Ngành học nghe tên thôi đã thấy ngưỡng mộ, nhân lực năm nào cũng trong tình trạng khan hiếm nhưng vẫn bị nhiều sĩ tử bỏ qua vì suy nghĩ sai lầm này
Một ngành học lọt top 6 ngành được quan tâm nhất trong tương lai, ra trường được săn đón, chức danh thì khiến nhiều người ngưỡng mộ… nhưng vì sao nhân lực năm nào cũng “cung không đủ cầu”?
Cùng với Điều dưỡng; Nghệ thuật ẩm thực; Khoa học máy tính … Tâm lý học là 1 trong 6 ngành học được ưa chuộng trong tương lai. Dự kiến trong 10 năm tới, cơ hội việc làm cho ngành này có thể tăng 14%. Trong khi đó, ở Việt Nam, nhu cầu nhân lực thực tế hằng năm ở riêng khu vực phía Nam lớn gấp chục lần số sinh viên các trường ĐH có đào tạo ngành này ra trường.
Chính đời sống ngày càng phát triển, con người ngày càng tất bật và lo toan khiến tinh thần thường bị áp lực, dễ trầm cảm, các bệnh về rối loạn tâm lý tăng cao đã khiến vị thế của ngành tâm lý học đang được củng cố mỗi ngày tại Việt Nam. Ngành tâm lý học trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong vai trò giúp con người có một tinh thần khỏe mạnh.
Ngành tâm lý học trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong vai trò giúp con người có một tinh thần khỏe mạnh. (Ảnh minh họa)
Theo học ngành Tâm lý học, các bạn sẽ được đào tạo từ những kiến thức cơ sở tới nâng cao về lĩnh vực tâm lý như: Tâm lý học giao tiếp, tâm lý học gia đình, tâm lý học lao động, tâm lý học giáo dục, liệu pháp nhận thức hành vi, tham vấn học đường, các chuyên đề về tệ nạn xã hội, chuyên đề về xử lý tình huống trong đời sống…
Học Tâm lý học không phải chỉ để trở thành Bác sĩ tâm lý
Khi nhắc đến những vấn đề về tâm lý của con người, một bộ phận lớn người Việt sẽ có xu hướng đánh đồng chúng với “bệnh”. Từ lối suy nghĩ này, cơ hội nghề nghiệp của ngành tâm lý học trở thành một mối lo ngại. Ít ai dám theo đuổi ngành này vì vẫn còn nghĩ hướng đi duy nhất cho những ai theo học là trở thành một “bác sĩ tâm lý”.
Một trong những ứng dụng chính của Tâm lý học là hỗ trợ những người gặp khó khăn về sức khỏe tâm thần. Tuy rằng trị liệu tâm lý là một nhánh lớn của Tâm lý học nhưng đó không phải điều duy nhất mà các nhà tâm lý học làm. Nhiều nhà tâm lý không hề làm việc trong ngành sức khỏe tâm thần. Họ có thể có mặt trong mọi lĩnh vực, từ sư phạm, nghiên cứu đến tư vấn.
Tuy rằng trị liệu tâm lý là một nhánh lớn của Tâm lý học nhưng đó không phải điều duy nhất mà các nhà tâm lý học làm. (Ảnh minh họa)
Hiện nay có rất nhiều thầy cô tâm lý học trở thành thần tượng của giới trẻ cũng bởi sự “nhạy cảm” trong nghề nghiệp đã giúp họ nắm bắt và tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc của nhiều thanh thiếu niên, đặc biệt là lứa tuổi mới lớn trong xã hội…
Những người được đào tạo cơ bản về Tâm lý học có thể tham gia vào rất nhiều lĩnh vực: Nhà tâm lý học đường; Nhà trị liệu tâm lý; Chuyên viên tham vấn; Nhà tâm lý học hoặc theo đuổi các công việc ở doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ sau khi ra trường ở các bộ phận như nhân sự (tuyển dụng, phúc lợi, tập huấn), truyền thông – marketing (nghiên cứu thị trường, quan hệ công chúng, quảng cáo) hay kinh doanh (bán hàng, chiến lược).
Lúc này, sẽ có sự khác biệt về mức lương sinh viên được nhận, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí địa lý, khu vực làm việc, nền giáo dục và số năm kinh nghiệm làm việc. Theo dự báo của nhiều chuyên gia, những người làm trong lĩnh vực Tâm lý học đã và sẽ luôn yên tâm về mức lương, chế độ đãi ngộ vì ngành học này gần như các loại máy móc không thể thay thế được trong thời đại công nghệ.
Học ngành tâm lý cần những tố chất nào?
