Ngô nướng Hà Nội
Bạn tôi nói ngô nướng ở Hà Nội dường như sinh ra để mang đông về, khi cái lạnh bủa vây mọi con phố.
Tôi luôn nhớ thương vị ngô nướng Hà Nội – ẢNH MỸ LIÊN
Dù bây giờ không phải mùa đông nhưng giữa sự tấp nập, ngắm bếp than hoa đỏ rực, nha nhẩn từng hạt ngô nướng lại nhớ đến bếp lửa của bà ngày xưa.
Hai đứa chọn chiếc ghế nhựa dọc vỉa hè gần cầu. Gió mang đến sự mát mẻ, trong lành không còn cái hầm hập lúc ban trưa. Dòng sông Hồng lững lờ trôi, từng hàng chuối, bờ lau xào xạc, tiếng dế hòa điệu âm thanh đêm. Những hàng ngô ngay ngắn ưỡn mình phơi màu như mời gọi, kích thích vị giác của mọi người.
Nhìn gương mặt háo hức của người chờ đợi đến lượt mình để được nhâm nhi những hạt ngô dẻo thơm, căng mẩy vàng ươm, hương thơm ngào ngạt quả là thú vị. Còn có gì thú bằng khi vừa ngồi lai rai ngô nướng vừa hàn huyên tâm sự cùng bạn bè vừa có thể ngắm đường phố lung linh sắc màu.
Video đang HOT
Trong lúc chờ ngô chín, tôi cũng đã kịp hỏi về cách chọn ngô nướng. Cô hàng bán ngô cũng rất chân thành chia sẻ: Ngô nướng không chọn ngô già hay ngô tẻ mà chọn những trái ngô vừa dày hạt. Nếu những bắp ngô quá già sẽ cứng và dai ăn sẽ xác, nếu là ngô non, sẽ quá dẻo và hay bị cháy, không chín đều. Cô chủ còn bảo thêm, đối với người Hà Nội thì loại ngô được trồng ở bãi giữa sông Hồng với cùi nhỏ, hạt tròn, có màu trắng ngà, căng sữa là thứ ngô nếp ngon, thơm, dẻo hơn nhất.
Muốn ăn ngô nướng phải kiên nhẫn một chút, người bán cũng không vội vã. Ngô nướng quá lửa ngô sẽ xém bên ngoài mà hạt ngô chưa chín đến. Tôi ấn tượng nhất là hình ảnh cô chủ ngồi bên chậu than hoa rực hồng hai má đỏ ửng vì hơi nóng, một tay xoay tròn những bắp ngô căng tràn sữa, một tay quạt nhè nhẹ cho hơi lửa bốc lên vừa đủ nướng chín xung quanh.
Những thực khách chờ đợi bên những câu chuyện rì rầm và âm thanh lép bép của lò than… Tất cả tạo nên một không gian ấm cúng lạ kỳ. Ngồi tách từng hạt ngô, nhâm nhi rồi thả ánh nhìn theo từng dòng người qua lại để cái thơm nồng sộc lên mũi, để cái dẻo cái ngòn ngọt như đánh thức mọi giác quan, những giọt sữa ngô thấm vào lưỡi và cảm thấy lòng mình bình yên sau những lo toan vất vả.
Giữa phố phường tấp nập, ngồi bên bếp than hồng mà nhẩn nha thưởng thức những bắp ngô nướng nóng hổi, thơm bùi đã trở thành sở thích, thành ký ức của bao người dân Hà Nội. Ăn ngô nướng đêm để lòng người luôn ấm áp và gần gũi nhau hơn. Món quà bình dị thế này thôi nhưng khi đi xa thì nhớ mãi… Món ngon Hà nội đôi khi chỉ đơn giản vậy thôi!
Năm nay, Covid-19 đã làm ta lỡ hẹn, hy vọng một ngày không xa tôi sẽ trở lại thăm thủ đô thân yêu, dạo chơi cùng bạn bè và tiếp tục thưởng thức những món ăn bình dị mà ai đã từng thưởng thức sẽ vương vấn không thôi.
Hà Nội: Quán bún ốc nguội gia truyền 3 đời, bà chủ U70 gẩy ốc điệu nghệ như múa
Bún ốc nguội từ lâu đã gắn bó với cuộc sống của người dân Hà Thành, thay vì những bát bún đầy ụ, nóng hổi, bún ốc nguội là món ăn được ưa chuộng hơn hẳn mỗi khi mùa hè đến.
