Ngành học thiết yếu lại thiếu học viên

Theo dõi VGT trên

Covid-19 càng cho thấy rõ vai trò của lực lượng y tế công cộng trong phòng, chống dịch bệnh. Thế nhưng, năm 2020, có bốn trường không tham gia tuyển sinh ngành này nữa vì những năm trước… không tuyển sinh được.

Tình trạng các ngành học thiết yếu nhưng lại thiếu học viên đang xảy ra tại nhiều trường đại học.

Ngành học thiết yếu lại thiếu học viên - Hình 1

Cần có các phương pháp giảng dạy sinh động, cuốn hút sinh viên nhằm tăng hiệu quả đào tạo.

1/Thí sinh cả nước vừa hoàn thành thủ tục đăng ký thi tốt nghiệp THPTxét tuyển đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) năm 2021. Số liệu về đăng ký nguyện vọng xét tuyển cho thấy sự phân hóa mạnh mẽ giữa các ngành nghề được thí sinh lựa chọn. Trong tổng số 24 nhóm ngành tuyển sinh năm nay, năm nhóm ngành có tỷ lệ lựa chọn ít là: Khoa học tự nhiên; Nông lâm nghiệp và thủy sản, Dịch vụ xã hội, Khoa học sự sống, Môi trường và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, đây lại là những ngành truyền thống trong kinh tế của Việt Nam và đang cần một đội ngũ nhân lực chất lượng.

PGS, TS Nguyễn Thanh Hà, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y tế Công cộng cho biết: “Tại trường, tỷ lệ sinh viên (SV) nhập học trên chỉ tiêu tuyển sinh chỉ chiếm khoảng 40 – 60%. Trong năm 2020, đã có bốn trường ĐH không tham gia tuyển sinh Ngành Y tế công cộng nữa vì những năm học trước, họ không tuyển sinh được”. Thực tế, cơ hội việc làm rất rộng mở đối với SV khi học ngành này. Bởi lẽ, cả nước có tới 63 trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) ở các tỉnh thành, hơn 500 huyện đều có trung tâm y tế, hơn 1.000 tổ chức phi chính phủ (NGO) hoạt động trong lĩnh vực y tế công cộng và rất cần những nhân lực được đầu tư bài bản.

Video đang HOT

Nhìn đợt bão lũ năm 2020 tại miền trung, theo các chuyên gia, nếu có dự báo trước của các nhà khoa học địa chất về vấn đề sạt lở thì sẽ có thể giảm rất nhiều những thiệt hại về người và tài sản. Trong khi hiện nay đang rất thiếu người theo học các nhóm ngành như Địa chất, Hải dương, Môi trường – những ngành liên quan tới biến đổi khí hậu ở Việt Nam hoặc trên thế giới. Tại Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, mỗi năm có khoảng 200 chỉ tiêu cho ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường và 250 chỉ tiêu cho ngành Quản lý tài nguyên, nhưng hiện mỗi ngành đã phải giảm đi 100 chỉ tiêu vì không tuyển đủ.

Nhóm ngành Công tác xã hội (Công tác xã hội, Giới và Phát triển, chuyên ngành Tham vấn – Trị liệu) cũng đang rất thiếu nhân lực. SV học xong sẽ dễ dàng có việc làm trong các cơ quan chuyên trách Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp; có thể là chuyên viên làm việc độc lập tại các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, hoặc cán bộ hoạch định chính sách xã hội; chuyên viên, nghiên cứu viên trong các cơ quan của ngành lao động – thương binh và xã hội… Tuy nhiên, ngành học vẫn không thu hút thí sinh.

2/TS Lê Đông Phương, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giáo dục ĐH nhận xét: Ngành khoa học cơ bản của nước ta hiện nay đang bị sao nhãng, từ người học đến các nhà quản lý và thiếu đầu tư phù hợp. Bởi các em vào học nhưng tương lai chưa rõ ràng. Mặt khác, còn do việc đào tạo chưa phù hợp yêu cầu thực tế. Chẳng hạn, các trường không cập nhật kịp thời về máy móc thiết bị, kỹ năng sử dụng thiết bị… nên SV ra trường chưa thể hội nhập được ngay. Bản thân các ngành học này cũng hơi khô khan, bó hẹp, chủ yếu đi vào chuyên môn, nên cần phải có những phương pháp giảng dạy sinh động, cuốn hút SV.

Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ các em học sinh khi lựa chọn nghề nghiệp lại chỉ quan tâm đến: “Nghề nghiệp này có dễ xin việc làm hay không, có thu nhập cao hay không, được làm việc ở thành phố hay không… Ít người chú ý tới nội dung, ý nghĩa và giá trị xã hội của nghề nghiệp cũng như sự phù hợp của nghề nghiệp với xu hướng, nguyện vọng, sở trường của bản thân”, TS Phương phân tích. Chính vì thế, nhiều học sinh chấp nhận từ bỏ lĩnh vực nghề nghiệp mà mình yêu thích để lựa chọn một ngành học khác để dễ xin được việc hơn, thu nhập cao hơn, công việc nhàn hơn.

Theo GS, TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo, ĐHQG Hà Nội, các trường bắt buộc phải thay đổi, nhất là đẩy mạnh kết nối với các doanh nghiệp trong quá trình đào tạo để thu hút người học. Các trường ĐH không chỉ cung cấp kiến thức khoa học cơ bản mà một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo ĐH chính là mang đến cơ hội việc làm cho SV. Còn PGS, TS Lê Thị Trinh, Trưởng khoa Môi trường, Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội góp ý: Phải thay đổi triệt để chương trình đào tạo, theo hướng liên ngành, tích hợp những môn học ở các lĩnh vực khác nhau để các em khi ra trường không chỉ làm được đúng mỗi một ngành như tên được đào tạo”. Để tạo sức hút cho thí sinh, PGS, TS Lê Thị Trinh cho rằng, cần một chiến lược nhân lực tầm quốc gia, nêu rõ nhu cầu, mức thu nhập có thể đạt được của từng nhóm ngành cũng như công tác tuyên truyền hướng nghiệp để giảm bớt độ vênh về ngành nghề đào tạo trong tuyển sinh như hiện nay.

Nữ thủ khoa và câu chuyện trượt ĐH chưa bao giờ là kết thúc

Từng trượt ĐH đến 2 lần nhưng cô gái Nguyễn Hải Vân (23 tuổi) đã không ngừng nỗ lực trong học tập để trở thành thủ khoa đầu ra của ngành y tế công cộng trường ĐH Y tế công cộng.

Đứng lên từ "thất bại"

Sinh ra trong gia đình có truyền thống ngành y nên từ nhỏ Hải Vân đã mong mước sau này nối nghiệp gia đình. Thấu hiểu những vất vả của ngành y nên bố mẹ Vân khuyên cô lựa chọn ngành sư phạm, phù hợp với nữ nhi hơn. Thế nhưng Vân vẫn quyết tâm lựa chọn chuyên ngành y đa khoa, ĐH Y Hà Nội. Cô còn vạch ra hẳn một kế hoạch dài hơi cho con đường mình đã chọn. Có điều, hai lần cố gắng thi vào ĐH Y Hà Nội, Hải Vân vẫn không đậu. Khi ấy, bầu trời hy vọng của Vân dường như sụp đổ. Mọi thứ cô vẽ ra về một tương lai sáng lạn bị vỡ vụn. Chính những lúc "thất bại" ấy, Hải Vân lựa chọn đứng lên để bắt đầu lại. Cô chọn chuyên ngành y tế công cộng của trường ĐH Y tế công cộng. Sau chặng hành trình theo đuổi 4 năm ĐH tại ngôi trường này, cô nàng thầm cảm ơn những vấp ngã đầu đời vì nhờ có nó cô mới mạnh mẽ vượt qua những thử thách trong cuộc sống. Cũng chính ngôi trường thân yêu này đã giúp Vân có được hướng đi cho riêng mình.

Trong quá trình học tập. Hải Vân luôn cố gắng thể hiện bản thân. Với Hải Vân, việc học luôn quan trọng hàng đầu. Học chuyên ngành về y tức là học những vấn đề liên quan đến tính mạng con người nên Hải Vân không cho phép mình lơ là, dù chỉ là điều nhỏ nhất.

Bên cạnh những ngày lên giảng đường học tập, Hải Vân tích cực tham gia các đề tài nghiên cứu vừa để hiểu sâu về các vấn đề, vừa có thêm nhiều trải nghiệm thực tế, kinh nghiệm phục vụ cho quá trình làm việc sau này. Tại trường ĐH, Hải Vân nghiên cứu đề tài về thuốc lá, sức khỏe vị thành niên được đăng trên tạp chí khoa học. Đây là các đề tài Vân tham gia trong chương trình đào tạo nghiên cứu viên trẻ của trường. Bên cạnh đó, em nghiên cứu về lĩnh vực tâm lý vốn là sở thích từ nhỏ. Hai đề tài nổi bật về tâm lý của Hải Vân là "Nghiên cứu thực trạng tham gia vào công nghiệp thương mại tình dục của nhóm thanh niên tại Hà Nội" và "Ảnh hưởng của hình ảnh người LBBTQ trên báo, trang tin điện tử và facebook đến sự tự áp lực thay đổi bản thân của người trẻ LGBTQ".

