Ngành giáo dục trên hành trình 25 năm phát triển mạnh mẽ, bền vững
Sau 25 năm tái lập tỉnh kể từ thời điểm tháng 1-1997 đến nay, Vĩnh Phúc là địa phương có sự bứt phá trong tăng trưởng, phát triển kinh tế và thu hút đầu tư; chính trị, xã hội ổn định.
Cùng với sự phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, lĩnh vực giáo dục cũng có những bước phát triển mạnh mẽ và bền vững, nằm trong tốp đầu cả nước.
Xác định rõ mục tiêu…
Ngay từ ngày đầu tái lập tỉnh, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ban hành Đề án 01 về Phát triển giáo dục, đào tạo của tỉnh đến năm 2000. Đây là Đề án đầu tiên sau tái lập tỉnh Vĩnh Phúc, thể hiện sự quan tâm rất lớn của tỉnh đối với sự nghiệp GD&ĐT. Đề án đã khẳng định GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, quyết định sự phát triển của đất nước; đầu tư cho GD&ĐT là đầu tư cho phát triển, phải có chính sách ưu tiên cao nhất và có giải pháp mạnh mẽ để phát triển GD&ĐT.
Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan làm việc với Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc nhằm xây dựng hệ giá trị mới của ngành giáo dục tại địa phương (ảnh tư liệu)
Với truyền thống hiếu học, học giỏi và sự quan tâm, chăm lo của tỉnh, nhiều năm liên tục giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận là đơn vị xuất sắc, nằm trong tốp các địa phương dẫn đầu toàn quốc về chất lượng giáo dục đại trà cũng như chất lượng thi học sinh giỏi và chất lượng thi tuyển sinh vào đại học.
Lễ tôn vinh những các thầy cô của tỉnh Vĩnh Phúc đạt danh hiệu Nhà giáo ưu tú
Trải qua chặng đường 25 năm, chất lượng giáo dục toàn diện đã có những chuyển biến tích cực, đã đạt được những điểm nhấn “Là một trong 4 tỉnh thành trên cả nước phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi; chất lượng giáo dục tiểu học được giữ vững và có những nội dung đổi mới; chất lượng thi tốt nghiệp THPT Quốc gia luôn đứng trong tốp đầu cả nước, khẳng định vị thế trong toàn quốc về kết quả thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế với chất lượng cao”.
Những thành công cụ thể…
Lĩnh vực Giáo dục mầm non, các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ và chú trọng nâng cao chất lượng bán trú, phòng tránh dịch bệnh. Tính đến năm 2021, 100% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được đảm bảo an toàn tuyệt đối cả về thể chất và tinh thần, được học 2 buổi/ngày và được ăn bán trú tại trường; 99% trẻ đạt chuẩn phát triển theo đánh giá cuối chủ đề và cuối giai đoạn; trẻ 5 tuổi ra lớp được đánh giá theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi và trẻ em được chuẩn bị tiếng Việt trước khi vào lớp 1 đạt 100%; 100% nhóm, lớp thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non, đẩy mạnh tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội, thẩm mỹ và các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.
Chủ động tổ chức thí điểm cho trẻ làm quen với tiếng Anh, năm học 2020-2021 có 125 trường mầm non công lập cho trẻ làm quen với tiếng Anh (đạt 76,6%) với 66.068 trẻ. Một số cơ sở giáo dục mầm non đã áp dụng linh hoạt phương pháp giáo dục Montessori, STEM, STEAM vào quá trình giáo dục trẻ tuy nhiên tập trung chủ yếu tại các trường mầm non tư thục có mức học phí cao, có cơ sở vật chất, đội ngũ GV đảm bảo.
Giáo dục tiểu học, tháng 12-2002, Vĩnh Phúc được Bộ GD&ĐT công nhận phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Kết quả này đánh dấu bước phát triển về chất của giáo dục Vĩnh Phúc, khẳng định mặt bằng dân trí của tỉnh được nâng cao, tạo tiền đề tốt cho nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Video đang HOT
HS được đánh giá hoàn thành tốt và hoàn thành các môn học chiếm tỉ lệ cao. Môn Tiếng Việt, hoàn thành tốt chiếm 52,9%; hoàn thành chiếm 46,5%; chưa hoàn thành chiếm 0,7%. Môn Toán, hoàn thành tốt chiếm 61%; hoàn thành chiếm 38,4%; chưa hoàn thành chiếm 0,6%. HS lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học đạt: 98,5%.