Tiến sĩ Ngô Xuân Điệp, Trưởng khoa Tâm lý học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho rằng muốn học ngành tâm lý và trở thành một chuyên gia giỏi, người học cần nhạy cảm, tinh tế, nhẹ nhàng: “Đây là nghề chăm sóc, hỗ trợ tinh thần cho người khác. Ngoài ra, phải có tâm hồn phóng khoáng, tấm lòng vị tha, độ lượng, không toan tính. Trong quá trình làm việc, sử dụng trí tuệ cảm xúc nhiều hơn trí tuệ logic. Khả năng giao tiếp, ngôn ngữ hoạt bát cũng là điều cần thiết để làm việc thành công”.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, người làm nghề tâm lý còn cần có kiến thức phong phú về các lĩnh vực văn hóa, xã hội, có hiểu biết rộng về các vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội hàng ngày. Phải chịu được áp lực cao trong công việc, rèn luyện tính kiên nhẫn…
Như những ngành học khác, Tâm lý học không phải là một ngành học dễ dàng, nhưng với thái độ nghiêm túc, người học sẽ đạt được những phần thưởng xứng đáng.
Một số trường đào tạo ngành Tâm lý học có thể tham khảo:
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM
Đại học Sư phạm TP.HCM
Đại học Sư phạm Hà Nội
Đại học RMIT (Toàn bộ chương trình được giảng dạy bằng tiếng Anh. Sinh viên sẽ học tập với các giảng viên, các nhà nghiên cứu tâm lý được chứng nhận quốc tế ở Melbourne).
Đại học Văn Hiến
Đại học Văn Lang
Đại học Công nghệ TP.HCM
Sinh viên nói gì về ngành Tâm lý học?
Bạn Đinh Võ Phương Thanh (Sinh viên khoa Tâm lý học Đại học KHXH&NV ĐHQG TP.HCM): Em chọn Tâm lý học là vì muốn đồng hành trên hành trình hạnh phúc của người khác nhưng bằng cách tiếp cận khoa học hơn và đồng thời cũng muốn thấu hiểu hơn về chính mình cũng như các mối quan hệ xung quanh.
Phương Thanh là sinh viên khoa Tâm lý học Đại học KHXH &NV TP.HCM.
Nhiều người nói ngành Tâm lý khó xin việc làm nhưng hiện nay vấn đề bảo vệ và nâng cao sức khoẻ tinh thần đã được nhìn nhận đúng hơn; thế nên các bạn không cần phải sợ thất nghiệp vì có rất nhiều cơ hội việc làm cho một sinh viên tốt nghiệp ngành Tâm lý.
Có thể làm nhân viên Tâm lý tại các bệnh viện, tại phòng tham vấn bên ngoài, phòng Tham vấn học đường tại các trường học, các trung tâm, các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ người khuyết tật, trẻ em. Ngoài ra, khoa Tâm lý trường ĐH KHXH&NV bên cạnh chuyên ngành Tham vấn Trị liệu thì còn có chuyên ngành Nhân sự, sinh viên sẽ có thể làm việc tại các doanh nghiệp, tập đoàn. Như thầy trưởng khoa của em đã nói, những người học Tâm lý có thể làm việc ở bất cứ đâu có sự tương tác giữa người với người.
Sau 2 năm học Tâm lý ở Nhân văn em nhận được rất nhiều điều nhưng quan trọng nhất là cách suy nghĩ, tư duy khoa học; khả năng hiểu và tôn trọng những khác biệt, kỹ năng ứng phó với những áp lực trong cuộc sống.
Tâm lý học ở Việt Nam vẫn còn non trẻ nên việc tiếp cận thông tin vẫn còn nhiều khó khăn, nếu muốn nâng cao kiến thức chuyên ngành thì phải đọc thêm nhiều sách giáo trình, các bài nghiên cứu khoa học bằng tiếng anh. Em tin chắc ngành học nào cũng có những khó khăn nhưng nếu ta nghiêm túc, nỗ lực thì sẽ luôn có nhiều cơ hội đón chờ.
Sinh viên tốt nghiệp ngành này không khó để đạt mức lương 15-20 triệu đồng/tháng, đã thế cơ hội việc làm lại luôn rộng mở
Mức lương cao ngay cả đối với sinh viên mới ra trường, môi trường năng động, thường xuyên gặp gỡ những người nổi tiếng là một trong những điểm hấp dẫn khiến ngành nghề này được các bạn trẻ đặc biệt yêu thích.
Ngành "giữ hồn" cho thương hiệu doanh nghiệp
Đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường kinh tế, một doanh nghiệp, tổ chức muốn tạo dựng cho mình phong cách, ấn tượng riêng để đi vào tâm trí của khách hàng chắc chắn phải cần đến sự hỗ trợ của PR (Quan hệ công chúng).
Đây được xem là nghề "giữ hồn" cho thương hiệu, giúp tên tuổi của thương hiệu đó được "sống". Nói một cách đơn giản, PR chính là nhằm cải thiện cái nhìn về một cá nhân/ tổ chức bằng cách phát thông tin tới giới truyền thông và lôi kéo sự chú ý của họ.