Nhắc đến bún ốc, thường người ta hay nghĩ đến món bún nóng với những con ốc béo giòn và thứ nước dùng chua dịu thơm mùi dấm bỗng. Nhưng bún ốc Hà Nội đâu chỉ có bún ốc nóng, nhiều người dân Hà Thành khẳng định bún ốc nguội mới thực là mỹ vị.
Thức quà có phần cổ xưa ấy giản dị trong hình thức nhưng lại ẩn chứa kỹ nghệ nấu nướng tinh tế.
Đến nay chỉ còn lác đác vài hàng trên phố Nhà Chung, Lương Ngọc Quyến, Bùi Thị Xuân, Phù Đổng Thiên Vương... còn bán. Trong đó, đặc biệt hơn cả có lẽ là quán bún ốc nguội gia truyền 3 đời trên phố Phù Đổng Thiên Vương.
Bà Trần Thị Hòa (67 tuổi) tiếp nối nghề truyền thống của mẹ đến nay đã được 40 năm: "Mẹ tôi người làng Pháp Vân, cả làng tôi ngày xưa đi bán bún ốc nguội. Mẹ tôi đi bán bún ốc từ năm 14 tuổi, còn tôi cũng đi phụ mẹ khi lên 17 tuổi. Khi mẹ già yếu, tôi tiếp quản nghề đến nay đã được hơn 40 năm".
Ẩm thực Hà Nội vốn tinh tế, độc đáo. Vũ Bằng trong "Món ngon Hà Nội" đã viết về bún ốc như thế này: "Đó là một thứ quà, có thể bảo là đã đạt được tới cái đích nghệ thuật ăn ngon của người Hà Nội".
Không phải phở, cũng chẳng phải cốm, món ăn ông nhắc đến ở đây là... bún ốc. Mà lại là bún ốc nguội mới đúng phong vị Hà Thành.
Bà Hòa cho biết: "Muốn có món bún ốc nguội ngon thì con ốc phải thơm, béo và giòn. Người Hà Nội xưa không chỉ ngâm ốc bằng nước vo gạo để ốc nhả hết chất tanh, mà còn ngâm bằng bỗng rượu.
Tiếp theo là cách luộc. Chỉ đổ nước xâm xấp mặt ốc, rắc thêm chút muối, đun to lửa, sôi bồng lên thì mở vung, hạ ngay lửa rồi tăng lửa cho bồng lên. Cứ như vậy đến lần thứ ba thì đổ ốc ra luôn là ốc đã đủ chín, con ốc sẽ giòn".
Bún ốc nguội ăn theo kiểu bún chấm, có một đĩa bún và bát nước có ốc riêng.
Bà Hòa cho biết thêm, đặc biệt vào những ngày đầu năm mới, người Hà Thành thường rủ nhau đi ăn bún ốc nguội, một phần vì Tết đã ăn nhiều bánh chưng giò thịt nên đầu năm đi ăn bún ốc cho thanh mát, giải ngấy. Nhưng quan trọng hơn là người dân tâm niệm, ăn bún ốc đầu năm mới sẽ may mắn.
Mỗi ngày bà Hòa bán được khoảng 40 - 50kg ốc, khi dịch Covid-19 bùng phát số lượng người mua về đông, chỉ lác đác khách ngồi ăn tại quán. Một suất bún ở đây có giá từ 40k - 50k với thịt ốc to, giòn sần sật.
"Tôi rất biết ơn mẹ mình đã để lại cho mình nghề này và tự hào khi mình là một trong số ít người còn lưu giữ nét ẩm thực xưa cũ của người Hà Thành. Hiện tôi truyền lại nghề cho con gái", Bà Hòa nói.
Bún ốc nguội xuất hiện ở Hà Nội từ rất lâu. Đến nay, tuy không thịnh hành như trước và có phần "lép vế" hơn so với bún riêu, bún chả nhưng món ăn vẫn có chỗ đứng trong lòng những người sành ăn.
Hè đến rồi, hãy khám phá ngay những quán nộm ngon nổi tiếng Hà Nội Nộm bò khô luôn là món ăn được mọi người yêu thích khi hè đến. Chỉ đơn giản là đu đủ xanh, thịt bào khô hoặc hoa chuối thái lát mỏng, trộn cùng thứ nước trộn chua ngọt và thêm lạc rang đập dập nhưng mỗi quán lại có một công thức và tạo ra các vị khác nhau Dưới đây là danh...