Ngày cuối cùng của tử tù Nguyễn Đức Nghĩa diễn ra như thế nào?
Việc hành quyết đối với tử tù Nguyễn Đức Nghĩa đã diễn ra vào chiều muộn 22.7. Số phận một con người, một kẻ gây tội ác phải trả giá đã kết thúc trong sự quan tâm của dư luận xã hội.
Chiều 22.7, Nguyễn Đức Nghĩa là người thứ 2 trong số 3 tử tù phải thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc tại Trại tạm giam số 1 (Công an Hà Nội). Theo các cán bộ trại giam thời điểm chờ thi hành án, Nghĩa tỏ ra bình tĩnh hơn người bạn tù đã ra đi trước đó.
Trong khổ giấy ngang với 8 dòng chữ, tử tù 30 tuổi nhà ở quận Kiến An (Hải Phòng) viết: “Mẹ, anh chị và các con thân yêu. Vậy là sau hơn 4 năm dài chờ đợi, cuối cùng cũng đến ngày con được trở về bên gia đình. Mọi người hãy mừng cho con nhé”.
Bốn lần mới lấy được ven
Theo một cán bộ trại giam, khi Nghĩa bị dẫn ra khỏi phòng biệt giam lên xe ô tô đi đến buồng tiêm đối tượng mặt vẫn ráo hoảnh, thỉnh thoảng nhẻn miệng cười. Trong việc lấy ven để tiêm cho tử tù này rất khó, phải 4 lần mới lấy được ven, thấy vậy Nghĩa đã nói đùa tiêm 4 – 5 liều heroin vào cho dễ lấy ven.
Cũng theo vị án bộ trai giam qua các trang viết thấy đối tượng Nghĩa tỏ ra ăn năn hối hận, xin ân xá để được về thắp nén hương cho bố là thương binh đã qua đời vì tai nạn giao thông.
Lực lượng công an dẫn giải Nguyễn Đức Nghĩa vào phiên tòa xét xử phúc thẩm, ngày 11.11.2010.
Theo quy trình, việc thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc có 3 liều. Thứ nhất tiêm gây mê, thứ hai tiêm liệt tim cuối cùng là tiêm cho liệt não. Từ khi áp dụng biện pháp tử hình bằng tiêm thuốc độc chưa thấy có trường hợp nào kháng thuốc. Việc đối tượng Nguyễn Đức Nghĩa khi bị thi hành án đã biết trước bởi quy định được ăn bữa cơm nhân đạo, được viết thư hoặc nhắn nhủ điều gì cho người thân. Theo quy định tử tù được giam trong phòng biệt giam, diện tích rộng khoảng 5m2, cùm một chân, đến giờ có cán bộ vào đổi chân cùm để đỡ tụ máu.
Mỗi lượt tiêm một liều thuốc, cả 5 người cùng bấm nhưng chỉ có một nút bấm truyền thuốc dẫn đến cái chết của tử tù. Chính vì thế không ai biết mình là người truyền thuốc. Việc làm này nhằm giảm áp lực tâm lý của người thi hành án. Hiện ở miền Bắc có 13 cụm để tiêm tử hình bằng thuốc độc.
Mặc dù thi thể của tử tù Nguyễn Đức Nghĩa đã được giao về cho người thân nhưng đến ngày 23.7, ngôi nhà trước đây cả gia đình từng sinh sống vẫn khóa trái, im lìm và lạnh lẽo.
Ông Phạm Văn Quảng, tổ trưởng tổ dân phố số 7, đường Phan Trứ, phường Lãm Hà cho biết: Theo nguồn tin ông nắm bắt được, gia đình bà Phạm Thị Chuân (mẹ của Nguyễn Đức Nghĩa) không có ở nhà và người thân cũng vậy. Họ đã tập trung lên Hà Nội để nhận thi thể và đưa thẳng Nghĩa về quê Thái Bình, nơi ông Nguyễn Đức Hùng (bố của Nguyễn Đức Nghĩa) đã yên nghỉ.
Video đang HOT
Ông Quảng cũng cho biết thêm: Kể từ khi ông Hùng (chồng bà Chuân) bị tai nạn qua đời, con thì ở trại giam, bà Chuân lên ở với con gái trên Hà Nội. Mặc dù không sinh sống ở Hải Phòng nhưng mọi nghĩa vụ, các khoản đóng góp của địa phương đều được đóng góp rất đầy đủ.
Theo dự đoán của ông và hàng xóm gần khu vực nhà Nguyễn Đức Nghĩa, khả năng ngày 24.7 bà sẽ về qua nhà ở địa bàn Lãm Hà, nơi mà gia đình đã từng sống hoặc cũng có thể vài ngày sau khi đã lo chu tất việc chôn cất ở quê. Cũng trước sự việc đau buồn của gia đình bà Chuân, nhiều người hàng xóm bày tỏ thương cảm thay cho số phận người phụ nữ này.
