Tang thương nơi ngôi nhà của tử tù Nguyễn Đức Nghĩa
Lỗ chỗ những mảng vữa bong tróc trên bức tường, hai cánh cổng sắt bị khóa chặt như ngăn những ánh mắt nhìn vào bên trong ngôi nhà cũ kĩ của gia đình Nguyễn Đức Nghĩa .
Ngôi nhà của gia đình sát thủ Nguyễn Đức Nghĩa tại Hải Phòng khóa cửa im ỉm
LTS: “ Sát thủ xác chết không đầu ” là cụm từ mà nhiều người dùng để gọi Nguyễn Đức Nghĩa (SN 1984, hộ khẩu thường trú tại tổ 7, phường Lãm Hà, Kiến An , Hải Phòng).
Trước đó, ngày 17/5/2010, tại tầng thượng, chung cư G4 , khu đô thị Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội), người ta phát hiện một xác chết. Rùng rợn hơn khi đầu và 10 ngón tay nạn nhân đã không còn. Hung thủ bị bắt sau 1 ngày điều tra, đó là Nguyễn Đức Nghĩa và nạn nhân là Nguyễn Phương Linh (SN 1984, người yêu cũ của Nghĩa). Trước tòa, Nghĩa khai đã giết, cắt rời phần đầu, chặt hết 10 đầu ngón tay nạn nhân rồi cho vào túi nilon ném xuống một khúc sông Cấm ở Quảng Ninh. Mục đích giết người của Nghĩa là để cướp tài sản. Tòa đã tuyên án tử hình với Nguyễn Đức Nghĩa. Hiện Nghĩa đang bị giam giữ nghiêm ngặt chờ ngày thi hành án tử bằng tiêm thuốc độc.
Nhiều năm trôi qua nhưng vụ việc này vẫn được nhắc đến vì mức độ man rợ của Nghĩa. Hành vi của sát thủ này đã phải trả giá, thế nhưng, những người thân đã gượng sống ra sao sau tội ác tày trời của Nghĩa?
Nằm tại tổ 7, đường Phan Trứ (trước kia là đường Điện Nước), phường Lãm Hà, quận Kiến An , Hải Phòng, ngôi nhà ấy từng tràn ngập tiếng cười nói của người già, người trẻ và bà con lối xóm.
Thế nhưng, kể từ khi xảy ra vụ giết người rúng động năm 2010 tại chung cư G4 , khu đô thị Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội), biết bao số phận con người đã đổi thay và ngôi nhà cũng không nằm ngoài điều đó.
Giữa tiếng ồn ã của tiếng người, tiếng xe qua lại, ngôi nhà dường như lọt thỏm trong vắng lặng.
Ngôi nhà mà chúng tôi muốn nói đến là ngôi nhà của gia đình “ sát thủ xác chết không đầu ” Nguyễn Đức Nghĩa , cái tên mà cho đến bây giờ, người đời nhắc lại vẫn còn cảm thấy ghê sợ về những hành vi mà y gây ra. Tội ác man rợ của Nghĩa đã khiến báo chí tốn không ít giấy mực.
Dừng lại hồi lâu trước ngôi nhà, chúng tôi nhận được những ánh mắt dò xét của hàng xóm xung quanh. Hỏi chuyện một người đàn ông tên H. đang lững thững đi bộ trên đường, chúng tôi được biết, số nhà 112 đúng là nhà của gia đình Nghĩa. Tuy nhiên, ngôi nhà từ lâu đã thiếu bóng người khi bà Phạm Thị Chuân (mẹ đẻ Nghĩa) lên Hà Nội ở với con gái.
“Ông bà ấy về đây cũng lâu lắm rồi và ngôi nhà cũng được xây rất gọn gàng, quy củ.
Trước khi vụ việc của thằng Nghĩa xảy ra, ông bà ấy vẫn đi thể dục vào mỗi buổi chiều. Đến khi sự việc xảy ra thì hai ông bà suy sụp hẳn.
Bố của Nghĩa hiền lành và thân thiện với hàng xóm xung quanh chứ không có điều tiếng gì. Khổ thân, cũng chỉ vì đi thăm thằng con mà ông ấy bị tai nạn rồi qua đời, bỏ lại bà Chuân thui thủi một mình.
Chồng mất, con như thế thì ai chả đau đớn, bà Chuân gầy chỉ còn da bọc xương. Trước thì còn ra vào trò chuyện với chòm xóm nhưng sau bà ấy chỉ lủi thủi, giam mình trong nhà.
Dịp Tết năm 2012, bà Chuân lên ở với con gái trên Hà Nội và cũng để tiện thăm thằng Nghĩa.
Cả năm trời chỉ thi thoảng lắm và vào dịp giỗ chồng, bà ấy mới về còn nhà thì bỏ không. Lâu lâu có vài đứa cháu qua quét dọn giúp, nhà đã cũ nên nhiều chỗ bị bong tróc hết cả…”, ông H. chia sẻ.
