Ngoài hẹp bao quy đầu, còn 5 rắc rối ở vùng kín của bé trai bố mẹ không thể lơ là
Có nhiều vấn đề liên quan đến vùng kín của bé trai rất dễ phát hiện, xử lý đơn giản nhưng nếu bố mẹ không chú ý có thể ảnh hưởng rất nhiều đến con khi trưởng thành.
Bố mẹ nào mà chẳng hy vọng con mình lớn lên vui vẻ và khỏe mạnh. Tuy nhiên, có một số rắc rối vùng kín của bé trai, liên quan đến dương vật, tinh hoàn hoặc bìu.
Một thực tế thú vị là có một triệu chứng chung thường gặp trong các vấn đề tiết niệu của bé trai – nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). Các dấu hiệu của UTI bao gồm:
- Sốt.
- Đau ở cả hai bên cơ thể.
- Đi tiểu đau, thường xuyên, nước tiểu có máu hoặc đục.
Một số bé trai lại gặp phải một số vấn đề trong khu vực vùng dưới (Ảnh minh họa).
Bác sĩ Nyo Yoke Lin, cũng là cố vấn tại khoa phẫu thuật Nhi khoa, Bệnh viện Đại học Quốc gia (Singapore) khuyên rằng bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn nghi ngờ con đang gặp bất kì vấn đề nào và liệt kê ra những vấn đề liên quan đến sức khỏe vùng kín của bé trai có thể gặp phải.
1. Sa tình hoàn
Vào tam cá nguyệt thứ ba, tinh hoàn của thai nhi nên hoàn toàn đi vào bìu rồi. Do đó, bác sĩ Nyo lưu ý khoảng 5 đến 7% các bé trai sinh non có khuynh hướng bị tình trạng này. Ngoài ra, khoảng 3% trẻ sơ sinh đủ tháng và 1% trẻ em 1 tuổi cũng có thể gặp vấn đề này.
Triệu chứng: Bác sĩ nhi khoa sẽ thực hiện khám sức khỏe nhanh sau khi sinh hoặc trong quá trình khám sức khỏe thường xuyên vùng kín của bé trai để đánh giá xem bé có bị hay không.
Nếu con có bất kì triệu chứng bất thường nào, hãy đưa con đi khám ngay lập tức.
Điều trị: Nếu tinh hoàn của bé vẫn chưa xuống khi bé đã được 6 đến 9 tháng tuổi, phẫu thuật điều chỉnh sẽ được thực hiện khi trẻ được 9 đến 18 tháng tuổi. Bác sĩ Nyo nói không có lựa chọn điều trị khác. Nếu tình trạng này không được điều trị, nó thậm chí có thể gây ra vô sinh hoặc ung thư. Bé cũng phải đối mặt với nguy cơ cao hơn bị thoát vị trong tinh hoàn bị sa.
Đây là một dị tật bẩm sinh ở vùng kín bé trai ít gặp hơn các rắc rối khác. Bệnh cũng dễ phát hiện vì lỗ tiểu không đổ ra ở đỉnh quy đầu như bình thường mà ở một vị trí nào đó ở phần dưới dương vật, bìu khiến trẻ không tiểu tiện được bình thường. Bạn cũng có thể sẽ phát hiện ra khúc cong trong dương vật của bé – được gọi là chứng cong dương vật. Bao quy đầu cũng có thể không đầy đủ, chỉ có thể phủ một phần của đỉnh dương vật. Mặc dù nguyên nhân chính xác của tình trạng này chưa được xác định, nghiên cứu cho thấy nó có thể liên quan đến kích thích tố hoặc di truyền.
Triệu chứng: Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ nhi khoa có thể chẩn đoán tình trạng này bằng cách khám sức khỏe. Bạn cũng có thể quan sát nếu thấy nước tiểu của con bạn ra một cách bất thường – không phải từ đầu dương vật – hay phải ngồi xuống để đi tiểu thì có thể con mắc phải hiện tượng lỗ tiểu lệch thấp.
Lỗ tiểu lệch thấp khiến trẻ không tiểu tiện được bình thường (Ảnh minh họa).
Điều trị: Bác sĩ Nyo lưu ý rằng theo mức độ nghiêm trọng và bất kỳ bất thường liên quan, tình trạng này thường được điều trị bằng phẫu thuật. Điều này được thực hiện trong các giai đoạn khi trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi. Thật không may, ngay cả khi phẫu thuật, bác sĩ Nyo cho biết “sửa chữa không bao giờ là hoàn hảo”. Các vấn đề sức khỏe lâu dài như dòng nước tiểu yếu, tái phát hay kéo dài tình trạng uốn cong trong dương vật con của bạn sẽ vẫn tiếp diễn. Đôi khi, “sự cố” có thể xảy ra hơn 10 năm sau khi việc phẫu thuật đã được thực hiện. Những vấn đề này đều có thể được chữa trị khi chúng xuất hiện.