Ông Vương Quốc Thực, trú tại tổ 6, phường Lãm Hà chia sẻ: Gia đình bà Chuân sống tại địa phương rất hài hòa, không chút điều tiếng. Cách giáo dục con cái của ông bà cũng rất tốt nên cả hai đứa con của bà Chuân đều học giỏi và ngoan ngoãn. Sự việc của Nguyễn Đức Nghĩa xảy ra khiến cả gia đình, xóm làng đều rất sốc. Tuy nhiên, sự việc cũng đã trôi qua, lỗi lầm của người mắc phải cũng phải trả giá. Bà con xóm phố đều rất thương cảm cho hoàn cảnh của bà Chuân khi cả chồng và con đều không còn. Dù có phạm tội thì họ cũng là con người nên nếu gia đình bà Chuân đưa thi thể của Nguyễn Đức Nghĩa về địa phương tổ chức lễ mai táng thì bà con xóm phố cũng sẵn sàng chia sẻ và đến thăm viếng.
Theo Dòng đời
Sự tang thương nơi ngôi nhà của sát thủ Nguyễn Đức Nghĩa
Lỗ chỗ những mảng vữa bong tróc trên bức tường, hai cánh cổng sắt bị khóa chặt như ngăn những ánh mắt nhìn vào bên trong ngôi nhà cũ kĩ của gia đình Nguyễn Đức Nghĩa.
LTS: "Sát thủ xác chết không đầu" là cụm từ mà nhiều người dùng để gọi Nguyễn Đức Nghĩa (SN 1984, hộ khẩu thường trú tại tổ 7, phường Lãm Hà, Kiến An, Hải Phòng).
Trước đó, ngày 17/5/2010, tại tầng thượng, chung cư G4, khu đô thị Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội), người ta phát hiện một xác chết. Rùng rợn hơn khi đầu và 10 ngón tay nạn nhân đã không còn. Hung thủ bị bắt sau 1 ngày điều tra, đó là Nguyễn Đức Nghĩa và nạn nhân là Nguyễn Phương Linh (SN 1984, người yêu cũ của Nghĩa). Trước tòa, Nghĩa khai đã giết, cắt rời phần đầu, chặt hết 10 đầu ngón tay nạn nhân rồi cho vào túi nilon ném xuống một khúc sông Cấm ở Quảng Ninh. Mục đích giết người của Nghĩa là để cướp tài sản. Tòa đã tuyên án tử hình với Nguyễn Đức Nghĩa. Hiện Nghĩa đang bị giam giữ nghiêm ngặt chờ ngày thi hành án tử bằng tiêm thuốc độc.
Nhiều năm trôi qua nhưng vụ việc này vẫn được nhắc đến vì mức độ man rợ của Nghĩa. Hành vi của sát thủ này đã phải trả giá, thế nhưng, những người thân đã gượng sống ra sao sau tội ác tày trời của Nghĩa?
Hy vọng, hình ảnh và câu chuyện đau xót này sẽ là lời cảnh tỉnh sâu sắc nhất gửi đến những người trẻ bồng bột, những bậc cha mẹ lơ là trong việc nuôi dạy con cái.
Nằm tại tổ 7, đường Phan Trứ (trước kia là đường Điện Nước), phường Lãm Hà, quận Kiến An, Hải Phòng, ngôi nhà ấy từng tràn ngập tiếng cười nói của người già, người trẻ và bà con lối xóm.
Thế nhưng, kể từ khi xảy ra vụ giết người rúng động năm 2010 tại chung cư G4, khu đô thị Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội), biết bao số phận con người đã đổi thay và ngôi nhà cũng không nằm ngoài điều đó.
Giữa tiếng ồn ã của tiếng người, tiếng xe qua lại, ngôi nhà dường như lọt thỏm trong vắng lặng.
Ngôi nhà của gia đình sát thủ Nguyễn Đức Nghĩa tại Hải Phòng khóa cửa im ỉm.
Ngôi nhà mà chúng tôi muốn nói đến là ngôi nhà của gia đình "sát thủ xác chết không đầu" Nguyễn Đức Nghĩa, cái tên mà cho đến bây giờ, người đời nhắc lại vẫn còn cảm thấy ghê sợ về những hành vi mà y gây ra. Tội ác man rợ của Nghĩa đã khiến báo chí tốn không ít giấy mực.
Dừng lại hồi lâu trước ngôi nhà, chúng tôi nhận được những ánh mắt dò xét của hàng xóm xung quanh. Hỏi chuyện một người đàn ông tên H. đang lững thững đi bộ trên đường, chúng tôi được biết, số nhà 112 đúng là nhà của gia đình Nghĩa. Tuy nhiên, ngôi nhà từ lâu đã thiếu bóng người khi bà Phạm Thị Chuân (mẹ đẻ Nghĩa) lên Hà Nội ở với con gái.
"Ông bà ấy về đây cũng lâu lắm rồi và ngôi nhà cũng được xây rất gọn gàng, quy củ.