Đi lùi lên quán nước cách ngôi nhà chừng vài chục mét, chúng tôi được nhiều người kể lại những nỗi đau, gian truân, vất vả mà người mẹ của Nghĩa đã phải chịu đựng sau khi con trai gây ra tội ác.
Cảnh cổng nhà Nguyễn Đức Nghĩa khóa chặt.
Bà Hải, một người hàng xóm cho hay: “Ngày bố của Nghĩa mất, cả xóm đến đưa tang rất đông, ai cũng thương vợ chồng ông bà ấy. Người ta trồng cây thì được ăn quả, còn ông bà ấy chăm con như thế cuối cùng được nó báo lại cho là sự đau đớn, khổ sở.
Xấu hổ, tủi thân, bà Chuân chẳng mấy khi chuyện trò nhiều với ai. Nhiều lúc thấy bà ấy ngồi thẫn thờ trong nhà mà ai đi qua cũng thương. Một năm rồi bà ấy chỉ về có vài lượt và cũng rất nhanh rồi lại đi luôn”.
Xác nhận với chúng tôi, ông Quảng, tổ trưởng tổ dân phố số 7 đường Phan Trứ cũng cho biết, mẹ Nghĩa đã lên ở với chị gái và cả năm trời chỉ về nhà một đôi lần.
Ông Quảng nói: “Ngôi nhà giờ nói là nhà hoang thì không đúng, bởi vì, tuy lên ở với con gái trên Hà Nội nhưng thỉnh thoảng vào những dịp quan trọng như giỗ chồng thì bà Chuân vẫn về hương khói. Nhưng cũng do không có người ở thường xuyên nên ngôi nhà có vẻ cũ kĩ, tĩnh mịch…”.
Chúng tôi quay trở lại ngôi nhà, hai cánh cổng sắt bên ngoài và cửa vào bên trong ngôi nhà bị khóa chặt như để ngăn những ánh mắt nhìn vào bên trong. Một phần đất nhỏ được dùng làm lối đi phía sau nhưng toàn bộ đã được xây kín mít.
Trên những bức tường, màu thời gian đã in đậm, rêu, mốc, thậm chí là lỗ chỗ những mảng vữa bong tróc. Dưới nền sân, những mảng rêu đen phủ kín màu đỏ của gạch. Mấy cây cảnh cũng héo úa vì thiếu bàn tay chăm sóc của con người.
Theo lời một người hàng xóm, suốt hơn 2 năm qua, không một đêm nào người mẹ bất hạnh ấy được ngủ một giấc theo đúng nghĩa. Trừ những lúc mệt quá thiếp đi, lúc tỉnh lại, những hình ảnh về tội lỗi của con trai khiến bà dằn vặt, đau xót…
Những câu chuyện buồn, những tâm tư trĩu lòng người mẹ già phía sau ngôi nhà vắng lặng, thường xuyên thiếu vắng bóng chủ nhân đã làm cho chúng tôi như nghẹn lại. Một phút lầm lỗi của Nghĩa giờ đây đã khiến nhiều người phải chịu đựng những cái giá quá đắt trong cuộc đời.
Theo Xahoi
Quản giáo kể chuyện trông tử tù Nguyễn Đức Nghĩa
Khi biết mình phải chịu tử hình bằng tiêm thuốc, Nghĩa tỏ ra buồn chán, đêm thường không ngủ, hoặc ngủ rất ít. Có hôm tử tù này thức đến 2 - 3h sáng rồi ngồi trầm tư.
Mỗi phạm nhân là một câu chuyện đời
Sinh ra khi đất nước bước vào những năm cuối của thời kỳ chiến tranh, tốt nghiệp phổ thông xong, Lê Trung Hà thi vào trường An ninh.
Năm 1995, anh được cử về công tác tại trại tạm giam số 1 (Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội). Anh tâm sự, thời gian đầu mới vào trại giam hết sức bỡ ngỡ vì ở đây toàn giam những phạm nhân gây trọng tội, trong đó có nhiều tội phạm hết sức liều lĩnh, nguy hiểm. Lúc này, anh chưa có nhiều kinh nghiệm.
Sau nhiều năm công tác trong ngành, hiện nay, nam quản giáo 41 tuổi này đang được giao trông coi 28 tử tù chờ đến ngày phán quyết vì những tội lỗi họ gây ra. Gần 8h sáng hàng ngày, anh lại điểm danh các can phạm và người bị tạm giữ, nắm tình hình các buồng giam do mình quản lý và thực hiện công tác chỉ huy, tổ chức đi cung phục vụ công tác tố tụng.
Đại úy Lê Trung Hà.