3. Tràn dịch màng tinh hoàn
Khi dịch lấp đầy bìu, gây ra hiện tượng sưng, và tràn dịch màng tinh hoàn chính là hệ quả. Trẻ sinh non có nhiều khả năng mắc phải vấn đề này hơn, có thể gây viêm và nhiễm trùng nếu không được điều trị.
Triệu chứng: Thông thường, nó sẽ xuất hiện dưới dạng sưng không đau ở một hoặc cả hai tinh hoàn của bé nhưng khi bìu sưng lên dần, trẻ có thể cảm thấy khó chịu và đau hơn.
Video đang HOT
Điều trị: Thông thường khi được 1 tuổi, hiện tượng tràn dịch này có thể biến mất mà không cần điều trị. Nếu không, trẻ sẽ cần gặp bác sĩ tiết niệu, người sẽ thực hiện phẫu thuật để điều chỉnh tình trạng này. Trong quá trình phẫu thuật, sẽ có một vết cắt nhỏ ở vùng bụng dưới hoặc bìu, tùy thuộc vào vị trí của vùng tràn dịch, để loại bỏ nó bằng phẫu thuật.
4. Thoát vị bẹn
Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em, chỉ sau hẹp bao quy đầu. Thường một túi nhỏ thông từ khoang bụng chui ra lỗ bẹn sẽ được bít lại khi trẻ sinh ra nhưng vì lý do nào đó, túi thoát vị này không bít lại, các cơ quan trong ổ bụng như ruột chui vào và tạo nên một khối phồng ở vụng bẹn, ở bìu trẻ và gọi là thoát vị bẹn.
Thoát vị bẹn là bệnh khá thường gặp ở trẻ em (Ảnh minh họa).
Triệu chứng: Bạn sẽ phát hiện ra một chỗ phình xuất hiện ở hai bên của xương mu của bé, và có đau và sưng quanh tinh hoàn. Sự phình ra có thể gây đau đớn khi trẻ ho, khóc hoặc ruột vận động.
Điều trị: Trong điều trị thoát vị, điều trị khẩn cấp là cần thiết vì nó có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, phát hiện sớm và phẫu thuật sẽ ngăn chặn tình trạng xấu đi. Bác sĩ Nyo khuyên: “Nếu bạn nghi ngờ có hiện tượng thoát vị hoặc tràn dịch, con bạn nên được đưa đến bác sĩ phẫu thuật hoặc chuyên gia tiết niệu nhi khoa càng sớm càng tốt“.
5. Trào ngược bàng quang niệu quản ( VUR)
Khi trẻ đi vệ sinh, chất thải lỏng thường chảy xuống từ thận vào các ống được gọi là niệu quản trước khi lưu trữ trong bàng quang. Một cái van có nắp ở nơi niệu quản gặp bàng quang, chịu trách nhiệm duy trì dòng chảy của nước tiểu đi đúng hướng. Đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị trào ngược bàng quang niệu quản sơ cấp, chiếc van này không hoạt động chính xác, khiến nước tiểu chảy ngược về thận thay vì đi vào bàng quang. Bệnh nhân VUR thứ phát bị tắc nghẽn bàng quang, khiến cho nước tiểu chảy ngược trở lại vào niệu quản. Nếu tình trạng này không được điều trị, trẻ có thể sẽ bị tái phát nhiễm trùng đường tiết niệu, và cuối cùng, thận của trẻ sẽ bị sẹo. Bác sĩ Nyo giải thích, “Hậu quả của việc để lại sẹo bao gồm suy giảm chức năng thận và huyết áp cao”.
Triệu chứng: Nhiều trẻ bị VUR thực sự không có triệu chứng, ngoài nhiễm trùng đường tiết niệu.
Điều trị: Bác sĩ Nyo nói trẻ thường sẽ được kê kháng sinh để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu cũng như để ngăn chặn nó tái diễn cùng bất kỳ vết sẹo tiếp theo của bàng quang. Trong khi con bạn đang dùng thuốc kháng sinh, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm X-quang trên bàng quang để chẩn đoán tình trạng này. Tuy nhiên, nếu tình trạng của trẻ không cải thiện và thận có dấu hiệu hư hỏng, phẫu thuật là phương sách cuối cùng cho những trường hợp nặng.
