳn một ngày chỉ để canh sale và chốt đơn. Thành quả sau mỗi lần mua sắm này có thể khiến nhiều chị em "mắt chữ A mồm chữ O" đấy. Ngày hội săn sale mỗi tháng luôn là dịp các tín đồ mua sắm chờ đợi. Bởi lẽ trong ngày...