Ngồi lâu nguy hiểm như thế nào?
Nghiên cứu được công bố trên chuyên san American Journal of Nursing cho thấy ngồi trên 7 giờ đồng hồ mỗi ngày và ngồi liên tục kéo dài (chẳng hạn như ngồi trong 30 phút hoặc lâu hơn) làm tăng nguy cơ gây hại sức khỏe.
ShutterStock
Các nhà khoa học thuộc Đại học Texas Rio Grande Valley (Mỹ) thấy rằng ngồi lâu mà không đứng lên đi lại dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường…
Không chỉ gây béo phì, ít vận động cũng liên quan đến tăng nguy cơ ung thư, bao gồm ung thư buồng trứng, nội mạc tử cung và ung thư đại tràng.
Ngồi một chỗ làm giảm kích thích các cơ mang trọng lượng, dẫn đến giảm hoạt động của một loại enzyme tên là lipoprotein lipase có vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa lipid, bao gồm sản xuất cholesterol tốt HDL cũng như hấp thụ glucose từ máu.
Video đang HOT
Ngược lại, thỉnh thoảng rời ghế đứng lên đi lại giúp giảm những rủi ro về trao đổi chất.
Theo nhóm chuyên gia, các cách can thiệp được đề xuất bao gồm: sử dụng bàn làm việc điều chỉnh độ cao để bạn có thể đứng làm việc, đi lại hoặc vận động thường xuyên, sử dụng máy tính hoặc điện thoại thông minh nhắc nhở giờ nghỉ ngơi/đứng dậy mỗi 30 – 40 phút làm việc chẳng hạn.
Theo thanhnien.vn
Nữ y tá sốc vì bị ung thư
"Tôi mới là người đi báo tin ung thư. Tôi không thể bị ung thư được", nữ y tá Jennifer Waller bàng hoàng khi biết mắc ung thư đại tràng.
Khi đi khám vì đau bụng và sụt cân, Jennifer Waller (Mỹ) nghĩ mình chỉ kiệt sức. Trước đó, nữ y tá 32 tuổi từng sợ mình bị ung thư vú do có người nhà từng mắc bệnh song kết quả xét nghiệm âm tính.
Tháng 6, Jennifer đại tiện ra máu và liên tục đau dạ dày. Cô nội soi kiểm tra và hai tháng sau bàng hoàng nhận tin bị ung thư đại tràng.
"Đó là một cú sốc. Tôi không thể bị ung thư được", Jennifer chia sẻ trong video đăng tải trên trang cá nhân. "Ý tôi là tôi làm nghề y tá, tôi chăm sóc bệnh nhân. Tôi mới là người đi báo tin ung thư. Tôi không thể bị ung thư được, thế mà giờ tôi lại rơi vào hoàn cảnh này".
Jennifer bên hai con. Cô là bà mẹ đơn thân. Ảnh: Facebook.
Theo Fox News, ung thư đại tràng thường bắt đầu bằng sự xuất hiện các polyp. Triệu chứng ung thư đại tràng bao gồm thay đổi về thói quen đại tiện, xuất huyết trực tràng, đau bụng hoặc sụt cân đột ngột. Các biện pháp điều trị là phẫu thuật cắt bỏ khối u kết hợp hóa trị, xạ trị.
Ở Mỹ, người dân được khuyến cáo sàng lọc ung thư đại tràng từ tuổi 50 trở đi nhưng Jennifer cho rằng như thế là quá muộn. "50 tuổi nghĩa là tôi phải chờ 18 năm nữa", nữ y tá nói. "Nếu không chủ động đi khám và để ý cơ thể, tôi có lẽ đã chết rồi".
Theo Viện Ung thư Quốc gia Anh, tỷ lệ sống thêm 5 năm của bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn một là 92%. Nếu căn bệnh lan sang các bộ phận khác như gan, cơ may sẽ giảm. Đến giai đoạn bốn, người bệnh chỉ còn 12% cơ hội sống thêm 5 năm.
Jennifer chưa bị di căn đến gan hay phổi nhưng có khả năng ung thư đã tấn công hạch bạch huyết. Đầu tuần tới, cô sẽ phẫu thuật cắt bỏ đoạn đại tràng bị ung thư và kiểm tra hạch bạch huyết để xem có cần hóa trị hay không. Nữ y tá khẳng định sẽ không đầu hàng mà chiến đấu đến cùng.
Thông qua câu chuyện của mình, Jennifer không chỉ muốn chia sẻ nỗi lòng mà còn hy vọng cảnh tỉnh cộng đồng về căn bệnh ung thư đại tràng.
"Ung thư đại tràng vốn bị coi là bệnh của đàn ông cao tuổi, thế mà một phụ nữ 32 tuổi như tôi cũng mắc", Jennifer nói. "Tôi là y tá mà còn không nghĩ rằng người trẻ tuổi vẫn có thể bị ung thư đại tràng thì chắc hẳn rất nhiều cá nhân không biết. Tôi phải lên tiếng để cộng đồng hiểu rõ hơn vấn đề này".
Minh Nguyên
Theo Vnexpress
Bạn đã biết rõ về căn bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu có nhiều nguy hiểm tiềm ẩn chưa? Dưới đây là một số nguyên nhân và dấu hiệu thầm lặng của căn bệnh này bạn nên lưu ý. Hệ thống tuần hoàn của con người bao gồm tĩnh mạch và động mạch, chúng đảm nhiệm vai trò lưu thông máu trong cơ thể. Những vấn đề về tĩnh mạch có thể gây ra tác động không hề nhỏ đến tuần hoàn...