Nguồn: Parents
Theo Helino
Điều trị hẹp bao quy đầu như thế nào?
Hẹp bao quy đầu, hay phimosis, là từ được các bác sĩ dùng để mô tả tình trạng da bao quy đầu quá chặt không kéo lên được khỏi đầu dương vật.
Hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ chập chững biết đi đều bị hẹp bao quy đầu, nghĩa là da bao quy đầu không thể kéo lên được. Điều này là do quy đầu và da bao qui đầu vẫn dính với nhau trong vài năm đầu tiên của cuộc đời.
Ở người lớn, có một số yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây hẹp bao quy đầu, mặc dù điều này thường chỉ là vấn đề nếu gây ra triệu chứng.
Dưới đây là những nguyên nhân của tình trạng này, cùng với biện pháp điều trị.
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ
Hẹp bao quy đầu chỉ xảy ra ở nam giới không cắt bao quy đầu và thường gặp ở các bé trai hơn là ở người trưởng thành.
Hẹp bao quy đầu là bình thường ở trẻ sơ sinh và trẻ chập chững biết đi, vì da bọc qui đầu vẫn dính với qui đầu. Nó sẽ bắt đầu tách ra tự nhiên trong độ tuổi từ 2 đến 6 tuổi, mặc dù có thể xảy ra muộn hơn, vào khoảng 10 tuổi ở một số bé trai.
Bao quy đầu có thể được kéo lên trên quy đầu ở khoảng 50% số bé trai 1 tuổi, và gần 90% số bé trai 3 tuổi. Hẹp bao quy đầu sẽ xảy ra ở dưới 1% số thanh thiếu niên từ 16 đến 18 tuổi.
Hẹp bao quy đầu dễ xảy ra hơn ở các bé trai lớn khi có:
nhiễm trùng đường tiết niệu lặp đi lặp lại
nhiễm trùng bao quy đầu
đụng chạm mạnh nhiều lần ở bao quy đầu
chấn thương bao quy đầu
Ở người lớn, các yếu tố nguy cơ gây hẹp bao quy đầu bao gồm nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
Hẹp bao quy đầu có thể do bệnh ngoài da, như:
Bệnh chàm: Tình trạng kéo dài khiến da bị ngứa, đỏ, khô và nứt.
Bệnh vẩy nến: Bệnh da này dẫn đến các mảng da đỏ, bong vảy và đóng vảy.
Lichen phẳng: Ban ngứa có thể ảnh hưởng đến các vùng khác nhau của cơ thể, không lây.
Lichen xơ hóa: Bệnh gây sẹo trên bao quy đầu có thể dẫn đến hẹp bao quy đầu, có thể do kích thích đường tiết niệu.
Triệu chứng
Hẹp bao quy đầu không phải lúc nào cũng dẫn đến triệu chứng. Tuy nhiên, triệu chứng có thể bao gồm đỏ, đau hoặc sưng.
Bao quy đầu chặt có thể cản trở đường đi của nước tiểu. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể không thoát được hết nước tiểu trong bàng quang.
Hẹp bao quy đầu có thể dẫn đến viêm quy đầu, hoặc viêm quy đầu-bao quy đầu. Những bệnh này thường do vệ sinh kém.
Các triệu chứng của viêm quy đầu bao gồm:
đau, ngứa và mùi hôi
đỏ và sưng
tích tụ dịch đặc
đau khi đi tiểu
Trong quan hệ tình dục, hẹp bao quy đầu có thể gây đau, nứt da hoặc mất cảm giác. Mang bao cao su và sử dụng chất bôi trơn có thể giúp giao hợp thoải mái hơn.
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ hỏi đầy đủ tiền sử của bạn, các đợt nhiễm trùng hoặc thương tích trước đó. Bác sĩ cũng có thể hỏi về ảnh hưởng của triệu chứng đối với hoạt động tình dục. Khám thực thể sẽ bao gồm quan sát dương vật và bao quy đầu.
Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra nhiễm trùng nước tiểu hoặc lấy mẫu từ vùng bao quy đầu để kiểm tra vi khuẩn.
Hẹp bao quy đầu là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh tiểu đường týp 2. Người lớn bị hẹp bao quy đầu có thể được xét nghiệm máu và nước tiểu để kiểm tra lượng đường trong máu.
Điều trị
Các lựa chọn điều trị cho hẹp bao quy đầu tùy thuộc vào triệu chứng. Hầu hết các trường hợp viêm quy đầu đều dễ dàng điều trị bằng vệ sinh tốt, kem và thuốc mỡ.
