Nghỉ Tết dương, hiệu trưởng nhắc phụ huynh giữ ấm học sinh qua điện thoại, Zalo
Trước diễn biến nhiệt độ giảm sâu, ngành giáo dục Lào Cai, các trường học đã chủ động và tăng cường nhiều giải pháp phòng, chống rét để bảo vệ sức khỏe HS, đảm bảo duy trì sĩ số và chất lượng giáo dục.
Bữa ăn bán trú tại trường PTDTBT TH Hoàng Thu Phố – Bắc Hà – Lào Cai.
Bà Dương Bích Nguyệt – Giám đốc Sở GD&ĐT đã yêu cầu Trưởng phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, kiểm tra và sửa chữa kịp thời các phòng học, các phòng chức năng, phòng ở học sinh bán trú, phòng ăn. Đảm bảo tránh gió lùa, đủ ánh sáng và giữ ấm cho học HS.
Mặt khác, để đảm bảo sức khỏe HS, Sở cũng yêu cầu các trường có HS ở nội trú, bán trú và mầm non phải đảm bảo có nước ấm để chăm sóc và phục vụ. Quan tâm đảm bảo đủ thức ăn và thực phẩm sạch, chế độ ăn hợp lý, cơm, thức ăn, nước uống nóng; chỗ nghỉ đủ ấm; chuẩn bị đủ cơ số thuốc theo quy định phục vụ công tác y tế học đường…
Sở GD&ĐT Lào Cai cũng lưu ý các cơ sở giáo dục không tổ chức các hoạt động tập trung HS ngoài trời những ngày rét đậm, rét hại. Phối hợp với cha mẹ HS quan tâm, nhắc nhở HS mặc đủ ấm; không bắt buộc HS phải mặc đồng phục trong những ngày giá rét.
Trong những ngày rét đậm, các trường phải căn cứ điều kiện thời tiết mỗi vùng, để có thể điều chỉnh thời gian học, sao cho HS không phải đến trường quá sớm và căn cứ vào diễn biến thời tiết để chủ động đề xuất cho HS nghỉ học.
Nhiều trường học tại Lào Cai đã đảm bảo được nước ấm sinh hoạt cho HS bán trú 24/24h trong ngày
Tại huyện Bát Xát – Lào Cai, để phòng, chống rét cho HS, bên cạnh sự quan tâm của ngành giáo dục huyện, các nhà hảo tâm… các trường học trên địa bàn đã chủ động chăm lo đời sống, sinh hoạt, học tập cho HS.
Bà Nguyễn Ngọc Anh – Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Bát Xát cho biết: Toàn huyện có hơn 23.000 HS các cấp học. Ngay từ đầu mùa rét, phòng đã chỉ đạo các trường tổ chức tuyên truyền đến PHHS giữ ấm cho HS khi đến trường học tập và sinh hoạt…
Với sự chuẩn bị kĩ càng của các nhà trường và gia đình trong công tác phòng, chống rét nên trong thời điểm thời tiết giảm sâu thì tỉ lệ chuyên cần của các trường trong toàn huyện vẫn đạt 98-99%…
Thức ăn của HS bán trú tại trường PTDTBT TH Hoàng Thu Phố – Bắc Hà – Lào Cai đựng trong thiết bị giữ nhiệt đảm bảo ấm nóng tới khi HS ngồi vào bàn ăn.
Các nhà trường phải chỉ đạo GV hướng dẫn HS đi học đều và đi đến nơi về đốn chốn, tránh bị nhiễm lạnh…
Cũng theo bà Nguyễn Ngọc Anh, khi nhiệt độ ngoài trời xuống thấp, không đảm bảo cho HS đến trường học tập, hiệu trưởng các trường báo cáo cấp ủy, chính quyền địa phương, Phòng GD&ĐT và cho HS nghỉ học để tránh rét theo quy định.
Video đang HOT
Theo ông Bùi Văn Tiến, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Bắc Hà: Để chủ động chống rét đảm bảo sức khỏe cho HS, một mặt Phòng đã chỉ đạo các nhà trường nghiên cứu, theo dõi tình hình thời tiết tại các địa phương để chủ động cho HS nghỉ học tránh rét, đảm bảo sức khỏe và sẽ trở lại học bình thường khi tình hình thời tiết được cải thiện.
Các trường tiếp tục cho HS học tập thì phải có biện pháp phòng, chống rét bảo đảm cho HS. Phòng đã trích kinh phí mua sắm trang thiết bị giữ ấm bữa ăn HS cho các trường trong huyện. Tỉ lệ chuyên cần HS toàn huyện đạt 99%.