Ngoài ra, Hải Vân còn là điều tra viên của nghiên cứu "Kiến thức, thái độ, hành vi về ảnh hưởng của nắng nóng tới các nhóm dễ bị tổn thương ở Hà Nội thực hiện bởi Hội chữ thập đỏ Đức và Việt Nam. Hải Vân chia sẻ, quá trình tham gia các hoạt động ngoại khóa, cô có quan tâm đặc biệt đến nhóm người yếu thế trong xã hội. Khi tiếp xúc và tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến họ, Hải Vân hiểu ra những khó khăn, vất vả, góc khuất đằng sau của họ, từ đó muốn làm điều ý nghĩa, giúp xã hội đồng cảm hơn với họ.

Nữ thủ khoa và câu chuyện trượt ĐH chưa bao giờ là kết thúc - Hình 1

Nữ thủ khoa Hải Vân của trường ĐH Y tế công cộng. Ảnh: An nhiên

Ước mơ cống hiến

Sau nhiều nỗ lực, trái ngọt đã đến với cô nàng tài năng này. Với kết quả 8,22/10, Hải Vân trở thành thủ khoa của chuyên ngành y tế công cộng, trường ĐH Y tế công cộng. "Hành trình tìm kiếm con đường đi cho mình sẽ cần rất nhiều sự nỗ lực, thử sức và trải nghiệm chứ không đơn giản như mọi người nghĩ. Nếu người trẻ chọn sai ngành, hay đang mất phương hướng thì nên cứ dấn thân, có đi thì mới biết là nó phù hợp hay không", Hải Vân chia sẻ.

Dự định của Hải Vân trong thời gian tới là theo học chương trình thạc sĩ ngành tâm lý học lâm sàng theo hướng thực hành của trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn. Từ chuyên ngành y tế công cộng rẽ lối sang chuyên ngành tâm lý, Hải Vân càng có nhiều thuận lợi bởi nhờ chuyên ngành mình theo đuổi suốt 4 năm ĐH đã giúp cô hiểu hơn về ngành y, thỏa mãn sở thích cá nhân và còn giúp cô có cơ duyên đến với ngành tâm lý. Đó chính là hành trang vững chắc đối với một người trẻ như Hải Vân trên con đường thực hiện những hoài bão, ước mơ.

Hiện tại Hải Vân đang tham gia quản lý một diễn đàn mạng xã hội về nâng cao sức khỏe tâm lý cho cộng đồng. Cô hiện là thành viên nhóm NextGEN Hà Nội - Tổ chức hoạt động vì quyền của người LGBTQ Hà Nội thuộc Viện iSEE. Hải Vân cũng là tình nguyện viên của tổ chức Vietnam and Friends chuyên hỗ trợ chương trình chạy với người khiếm thị; Tiếp xúc, giao tiếp, tìm hiểu về một phần cuộc sống của người khiếm thị nói riêng và người khuyết tật nói chung qua lăng kính của họ (học chữ nổi, sử dụng gậy chỉ đường...). Cô cũng là thành viên của nhóm nghiên cứu "Thực trạng tham gia công nghiệp thương mại tình dục của nhóm thanh niên tại Hà Nội" trong chương trình UNESCO Youth-led Research.

Theo Hải Vân, danh hiệu thủ khoa sẽ góp phần tạo dựng uy tín và niềm tin của mọi người đối với cô nhưng sự nỗ lực, cố gắng không ngừng sẽ giúp danh hiệu ấy tỏa sáng hơn. Nữ thủ khoa cũng quyết tâm sẽ theo đuổi ngành tâm lý một cách chỉn chu để sau này sẽ có thêm nhiều cống hiến cho xã hội.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tiểu phẩm: Khi "Hoàng tử" SOOBIN mời "Lọ lem" BB Trần khiêu vũ và cái kết gây chấn động cõi mạng!
07:11:21 03/11/2024
Một nữ danh ca hỏi cát xê, Hoài Linh nói: "Chị trả em được vài trăm triệu không?"
06:32:34 03/11/2024
Nàng hậu nhận bằng tiến sĩ năm 60 tuổi: Là ái nữ sống vương giả, sở hữu bất động sản trải dài từ Á sang Âu
06:48:24 03/11/2024
Sao Vbiz và người yêu đồng giới nói gì khi bị tố làm đám cưới 3 nơi để ăn tiền mừng?
06:40:53 03/11/2024
Chuyện gì đang xảy ra với sao nam bị soi rổ hint hẹn hò Lan Ngọc?
06:56:50 03/11/2024
Vượt bi kịch chồng bị anh họ sát hại tranh thừa kế 1.360 tỷ, sao nữ đình đám sống thế nào sau 7 năm?
09:20:17 03/11/2024
Linh Ka bị "tấn công" sau khi để lộ ảnh hẹn hò với Dương Domic
07:00:11 03/11/2024
Độc Đạo: Cận cảnh nhan sắc người tình của Dũng Kính khiến Diễm, Tuyết "mất luôn cả tên"
05:56:50 03/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên đối đầu trong chặng đua nước rút cuối cùng