Giáo dục trung học cơ sở, số lượng HS có học lực Khá, Giỏi đều tăng, số lượng HS có học lực Yếu, Kém đều giảm. Kết quả xếp loại hạnh kiểm Khá, Tốt của HS THCS luôn ở mức cao. Tỉ lệ trẻ trong độ tuổi 11-14 hoàn thành chương trình THCS đạt 99,1%.
Giáo dục trung học phổ thông, chất lượng giáo dục toàn diện chuyển biến tích cực, trong nhiều năm liên tục, giáo dục cấp trung học của tỉnh Vĩnh Phúc luôn được Bộ GD&ĐT xếp vào tốp đầu cả nước, cụ thể: Điểm trung bình kỳ thi THPT quốc gia luôn xếp hạng là 1 trong 6 tỉnh cao nhất cả nước (năm 2017 xếp thứ 6, 2018 xếp thứ 4, năm 2019 xếp thứ 6, năm 2020, xếp thứ 5, năm 2021 xếp thứ 5). Tỉ lệ HS tốt nghiệp THPT thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ở trong top các trường có tỉ lệ đỗ cao (thường xếp thứ 5,6 trên tổng số các trường thuộc các tỉnh/thành toàn quốc).
Giáo dục thường xuyên, các cơ sở GDTX, giáo dục nghề nghiệp-GDTX đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Chất lượng học viên học chương trình GDTX cấp THPT được duy trì ở mức tương đối ổn định. Trong những năm gần đây, tỉ lệ học viên học chương trình GDTX đỗ tốt nghiệp THPT dao động khoảng từ 93% đến 98%. Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp của khối GDTX tỉnh Vĩnh Phúc luôn cao hơn tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT của cả nước.
Bảng tổng hợp quy mô, mạng lưới trường, lớp HS, của giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên các năm 1997, 2000, 2005, 2010, 2015 và 2021, của tỉnh Vĩnh Phúc.
Bước phát triển, vươn tầm quốc tế…
Vượt qua những thách thức, khó khăn về KT-XH khi mới tái lập tỉnh, ngày 23-4-1997, trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc được thành lập theo Quyết định số 382/QĐ-UB của UBND tỉnh. Năm học đầu tiên, nhà trường chỉ có gần 550 học sinh thuộc 14 lớp với 21 cán bộ, giáo viên, nhân viên, phải đi học nhờ các điểm trường khác trong thành phố Vĩnh Yên.
Đến nay, trường có quy mô 40 lớp với hơn 1.400 học sinh, cơ sở vật chất khang trang, hiện đại bậc nhất trong cả nước. Trường đã được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại địa điểm mới trên diện tích trên 6,5 ha với điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị đồng bộ, đầy đủ các hạng mục công trình để phục vụ hoạt động chuyên môn, đáp ứng theo chương trình giáo dục phổ thông mới, chương trình chuyên biệt, hiện đại và hội nhập.
Trong suốt 25 năm xây dụng và phát triển, trường luôn là đơn vị xuất sắc, lá cờ đầu của ngành, được Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Bộ GD&ĐT đánh giá cao. Với trọng trách bồi dưỡng các đội tuyển HSG quốc gia, quốc tế, nhà trường đã góp phần đem về cho tỉnh những thành tích rất đáng tự hào, đứng trong tốp đầu của cả nước về thành tích thi HS giỏi quốc gia.
Em Vũ Ngọc Bình (bên trái ảnh) được tuyên dương về thành tích đạt Huy chương đồng Olympic Toán quốc tế
Tính từ năm 1998 đến nay, Vĩnh Phúc đã đạt được 1.405 giải học sinh giỏi cấp quốc gia; trong đó có 73 giải nhất; 33 giải khu vực và quốc tế, đạt 03 huy chương vàng, 07 huy chương bạc, 15 huy chương đồng và 08 bằng khen. Ghi nhận những thành tích xuất sắc trong sự nghiệp trồng người của cán bộ, giáo viên trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc, 6 nhà giáo đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, 6 nhà giáo được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Tập thể nhà trường đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2003), Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2009) và Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2017).