"Mỗi phạm nhân trong buồng giam là một câu chuyện đời. Mỗi mảnh đời không ai giống ai. Là cán bộ quản giáo, không chỉ riêng tôi, các cán bộ khác cũng đều phải lắng nghe những suy nghĩ, nắm bắt được tư tưởng của họ để kịp thời khuyên giải tránh để những phạm nhân bị kích động hoặc buồn bã mà dẫn tới những hành động tự làm thương tổn bản thân", anh Hà chia sẻ.
Đại úy Hà nói, mỗi cán bộ quản giáo như một giáo viên tâm lý. Công việc chính của họ không chỉ là trông coi phạm nhân mà còn phải cảm hóa, giáo dục tư tưởng. Với mỗi trường hợp cần có một "giáo án" riêng để phân giải nhằm tạo sự thân thiện, tin tưởng để họ hợp tác với cơ quan điều tra, yên tâm cải tạo để hưởng sự khoan hồng của pháp luật, sớm trở về với gia đình.
Nam quản giáo cũng cho biết, trong trại tạm giam số 1 của công an Hà Nội, ngoài số người có án, các bị an nằm trong các vụ án chờ xét xử còn có người mang án tử hình. "Khó khăn nhất chính là việc trông coi những phạm nhân bị tội tử hình vì tâm lý của họ rất bất ổn, sẵn sàng tự sát bất cứ lúc nào nếu không được trông coi cẩn thận", quản giáo Hà nói.
Quản giáo kể chuyện về tử tù Nguyễn Đức Nghĩa
Trong số những tử tù mà anh Hà trông coi có Nguyễn Đức Nghĩa. Ngay từ những ngày đầu mới bị bắt giam, anh là người được giao trông coi, cho đến thời điểm hiện tại. Anh bảo, ngày nào cũng vào trò chuyện với Nghĩa.
"Lần đầu gặp Nghĩa trong buồng giam, tôi không tin được nam thanh niên đeo mắt kinh cận dày cộp đang ngồi run lẩy bẩy chính là kẻ thủ ác mà báo chí và vác phương tiện thông tin đã đăng tải trong suốt một thời gian dài về hành vi giết người dã man. Hôm đầu tiên gặp quản giáo, Nghĩa không nói được gì, chỉ ngồi cúi gằm mặt. Mang đồ ăn đến, Nghĩa cũng không chịu ăn, ban đêm cũng không chịu ngủ...", anh Hà nhớ lại.
Tử tù Nguyễn Đức Nghĩa.
Nắm được tâm trạng của Nghĩa, anh Hà bảo khi vào đã không nhắc gì đến chuyện gây án mà chỉ vào nói chuyện động viên. Anh nói rằng: "Sự việc xảy ra như thế rồi, em cố gắng nghỉ ngơi và hợp tác với cán bộ điều tra, nếu may mắn sẽ được hưởng sự khoan hồng của pháp luật". Nghe câu nói của anh Hà, Nghĩa khóc òa như một đứa trẻ. "Vừa khóc, Nghĩa vừa mếu máo nói rằng thương bố mẹ đã cho mình ăn học, giờ gây ra tội lỗi thế này không biết phải làm sao nữa", anh Hà nói.
Nhiều lần trong buồng giam, Nghĩa tỏ rõ ý định không muốn sống. Mỗi lần như vậy, anh Hà đều vào nói chuyện, động viên đồng thời tăng cường kiểm tra để phòng trường hợp Nghĩa tự gây sát thương.
Hàng ngày Nghĩa bị cùm chân, khi đến giờ mới được cán bộ đưa đi lao động, vệ sinh cá nhân. Cán bộ quản giáo cũng cho hay để đảm bảo sức khỏe cho tử tù này, anh đều động viên để Nghĩa không bỏ bữa ăn.
Vài lần khi có mẹ và chị gái đến thăm, tinh thần Nghĩa có khá hơn nhưng chỉ được một hai ngày sau tử tù này lại suy sụp. Đặc biệt, khi biết mình phải chịu tử hình bằng tiêm thuốc độc, Nghĩa càng tỏ ra buồn chán, đêm thường không ngủ, hoặc ngủ rất ít, tới khoảng 2, 3 giờ sáng lại thức dậy ngồi trầm tư.
Tâm sự với phóng viên, cán bộ quản giáo Lê Trung Hà bảo điều khó nhất mà mỗi cán bộ quản giáo cần làm không phải trông coi thể xác của phạm nhân mà chính là nắm được phần hồn của họ, làm sao "chạm" được vào góc tâm hồn mà họ đang cố giấu, có như vậy mới là thành công.
Theo Lê Tú
Tử tù có được quyền sinh con sau khi chết? Sau sự kiện người phụ nữ song sinh từ tinh trùng của người chồng quá cố, nhiều người đặt ra câu hỏi liệu pháp luật có cho những tử tù một đặc ân được lưu lại tinh trùng trước khi thi hành án để có thể thụ tinh nhân tạo, sinh con về sau này? Như PetroTimes đã thông tin, lần đầu tại...