Nghiện smartphone, nhiều trẻ nhập viện vì đau khớp tay
Nhiều học sinh cấp 2 đã phải đến viện khám vì đau các khớp ngón tay, đặc biệt là ngón tay cái do chơi điện thoại quá nhiều, có cháu đã có biểu hiện bị viêm gân.
Theo cảnh báo của bác sĩ, với những cháu này, chỉ khoảng 5-7 năm nữa, ở tuổi ngoài 20, các khớp nhỏ ở ngón tay của cháu sẽ bị thoái hóa.
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vừa đưa ra cảnh báo tình trạng trẻ em sử dụng điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử có nguy cơ đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp, nhất là các khớp ở ngón tay, cổ tay. Sử dụng quá nhiều thiết bị điện tử còn làm trẻ bị ảnh hưởng tới mắt và khả năng tập trung trong học tập.
Theo BSCKII Nguyễn Thị Thanh Huyền – Trưởng khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân là học sinh THCS đau các khớp ngón tay, đặc biệt là ngón tay cái do chơi điện thoại quá nhiều, có cháu đã có biểu hiện bị viêm gân. Với những cháu này, chỉ khoảng 5-7 năm nữa, ở tuổi ngoài 20, các khớp nhỏ ở ngón tay của cháu sẽ bị thoái hóa.
Trẻ em sử dụng các thiết bị thông minh nhiều giờ trong ngày có thể gây tôn thương đốt sống cổ và các khớp ngón tay, cổ tay.
Video đang HOT
BS Huyền lý giải, khác với người lớn, khi sử dụng các thiết bị thông minh, trẻ thường tập trung vào thiết bị mà quên đi những việc bảo vệ cho các cơ quan của cơ thể. Trẻ có thể chơi điện thoại trong thời gian dài, với tư thế cúi đầu hàng giờ có thể gây tổn thương cho đốt sống cổ và cơ lưng. Tư thế cầm, giữ điện thoại lúc nằm còn ảnh hưởng tới cơ vai, khớp vai. Đặc biệt các ngón tay sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất nếu trẻ dùng quá nhiều thiết bị thông minh, từ đó làm giảm hiệu suất học tập và khả năng viết của trẻ.
“Nhiều cháu nhỏ thường sử dụng điện thoại, máy tính bảng liên tục 2-3 giờ, thậm chí có trường hợp ngoài giờ ăn và ngủ ra lúc nào cũng cầm điện thoại sử dụng. Như vậy là quá nhiều, các hoạt động quá mức này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến gân cơ vùng ngón tay, bàn tay và đặc biệt là các khớp vùng ngón tay cái”, BS Huyền nói.
BS Huyền cho biết, chơi thiết bị điện tử quá nhiều là nguyên nhân khiến trẻ tăng nguy cơ thoái hóa khớp khi trưởng thành, vì quá trình thoái hóa không phải ngay lập tức mà nó diễn biến từ từ, trải qua nhiều tháng, nhiều năm.
Khi cha mẹ thấy con có dấu hiệu như: đau, mỏi bất cứ khớp nào từ cổ, vai, khuỷu, cổ tay, đến các ngón tay; sau một thời gian dài chơi thiết bị điện tử trẻ kêu mỏi, tê tay, ngón cái vận động khó; các khớp cứng lại, mỏi, nhất là khớp ở giữa bàn tay và ngón cái, đó là khớp ở gốc bàn tay, khi để tay không cũng mỏi thì cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám.
Để ngăn chặn tình trạng này, cha mẹ cần hạn chế trẻ sử dụng các thiết bị để giảm tình trạng đau, mỏi khớp. Ví dụ sử dụng 30 phút điện thoại rồi phải nghỉ, trong 1 ngày sử dụng 2-3 lần, mỗi lần 30 phút là tối đa thì mới giảm nguy cơ thoái hóa.
Ngoài ra, cha mẹ có thể dạy con thả lỏng bàn tay, co duỗi tay nhẹ nhàng, xoay gập cổ tay nhẹ nhàng, không tạo áp lực, không bẻ khớp là cách “thư giãn” tốt nhất cho khớp.
BS Huyền cũng cảnh báo, không chỉ người lớn, mà học sinh hay có thói quen bẻ ngón tay, bẻ khớp khi mỏi tay. Thói quen này hoàn toàn không tốt cho khớp và bẻ tay càng nhiều, bao khớp càng giãn. Khi bị giãn các bao khớp không thể giữ cho khớp ở trạng thái ổn định. Đây là việc làm thúc đẩy tình trạng thoái hóa khớp.
Nhiều học sinh thiệt mạng trong vụ sập trần trường học Trung Quốc
Vụ sập trần bê tông nhà thể chất tại một trường học ở thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ phía Đông Bắc Trung Quốc đã khiến 11 người thiệt mạng, phần lớn là học sinh cấp 2, Tân Hoa Xã ngày 24/7 đưa tin.
Lực lượng cứu hộ nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân. Ảnh: Weibo.a
Tân Hoa Xã trưa 24/7 xác nhận, 15 nạn nhân mắc kẹt dưới đống đổ nát trong vụ sập trần bê tông nhà thể chất của trường THCS số 34 ở quận Longsha, thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ, tỉnh Hắc Long Giang đã được đưa ra ngoài.
Trước đó, Sở cứu hỏa tỉnh Hắc Long Giang nhận được thông tin về vụ sập trần nhà vào 2h56 phút chiều 23/7 (giờ địa phương).
Vào lúc vụ việc xảy ra, có 19 người đang có mặt trong nhà thể chất rộng khoảng 1.200 mét vuông. Lực lượng cứu hộ thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ cho biết, 4 người đã tự thoát ra ngoài và 15 người bị mắc kẹt dưới đống đổ nát.
Hình ảnh hiện trường vụ sập trần nhà thể chất. Ảnh: CCTV.
Tính đến 5h sáng 24/7 (giờ địa phương), 14 nạn nhân đã được nhân viên cứu hộ đưa khỏi hiện trường, trong đó 4 người thiệt mạng tại chỗ và 6 người tử vong sau khi nỗ lực điều trị thất bại. Đến 10h sáng, thi thể nạn nhân cuối cùng đã được đưa ra khỏi đống đổ nát.
Tân Hoa Xã trích dẫn điều tra sơ bộ cho thấy, các công nhân xây dựng đã đặt trái phép đá trân châu (đá perlite) lên mái nhà thể chất trong quá trình xây dựng một tòa nhà giảng dạy liền kề. Do ảnh hưởng của mưa lớn, đá trân châu thấm nước và tăng trọng lượng, dẫn đến sập trần nhà.
Hiện, các cá nhân phụ trách công ty xây dựng này đã bị cảnh sát tạm giữ để phục vụ điều tra
Cậu học sinh nhặt được chiếc lá, chuyên gia khảo cổ tuyên bố 'Đây là bảo vật vô giá' Chạy lên núi nhặt củi khô, cậu học sinh cấp 2 nhặt được chiếc lá kỳ lạ khiến các chuyên gia khảo cổ vô cùng bất ngờ. Nhặt được vật tưởng như tầm thường nhưng hóa ra lại là bảo vật vô giá. Đây là câu chuyện có thật tỉnh Hắc Long Giang (Trung Quốc). Theo đó, vào năm 1958, tại huyện Nhiêu...