Đường đến danh hiệu Nhà giáo ưu tú của cô hiệu trưởng trường tiểu học ở Hà Tĩnh
Gặt hái nhiều "mùa vàng" trên cánh đồng "gieo chữ", cô Phạm Thị Phương Lê - Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ (Đức Thọ - Hà Tĩnh) vừa được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý - Nhà giáo ưu tú.
"Danh hiệu Nhà giáo ưu tú là động lực để tôi cống hiến nhiều hơn nữa" - Nhà giáo ưu tú Phạm Thị Phương Lê
Gặt những mùa vàng
Tin cô giáo Phạm Thị Phương Lê được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú đã trở thành niềm vui của rất nhiều bạn bè, đồng nghiệp trong những ngày qua. Dẫu vậy, điều đó cũng không quá bất ngờ khi suốt nhiều năm qua họ đã chứng kiến những thành tích mà cô Phương Lê đạt được trên lĩnh vực giảng dạy cũng như công tác quản lý.
Diện mạo khang trang của Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ
Hơn 27 năm công tác trong ngành giáo dục, cô Phương Lê dành trọn tâm huyết cho niềm đam mê nghề giáo mà mẹ cô truyền lại. Là người con quê hương Yên Hồ (Đức Thọ), cô Lê luôn cảm thấy may mắn khi suốt từ khi tốt nghiệp Trường Trung học sư phạm Hà Tĩnh (nay là Trường Đại học Hà Tĩnh) - năm 1993 - đến nay luôn được gắn bó với quê hương.
Dù là khi mới chân ướt chân ráo dạy học ở Trường Tiểu học Liên Minh (Đức Thọ) hay khi đã được bổ nhiệm chức vụ Phó Hiệu trưởng (năm 1998) rồi Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ (năm 2012), ngọn lửa đam mê nghề nghiệp luôn cháy sáng trong tâm tư người giáo viên ấy.
"Làm thế nào để góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học của quê hương Đức Thọ là tâm niệm của tôi. Chính vì vậy, tôi chưa bao giờ chịu bằng lòng với những gì mình có. Tôi luôn tự nhủ mình phải phấn đấu để trở thành một người giáo viên giỏi" - cô Phương Lê chia sẻ.
Những tìm tòi, sáng tạo, nỗ lực không ngừng đã mang đến nhiều giải thưởng cao quý cho cô giáo Phương Lê. Trong đó, nổi bật nhất là: giải Nhì giáo viên giỏi quốc gia năm học 2003 - 2004; giải Nhất Hội thi Cán bộ quán lý giáo dục giỏi tiểu học cấp tỉnh năm học 2012 - 2013...; được Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT và một số tổ chức khác... tặng nhiều bằng khen, giấy khen vì những cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.
Cô Phạm Thị Phương Lê (ngoài cùng bên trái) đại diện nhà trường nhận Giải thưởng Phát triển văn hóa đọc do Bộ VH-TT&DL chứng nhận năm 2020. Ảnh: Tư liệu
Cô Phạm Thị Phương Lê còn trực tiếp giảng dạy và bồi dưỡng cho hàng trăm học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi tỉnh và quốc gia; hỗ trợ, bồi dưỡng cho hàng chục giáo viên giỏi huyện, tỉnh và quốc gia; có 17 sáng kiến kinh nghiệm và đề tài khoa học được các cấp công nhận.
Đặc biệt, cô Phương Lê đã dẫn dắt Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ đạt nhiều thành tích xuất sắc như: Cờ thi đua xuất sắc của Bộ GD&ĐT năm 2015; Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2016; Cờ thi đua của Chính phủ năm 2018; Cờ thi đua xuất sắc của Chủ tịch UBND tỉnh năm 2019.
Gần đây nhất, Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ vinh dự là 1 trong 15 tập thể của cả nước được Bộ VH-TT&DL tặng giải thưởng Phát triển văn hóa đọc năm 2020...