Thời điểm hiện tại HS đang nghỉ Tết dương lịch với gia đình, tuy nhiên hiệu trưởng các nhà trường đang theo dõi sát sao thời tiết, một mặt tăng cường nhắc nhở phụ huynh giữ ấm cho HS tại nhà thông qua điện thoại, nhóm Zalo…
Mặt khác, trước ngày HS trở lại trường tùy theo thời tiết mà có thông báo sớm về việc đi học hay nghỉ học. Hạn chế tối đa tình trạng bố mẹ đưa trẻ tới trường trong thời tiết giá rét, ảnh hưởng tới sức khỏe mà nhà trường đã có thông báo nghỉ.
Tâm sự của thầy hiệu trưởng trường tư thục ở Hải Phòng
Nếu các em học sinh không đỗ vào lớp 10 công lập thì đừng quá thất vọng bởi các em có thể lựa chọn một ngôi trường phổ thông tư thục có môi trường giáo dục tốt.
Đó là những lời khuyên từ tận đáy lòng của thầy giáo Phạm Anh Phong, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Hàng Hải (Hải Phòng) dành cho các em học sinh đã và sẽ thi vào lớp 10.
Theo thầy giáo Phạm Anh Phong, đối với các em học sinh, kỳ thi vào lớp 10 là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời, một dấu mốc khẳng định bản thân trên hành trình tìm kiếm tri thức.
Thầy giáo Phạm Anh Phong, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Hàng Hải (Hải Phòng) (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
"Đó là một cuộc thi mà học sinh phấn đấu cho mục tiêu, nguyện vọng chính đáng: được vào một trường cấp 3 mình yêu thích, hy vọng cho một tương lai tươi sáng, tạo động lực tiếp tục phấn đấu trên con đường học tập.
Đối với cha mẹ, thầy cô đó là niềm vui, sự tự hào về thành quả học tập của con em mình", thầy giáo Phong nhấn mạnh.
Đỗ trường công lập trở thành gánh nặng tâm lý
Tuy nhiên, thầy hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Hàng Hải đưa ra những lập luận cho thấy, kỳ thi vào lớp 10 trở thành một gánh nặng tâm lý ghê gớm của nhiều gia đình.
Các phụ huynh mặc định nghĩ rằng con họ phải đỗ bằng được công lập, nếu không chẳng còn mặt mũi nào nhìn bạn bè, làng xóm, đồng nghiệp cơ quan...
Bởi thế mà nhiều phụ huynh chấp nhận mọi thứ, làm mọi cách, kể cả đưa con mình về thi tại các trường huyện xa tít tắp và mong rằng bằng cách nào đó đến năm sau chuyển con được về nội thành.
Gánh nặng lớn đến độ, nếu con trượt công lập họ sẽ tuyệt vọng, không còn thiết tha thứ gì trên đời và đặc biệt không còn tin vào tương lai của con mình.
Việc buộc phải thi đỗ các trường trung học phổ thông công lập giống như hành trình vượt ải của nhiều ông bố, bà mẹ bởi họ phải ăn, ngủ, học cùng con mình. Nhiều ông bố, bà mẹ mất nhiều thời gian để chở con cái đi học cả ngày, cả đêm: sáng- chiều- chiều tối- đêm tối.
Có những học sinh phải học đến ca thứ 5 trong ngày và bố mẹ phải chở đi, đón về, ngóng đợi suốt mấy năm trời.
Thầy giáo Phạm Anh Phong đưa ra câu hỏi: Có phải kết quả của kỳ thi vào lớp 10 quyết định tương lai con người ta không?
"Cá nhân tôi nghĩ là không đến mức như vậy, bởi không phải mọi học sinh của trường công sẽ trở thành người tài cho xã hội và có tương lai rực rỡ.
Không phải mọi sinh viên trường Harvard đều trở thành Tổng thống nước Mỹ như Obama.
Ngược lại, không phải mọi học sinh, sinh viên trường tư- dân lập sẽ không trưởng thành và trở thành những kẻ tội phạm, thất nghiệp, vô tích sự, không có tương lai...
Không phải trường tư nào học sinh cũng kém, cũng nghịch vì còn có những trường học rất chỉn chu, chặt chẽ, khoa học trong việc quản lý, giáo dục.
Có nhiều trường học sinh thậm chí còn ngoan, kỉ luật hơn một số trường công; có những trường tư học sinh đi đến đâu được khen đến đó.
Không phải trường tư nào hệ thống quản lí cũng lỏng lẻo. Một số trường tư đang làm rất tốt việc này bởi chỉ có quản trị tốt mới tồn tại và phát triển.