Trước khi vụ việc của thằng Nghĩa xảy ra, ông bà ấy vẫn đi thể dục vào mỗi buổi chiều. Đến khi sự việc xảy ra thì hai ông bà suy sụp hẳn.
Bố của Nghĩa hiền lành và thân thiện với hàng xóm xung quanh chứ không có điều tiếng gì. Khổ thân, cũng chỉ vì đi thăm thằng con mà ông ấy bị tai nạn rồi qua đời, bỏ lại bà Chuân thui thủi một mình.
Chồng mất, con như thế thì ai chả đau đớn, bà Chuân gầy chỉ còn da bọc xương. Trước thì còn ra vào trò chuyện với chòm xóm nhưng sau bà ấy chỉ lủi thủi, giam mình trong nhà.
Dịp Tết năm 2012, bà Chuân lên ở với con gái trên Hà Nội và cũng để tiện thăm thằng Nghĩa.
Cả năm trời chỉ thi thoảng lắm và vào dịp giỗ chồng, bà ấy mới về còn nhà thì bỏ không. Lâu lâu có vài đứa cháu qua quét dọn giúp, nhà đã cũ nên nhiều chỗ bị bong tróc hết cả...", ông H. chia sẻ.
Đi lùi lên quán nước cách ngôi nhà chừng vài chục mét, chúng tôi được nhiều người kể lại những nỗi đau, gian truân, vất vả mà người mẹ của Nghĩa đã phải chịu đựng sau khi con trai gây ra tội ác.
Cảnh cổng nhà Nguyễn Đức Nghĩa khóa chặt.
Bà Hải, một người hàng xóm cho hay: "Ngày bố của Nghĩa mất, cả xóm đến đưa tang rất đông, ai cũng thương vợ chồng ông bà ấy. Người ta trồng cây thì được ăn quả, còn ông bà ấy chăm con như thế cuối cùng được nó báo lại cho là sự đau đớn, khổ sở.
Xấu hổ, tủi thân, bà Chuân chẳng mấy khi chuyện trò nhiều với ai. Nhiều lúc thấy bà ấy ngồi thẫn thờ trong nhà mà ai đi qua cũng thương. Một năm rồi bà ấy chỉ về có vài lượt và cũng rất nhanh rồi lại đi luôn",
Xác nhận với chúng tôi, ông Quảng, tổ trưởng tổ dân phố số 7 đường Phan Trứ cũng cho biết, mẹ Nghĩa đã lên ở với chị gái và cả năm trời chỉ về nhà một đôi lần.
Ông Quảng nói: "Ngôi nhà giờ nói là nhà hoang thì không đúng, bởi vì, tuy lên ở với con gái trên Hà Nội nhưng thỉnh thoảng vào những dịp quan trọng như giỗ chồng thì bà Chuân vẫn về hương khói. Nhưng cũng do không có người ở thường xuyên nên ngôi nhà có vẻ cũ kĩ, tĩnh mịch...".
Chúng tôi quay trở lại ngôi nhà, hai cánh cổng sắt bên ngoài và cửa vào bên trong ngôi nhà bị khóa chặt như để ngăn những ánh mắt nhìn vào bên trong. Một phần đất nhỏ được dùng làm lối đi phía sau nhưng toàn bộ đã được xây kín mít.
Trên những bức tường, màu thời gian đã in đậm, rêu, mốc, thậm chí là lỗ chỗ những mảng vữa bong tróc. Dưới nền sân, những mảng rêu đen phủ kín màu đỏ của gạch. Mấy cây cảnh cũng héo úa vì thiếu bàn tay chăm sóc của con người.
Theo lời một người hàng xóm, suốt hơn 2 năm qua, không một đêm nào người mẹ bất hạnh ấy được ngủ một giấc theo đúng nghĩa. Trừ những lúc mệt quá thiếp đi, lúc tỉnh lại, những hình ảnh về tội lỗi của con trai khiến bà dằn vặt, đau xót...
Những câu chuyện buồn, những tâm tư trĩu lòng người mẹ già phía sau ngôi nhà vắng lặng, thường xuyên thiếu vắng bóng chủ nhân đã làm cho chúng tôi như nghẹn lại. Một phút lầm lỗi của Nghĩa giờ đây đã khiến nhiều người phải chịu đựng những cái giá quá đắt trong cuộc đời.
(Còn nữa)
Theo Trí Thức Trẻ
Tang thương nơi ngôi nhà của tử tù Nguyễn Đức Nghĩa Lỗ chỗ những mảng vữa bong tróc trên bức tường, hai cánh cổng sắt bị khóa chặt như ngăn những ánh mắt nhìn vào bên trong ngôi nhà cũ kĩ của gia đình Nguyễn Đức Nghĩa. Ngôi nhà của gia đình sát thủ Nguyễn Đức Nghĩa tại Hải Phòng khóa cửa im ỉm LTS: "Sát thủ xác chết không đầu" là cụm từ...