Uncat

11:28:49 03/11/2024
Trong khi bà Harris kêu gọi sự đoàn kết và cảnh báo về mối đe dọa cho nền dân chủ, ông Trump tiếp tục thúc đẩy chính sách Nước Mỹ trên hết với những tuyên bố mạnh mẽ về cải tổ chính quyền.

Nhiều nghệ sĩ Việt bị đột quỵ

Sao việt

11:28:13 03/11/2024
Tấn Beo bị đột quỵ vào khoảng tháng 3/2023. Trước đó, nam nghệ sĩ chỉ chia sẻ với khán giả việc anh bị ngã cầu thang và rơi tự do rồi bất tỉnh.

Ten Hag lần đầu trở lại sân bóng

Sao thể thao

11:12:09 03/11/2024
Rạng sáng 3/11 (giờ Hà Nội), cựu HLV Manchester United dự khán trận thắng 2-0 của Heracles Almelo trước NAC Breda ở vòng 11 giải VĐQG Hà Lan.

Ngôi nhà có mặt tiền gạch lộ thiên tại TP Bảo Lộc

Sáng tạo

11:10:36 03/11/2024
Khang House tọa lạc tại TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, là tổ ấm của một gia đình ba thế hệ. Ngôi nhà được thiết kế theo phong cách kiến trúc hiện đại, kết hợp không gian sống với thiên nhiên.

Con mèo trị giá 500 triệu đồng ở Hà Nội có gì đặc biệt mà được săn đón như ngôi sao?

Netizen

10:54:44 03/11/2024
Đến hẹn lại lên, cuộc thi mèo đẹp WCF WORLD SHOW - Giải vô địch mèo toàn cầu đã diễn ra tại Quận 7, TP.HCM với sự tham gia của nhiều chú mèo đáng yêu đến từ nhiều nơi trên thế giới.

Sách "hướng dẫn chơi Lửa Tự Do" có giá quá đắt, game thủ bức xúc tố "ngáo giá"

Mọt game

10:51:43 03/11/2024
Free Fire là một cái tên quen thuộc của cộng đồng game Việt. Trỏ chơi bắn súng sinh tồn này đã ra mắt được khá lâu và thành công thu hút được không ít sự quan tâm của game thủ ở mọi lứa tuổi.

Nữ coser hoá tướng Genshin, zoom cận cảnh góc nghiêng nóng bỏng

Cosplay

10:48:19 03/11/2024
T.T Meo Meo - cô nàng được cộng đồng đam mê cosplay và fan game biết đến kể từ khi tham gia cosplay những vị tướng trong game. Gần nhất, Ganyu là nhân vật tạo được cảm hứng cho cô đầu tư biến hình .

Siêu phẩm cổ trang mới chiếu đã tăng 660% độ hot, nữ chính gây sốc vì chết 20 lần trong 1 tập

Phim châu á

10:15:34 03/11/2024
Ngày 2/11, Sohu đưa tin phim ngôn tình cổ trang Vĩnh Dạ Tinh Hà do Ngu Thư Hân và Đinh Vũ Hề đóng chính lên sóng nhận được thành tích mở đầu rất khả quan nhờ nội dung thú vị.

Taylor Swift tiếp tục tạo ra "phép màu" trong chuyến lưu diễn toàn cầu

Nhạc quốc tế

10:13:05 03/11/2024
Sau khi biểu diễn The Eras Tour tại New Orleans, Louisiana, Mỹ, từ ngày 25-27/10, nữ ca sĩ đã quyên góp 75.000 bữa ăn cho những gia đình khó khăn.

Bạo lực leo thang, triển vọng ngừng bắn Trung Đông gặp khó

Thế giới

10:11:08 03/11/2024
Xung đột giữa Israel với Hamas ở Dải Gaza và Hezbollah ở Li Băng leo thang, khiến khủng hoảng nhân đạo thêm trầm trọng và làm lu mờ hy vọng ngừng bắn.

Về An Giang mùa nước nổi, lòng như muốn reo vui

Du lịch

09:58:30 03/11/2024
Thật đáng tiếc nếu bạn bỏ lỡ những cung đường đẹp đến nao lòng, cánh đồng với những hàng thốt nốt mạnh mẽ, đẹp một cách sống động.