Việc tạo ra hình ảnh riêng và tăng thiện cảm từ phía khách hàng, giúp thương hiệu trở nên sâu sắc, ý nghĩa, nhân văn, tràn đầy sức sống là những kết quả cuối cùng mà người làm PR muốn đạt được.
Những nhân viên làm PR luôn được ngưỡng mộ bởi họ năng động, linh hoạt; khả năng giao tiếp xã hội tốt; vừa thấu hiểu tổ chức, vừa nắm rõ những đặc điểm của đối tượng công chúng/khách hàng mà đơn vị của mình hướng tới.
PR được xem là nghề "giữ hồn" cho thương hiệu.
Không sợ thiếu việc làm
Nghề PR chuyên nghiệp dù chỉ mới được biết đến nhiều hơn ở Việt Nam gần đây nhưng luôn thuộc được liệt kê vào danh sách các ngành "hot". Nhiều tổ chức, công ty đang tìm kiếm nhân lực chuyên nghiệp cho công việc này nhưng nhu cầu đó vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ.
Một báo cáo của Công ty tư vấn đa quốc gia Pricewaterhourse Cooper, Việt Nam là nơi có thị trường truyền thông phát triển nhanh nhất thế giới trong giai đoạn gần đây.
Theo GS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền, Trưởng Bộ môn PR-Quảng cáo, Viện Đào tạo báo chí và Truyền thông, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN chia sẻ trên Dân Trí: Sinh viên tốt nghiệp ngành Quan hệ công chúng có kinh nghiệm làm việc hơn 1 năm không khó để đạt mức lương 15-20 triệu đồng/tháng và thậm chí còn cao hơn nếu làm việc ở các doanh nghiệp nước ngoài hay các công ty xuyên quốc gia.
Chưa kể các vị trí làm việc trong lĩnh vực truyền thông đang ngày càng chuyên môn hóa cao như đi sâu tư vấn quản lý khủng hoảng, truyền thông chính phủ, truyền thông liên cá nhân, truyền thông thương hiệu, truyền thông marketing, sáng tạo và quản trị nội dung số, tổ chức sự kiện... thì mức thu nhập còn cao hơn nhiều.
"Hiện nay rất nhiều nhà tuyển dụng liên tục đề nghị giới thiệu sinh viên tốt nghiệp với mức lương hấp dẫn mà chúng tôi không đáp ứng đủ bởi các em từ năm thứ ba hầu hết đã có việc làm ổn định rồi.
Khoảng một nửa số sinh viên cố gắng rút ngắn thời gian đào tạo chỉ còn 3,5 năm để nhanh chóng tốt nghiệp đi làm. Thị trường lao động của ngành PR chắc chắc sẽ ngày càng sôi động và đầy cơ hội trong tương lai" - PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền chia sẻ.
Sinh viên tốt nghiệp ngành PR có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc đa dạng
Chuyên viên PR : đảm nhận các vị trí công việc như phụ trách quan hệ báo chí, quan hệ cộng đồng, tổ chức sự kiện, tổ chức truyền thông nội bộ...
Phóng viên, biên tập viê n làm việc tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng thông tấn, đài phát thanh, đài truyền hình và các kênh truyền thông...
Chuyên viên phân tích và tư vấn quan hệ công chúng
Nghiên cứu, giảng dạy môn PR trong các cơ sở giáo dục đại học, tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến truyền thông, quan hệ công chúng; trợ lý giảng dạy...
Lưu ý, không có con đường nào trải đầy "hoa hồng". Lương cao đồng nghĩa cùng áp lực. Bạn đôi khi sẽ phải làm việc cả ngày cuối tuần, làm việc trong các ngày lễ lớn. Khi người ta nghỉ, đó là thời điểm bạn làm sự kiện, bạn tổ chức các bữa tiệc, lễ kỉ niệm cho khách hàng.
Mặc dù vậy, PR vẫn luôn là một trong những ngày có sức hút nhất với giới trẻ hiện nay. Bởi bạn luôn có nhiều cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, được khám phá và sáng tạo, được kết nối với người nổi tiếng, tài năng, được xê dịch nhiều nơi trên khắp đất nước...
Học ngành Quan hệ công chúng ở trường nào?
Học viện Báo chí - Tuyên truyền
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Trường Đại học Đại Nam
Trường Đại học Văn Lang
Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP HCM
Trường Đại học Ngoại ngữ Tin học TP HCM
Trường Đại học Văn Hiến
Trường Đại học RMIT
Sinh viên Mỹ thay đổi kế hoạch sau tốt nghiệp vì Covid-19 Qua những tháng dài phong tỏa và cách ly xã hội, đại dịch Covid-19 đã thay đổi thế giới. Lilly Umana, sinh viên năm cuối tại Đại học Syracuse. Đối với sinh viên đại học, đây là khoảng thời gian đầy bất ổn và lo lắng. Nhiều người đã thay đổi chuyên ngành học, số khác kinh doanh để tự nắm bắt cơ...