Nguồn sống của Trường tư là học phí của học sinh nên không có hiệu trưởng nào buông lỏng theo kiểu "sống chết mặc bay".
Thậm chí có những Hiệu trưởng hàng ngày, hàng buổi biết được từng học sinh đi học muộn, nghỉ học, giáo viên lên lớp muộn, đổi tiết...
Sự sát sao, tinh thần trách nhiệm và nhiệt huyết là thứ hệ thống quản lí tư thục đang có", thầy Phong nhấn mạnh.
Đội ngũ giáo viên tốt thì môi trường giáo dục sẽ tốt!
Theo thầy hiệu trưởng Phạm Anh Phong, con người (đội ngũ giáo viên) tốt sẽ quyết định lớn nhất cho một môi trường giáo dục tốt.
Không phải trường tư thục nào đội ngũ giáo viên cũng kém. Một số trường tư có đội ngũ giáo viên có trình độ cao, được đào tạo, rèn rũa, được quản lí, trang bị kĩ năng giáo dục và nhất là được chọn lọc khắt khen.
Quá trình thanh lọc khắc nghiệt hàng năm là cách các trường tư có đội ngũ chuyên môn hóa cao.
Nhiều trường trung học phổ thông tư thục tại Hải Phòng trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
"Nếu các em học sinh không may mắn nằm trong số những học sinh được hưởng môi trường công lập, tôi mong rằng đó không phải là ngày tận thế, đó không phải là dấu chấm hết, đó không phải là cánh cửa đóng lại.
Bởi, một cánh cửa khác đang chào đón, một môi trường khác tốt đẹp không kém đang chờ đón, một ngôi trường tư thục ở đó có những thầy cô tận tâm, giỏi giang không kém đồng nghiệp công lập đang chào đón các con.
Ngoài ra, môi trường đó có những thầy cô thỉnh giảng ở công lập không chỉ giỏi về chuyên môn, nhiệt tình tâm huyết và nhất là phải phù hợp mới được mời để dạy các em", thầy Phong chia sẻ.
Những chia sẻ trên là tiếng nói đau đáu của một Hiệu trưởng trường tư thục, mong cho những bậc làm cha mẹ có con đã và sẽ thi vào lớp 10 hãy nhẹ nhàng, bình tâm đặt niềm hy vọng vào còn cái, nhưng cũng đừng quá thất vọng nếu con chưa làm được điều đó.
Bởi nếu các em không may mắn trong quá khứ hay chưa xuất sắc trong hiện tại, không có nghĩa là các em không thành công trong tương lai.
"Như của chàng Đan-ko năm xưa đã tự móc trái tim thành ngọn đuốc sáng soi đường, giúp dân làng vượt qua đầm lầy tăm tối, đến được miền đất hứa.
Chúng tôi- những giáo viên tư thục chắc chắn cũng ắp đầy hoài bão, ngọn lửa không kém thầy cô công lập sẵn sàng là những chàng Đan-ko soi đường, chỉ lối, giáo dục các em thành người.
Chỉ cần, xã hội, phụ huynh và các em tin tưởng chúng tôi luôn sẵn sàng để làm những điều tuyệt vời nhất cho các em.
Hãy dành thời gian tìm hiểu và lựa chọn cho con mình một trường học mà ở đó môi trường sư phạm là những con người giàu tình thương, tinh thần trách nhiệm và sát sao chắc chắn con các bác sẽ tràn đầy tương lai tươi sáng", thầy Phong mong muốn.
Được biết, Trường Trung học phổ thông Hàng Hải được thành lập ngày 21/7/1989. Trong 31 năm hoạt động, nhà trường đã đạt được những thành tích giáo dục đáng tự hào.
Nhà trường đã đào tạo hơn 11.000 học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp trung bình nhiều năm liền tỉ lệ đỗ 100%;
Tỉ lệ học sinh đỗ và học đại học trung bình hàng năm hơn 70%, số học sinh giỏi cấp quốc gia là 05 giải, và hàng trăm giải học sinh giỏi thành phố.
Nhà trường đã vinh dự được Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba, 2 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; nhà trường nhận 9 bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo,...
Lồng ghép giảng dạy an toàn giao thông trong giảng dạy chính khóa Căn cứ điều kiện thực tế tại địa phương, các Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn lồng ghép trong giảng dạy chính khóa về an toàn giao thông. Ảnh minh họa. Bộ GD&ĐT vừa có văn bản gửi các Sở GD&ĐT và các cơ sở giáo dục yêu cầu tăng...