Các bác sĩ khuyên nên vệ sinh dương vật hàng ngày bằng nước ấm và lau khô nhẹ nhàng. Tánh sử dụng xà phòng, bọt tắm hoặc dầu gội đầu trên bộ phận sinh dục của họ, và lau khô dưới bao quy đầu sau khi đi tiểu.
Bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng kem hoặc mỡ corticoid nếu da bị kích ứng.
Nếu viêm quy đầu-bao quy đầu do nhiễm nấm hoặc vi khuẩn, có thể cần kem chống nấm hoặc một liệu trình kháng sinh.
Trong trường hợp viêm quy đầu-bao quy đầu nghiêm trọng hoặc tái đi tái lại, bác sĩ có thể khuyên bạn nên điều trị hẹp bao quy đầu. Họ có thể kê đơn các loại kem corticoidđể giúp làm mềm da bọc qui đầu và làm cho nó dễ dàng kéo lên hơn, hoặc phẫu thuật có thể là một lựa chọn.
Bác sĩ cũng có thể đề nghị cắt bao quy đầu, trong đó tất cả hoặc một phần của bao quy đầu được cắt bỏ, mặc dù thủ thuật này gây nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng.
Phẫu thuật giải phóng vùng bao quy đầu mắc kẹt quy đầu cũng có thể thực hiện. Cách này sẽ bảo tồn bao quy đầu, nhưng tình trạng hẹp bao quy đầu có thể tái phát.
Các bệnh liên quan
Paraphimosis là tình trạng bao quy đầu không thể trở lại vị trí cũ của nó, khiến quy đầu bị đau và sưng.
Chăm sóc y tế khẩn cấp là cần thiết để tránh đau nghiêm trọng hơn và ngăn chặn tình trạng giảm lưu lượng máu đến dương vật.
Bác sĩ có thể bôi gel gây tê cục bộ trong khi ấn vào quy đầu và đẩy bao quy đầu tuột xuống. Trong một số trường hợp, cần rạch một khe nhỏ ở bao quy đầu để giảm áp lực. Với những trường hợp nghiêm trọng cần cắt bao quy đầu.
Trong trường hợp hiếm gặp và rất nghiêm trọng, thiếu máu đến dương vật có thể làm cho mô bị chết. Nếu điều này xảy ra, dương vật có thể cần được phẫu thuật cắt bỏ.
Phòng ngừa
Phòng ngừa các triệu chứng của hẹp bao quy đầu bằng cách vệ sinh tốt.
Nhẹ nhàng rửa sạch dương vật và dưới da qui đầu bằng nước ấm mỗi ngày sẽ giúp tránh được các vấn đề và sẽ tạo điều kiện cho da được lỏng lẻo và tránh nhiễm trùng.
Chăm sóc sau khi cắt bao quy đầu
Nam giới đã cắt bao quy đầu được khuyên nên kéo bao quy đầu lên trên và rửa bên dưới nó với nước ấm.
Sử dụng xà phòng nhẹ hoặc không có mùi thơm sẽ làm giảm nguy cơ kích ứng, và tránh sử dụng phấn rôm hoặc chất khử mùi ở vùng này.
Hầu hết các bé trai sẽ có bao quy đầu không kéo được lên trên vì nó vẫn còn dính với dương vật. Bao quy đầu sẽ bắt đầu tách ra tự nhiên ở độ tuổi từ 2 đến 6, mặc dù có thể mất nhiều thời gian hơn.
Cha mẹ không nên cố kéo bao quy đầu lên trên trước khi nó đã sẵn sàng, vì điều này có thể gây đau và làm tổn thương bao quy đầu.
Trong khi các triệu chứng của hẹp bao quy đầu có thể không thoải mái, bản thân tình trạng này không đe dọa tính mạng. Các triệu chứng của hẹp bao quy đầu được điều trị dễ dàng mà không để lại hậu quả lâu dài.
Có một số bằng chứng cho thấy hẹp bao quy đầu có thể tạo điều kiện cho các khối u phát triển trong dương vật, mặc dù cần nghiên cứu thêm trong lĩnh vực này.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
5 nguyên tắc mà con gái nên "thuộc nằm lòng" trong ngày đèn đỏ để vùng kín luôn sạch sẽ, không có mùi khó chịu Kỳ "đèn đỏ" luôn là nỗi ám ảnh hàng tháng của hội con gái, tuy nhiên, nếu tuân thủ những nguyên tắc sau thì bạn vừa có thể giảm được mùi khó chịu ở vùng kín, vừa tránh gặp phải tình trạng đau mỏi khắp cơ thể. Trong ngày đèn đỏ, hội con gái sẽ thường gặp phải tình trạng mệt mỏi, đau...