Nghiên cứu tại Israel: Tiêm mũi tăng cường vaccine của Pfizer có thể chống chọi với biến thể Omicron
Các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Sheba (Israel) ngày 11/12 công bố một kết quả nghiên cứu sơ bộ cho thấy tiêm mũi tăng cường sử dụng vaccine của Pfizer có thể làm tăng đáng kể khả năng chống chọi với Omicron, tuy nhiên so với Delta, hiệu quả “phòng vệ” vaccine của Pfizer trước Omicron lại thấp hơn 4 lần.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer cho người dân tại Tel Aviv, Israel ngày 12/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, đề tài nghiên cứu do Tiến sĩ Gili Regev Yochay – Giám đốc Trung tâm Dịch tễ học Bệnh truyền nhiễm – làm chủ nhiệm đã lấy mẫu máu của 40 nhân viên y tế tại Bệnh viện Sheba, trong đó 20 người đã được tiêm mũi tăng cường (mũi 3) phòng COVID-19 cách đây 1 tháng và 20 người chỉ mới tiêm mũi vaccine thứ 2 cách đây 5-6 tháng. Kết quả cho thấy kháng thể của những người chỉ tiêm 2 mũi không thể chống trả biến thể Omicron, mặc dù vẫn có khả năng chống chọi với biến thể Delta và chủng ban đầu của virus SARS-CoV-2. Ở người tiêm đủ 3 mũi, khả năng tạo kháng thể đối với Omicron là có, song lại thấp hơn 4 lần so với đối với Delta.
Video đang HOT
Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự kết quả nghiên cứu trước đó của Pfizer khẳng định vaccine của hãng cũng có khả năng phòng ngừa biến thể Omicron.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu trên mới là sơ bộ và nhóm chuyên gia cho biết hiện vẫn chưa rõ những người tiêm 2 mũi trong thời gian gần đây có khả năng miễn dịch như thế nào với biến thể mới. Ở thời điểm chưa có vaccine phòng chống Omicron hiệu quả, nghiên cứu này sẽ là tiền đề để chính phủ các nước cân nhắc thực hiện tiêm chủng mũi tăng cường cho người dân vào thời điểm thích hợp để đảm bảo tối đa sức khỏe của người dân.
Israel bắt đầu triển khai tiêm bổ sung mũi 3 cho người dân kể từ tháng 8 vừa qua. Hiện vẫn còn hàng triệu người đủ điều kiện để tiêm mũi bổ sung nhưng vẫn chưa đi tiêm.
Cùng ngày 11/12, Bộ y tế Israel thông báo đã phát hiện tổng cộng 55 người dân nước này bị nhiễm biến thể Omicron. Trong đó có 36 người trở về từ nước ngoài gồm Nam Phi, Anh, Pháp, Mỹ, UAE, Belarus, Hungary, Italy và Namibia; 11 trường hợp lây nhiễm thứ phát từ những người trở về từ Nam Phi và Anh; và 8 trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng.
Trước sự đe dọa của biến thể mới Omicron có thể gây ra làn sóng dịch bệnh thứ 5, các cơ quan hữu quan Israel đang cân nhắc khả năng siết chặt các biện pháp kiểm soát đồng thời tính đến việc tiêm mũi vaccine bổ sung sau 3 tháng, thay vì 6 tháng như hiện nay.
Ai Cập kêu gọi sớm nối lại tiến trình đàm phán hòa bình giữa Israel, Palestine
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 9/12, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry đã tái khẳng định sự cần thiết phải sớm nối lại tiến trình đàm phán giữa Palestine và Israel nhằm đạt được một giải pháp công bằng, toàn diện cho vấn đề Palestine, dựa trên giải pháp hai nhà nước.
Ngoại trưởng Israel Yair Lapid (thứ 2, trái) và Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry (thứ 2, phải) tại cuộc gặp ở Cairo ngày 9/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại cuộc gặp với Ngoại trưởng Israel Yair Lapid ở Cairo cùng ngày, ông Shoukry nhấn mạnh Ai Cập sẽ tiếp tục các nỗ lực của mình nhằm mang lại hòa bình và ổn định cho Trung Đông. Ai Cập đã nhiều lần kêu gọi thúc đẩy giải pháp hai nhà nước liên quan đến việc thành lập một nhà nước Palestine độc lập, dựa trên đường biên giới năm 1967 với Đông Jerusalem là thủ đô, theo các nghị quyết quốc tế liên quan. Ai Cập đã đàm phán với một số quốc gia khu vực và quốc tế để hồi sinh các cuộc đàm phán hòa bình vốn đã đình trệ từ lâu giữa Palestine và Israel.
Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Ai Cập, ông Shoukry cho hay Cairo sẽ tiếp tục liên lạc với tất cả các bên để đạt được bầu không khí có lợi cho việc khôi phục lộ trình chính trị như mong muốn.
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Ai Cập cũng kêu gọi tránh các biện pháp đơn phương, trong đó có biện pháp liên quan đến hoạt động định cư trên lãnh thổ Palestine, đồng thời lưu ý rằng các biện pháp như vậy đang cản trở cơ hội hòa bình và giải pháp hai nhà nước. Ngoại trưởng Shoukry đã đề cập đến nỗ lực của Ai Cập nhằm tái thiết Dải Gaza và hỗ trợ người Palestine, với sự phối hợp của Chính quyền Palestine. Sau khi làm trung gian cho một lệnh ngừng bắn hồi tháng 5/2021 giữa quân đội Israel và Phong trào Hamas kiểm soát Dải Gaza của Palestine, Ai Cập đã phân bổ 500 triệu USD để tái thiết vùng lãnh thổ này.
Ai Cập và Qatar đã ký thỏa thuận cung cấp nhiên liệu và vật liệu xây dựng cho Dải Gaza. Thỏa thuận được Bộ Ngoại giao Qatar công bố hồi tháng 11/2021 giúp xoa dịu khủng hoảng kinh tế tại các vùng lãnh thổ của Palestine do ảnh hưởng của cuộc xung đột hồi tháng 5 vừa qua cũng như tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19.
Ai Cập nối lại đường bay tới Nam Phi Từ ngày 16/12 tới, Hãng hàng không quốc gia EgyptAir của Ai Cập sẽ nối lại các chuyến bay tới Nam Phi, sau khi tạm dừng đường bay này trong tháng trước do lo ngại về biến thể mới Omicron của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Máy bay của Hãng hàng không quốc gia Ai Cập EgyptAir tại sân bay quốc tế Sharm...