Cô Thái Thị Vân Anh - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ chia sẻ: "Không chỉ tâm huyết, quyết liệt trong công việc, cô Phương Lê là người luôn hy sinh lợi ích bản thân cho tập thể. Thậm chí, trong nhiều trường hợp cô còn tự bỏ tiền túi hoặc vay mượn người thân để mua sắm trang thiết bị và xây dựng các công trình phục vụ việc dạy học. Tâm huyết đó khiến tập thể 44 cán bộ, giáo viên nhà trường luôn đoàn kết và nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ".
Ước mơ xây dựng "ngôi trường hạnh phúc"
Trước năm 2013, cơ sở vật chất của Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học. Phòng học thiếu, thiết bị dạy học nghèo nàn... đã tác động không nhỏ đến chất lượng dạy và học. Trong tình hình đó, ngay sau khi nhận nhiệm vụ hiệu trưởng, cô Phạm Thị Phương Lê đã tham mưu với chính quyền, kiên trì vận động Nhân dân để mở rộng khuôn viên trường, xây thêm phòng học, nhà ăn bán trú, khu nhà đa chức năng, sân chơi thể thao, thư viện...
Cô Phạm Thị Phương Lê (trái) cùng đồng nghiệp khảo sát khu vườn sinh thái của trường.
Đến nay, Trường tiểu học thị trấn Đức Thọ có 28 phòng học tiện nghi; 1 khu nhà đa chức năng, nhà ăn bán trú phục vụ 500 suất ăn, sân bóng chuyền, bóng đá, vườn hoa, sân trường rộng rãi... Đặc biệt, Cô Phương Lê đã vận động, xây dựng thư viện xanh và thư viện thân thiện, góp phần phát triển văn hoá đọc cho học sinh.
Giờ đọc sách tại thư viện thân thiện của học sinh Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ.
Ông Trần Viết Hiền - Hội trưởng Hội phụ huynh Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ cho biết: "Chúng tôi rất vui khi con mình được học ở một ngôi trường khang trang, đầy đủ tiện nghi và nhất là các cô thầy tận tâm với nghề, với trò. Chúng tôi hiểu, người dẫn đường có vai trò rất quan trọng trong thành quả đó và luôn thầm cám ơn cô giáo Phương Lê".
Không chỉ hết lòng vì công việc, cô Phạm Thị Phương Lê còn định hướng cho tập thể giáo viên và học sinh nhà trường hướng tới một môi trường giáo dục nhân văn. Hằng năm, công đoàn Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ đều có những hoạt động nhân ái chia sẻ với cộng đồng. Thông qua đó, góp phần giáo dục học sinh truyền thống yêu nước, thương nòi.
Cô Phạm Thị Phương Lê (ngoài cùng bên phải) tặng quà cho phụ huynh và học sinh dân tộc Chứt, Trường Tiểu học Hương Liên (Hương Khê) trong dịp tết năm 2019. Ảnh do nhà trường cung cấp.
Nói về tương lai, Nhà giáo ưu tú Phạm Thị Phương Lê bày tỏ: "Khao khát của tôi là xây dựng một ngôi trường hạnh phúc. Ở đó, tất cả học sinh đều được chăm sóc và dạy học một cách tốt nhất. Ở đó tất cả giáo viên và học sinh đều cảm thấy "mỗi ngày đến trường là một ngày vui". Danh hiệu Nhà giáo ưu tú do Nhà nước trao tặng là niềm vinh dự, tự hào và cũng là động lực để tôi nỗ lực hơn nữa trong sự nghiệp trồng người".
Học sinh Hà Nội sau 1 tuần đi học trở lại: Thích đến trường gặp bạn bè, nhưng nếu có thi trực tiếp thì... "thôi rồi" Đã được 1 tuần học sinh lớp 12 trên địa bàn thành phố Hà Nội đi học trực tiếp. Cảm xúc của các bạn ấy thế nào? Sau một thời gian dài phải học online tại nhà, ngày 6/12 vừa qua học sinh khối 12 tại Hà Nội đã chính thức quay trở lại trường học. Đây cũng được xem như buổi tựu...