Ngành Giáo dục bắt nhịp chuyển đổi số
Chuyển đổi số (CĐS) là nhiệm vụ lớn, có tính đột phá của ngành Giáo dục, song cũng sẽ có không ít khó khăn, thách thức.
Nắm bắt, chủ động bắt nhịp CĐS đã mở ra cơ hội để ngành Giáo dục Thái Nguyên đạt được nhiều kết quả tốt hơn trong quản lý và giảng dạy.
Trường Mầm non số 2 Hóa Thượng (Đồng Hỷ) lắp đặt 15 camera tại các lớp học, bếp ăn.
Không phải xuống tận các lớp kiểm tra, cán bộ quản lý Trường Mầm non số 2 Hóa Thượng (Đồng Hỷ) vẫn nắm bắt đầy đủ hoạt động dạy và học cũng như công tác chăm sóc trẻ trên lớp, tổ chức các trò chơi ở sân trường.
Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hoài, Hiệu trưởng Nhà trường tâm đắc nói: Nhờ có CĐS mà công tác quản lý của Nhà trường khoa học, bàn bản hơn. Toàn bộ 13 phòng học và bếp ăn đều được lắp camera. Trong thời gian nghỉ dịch năm học 2021-2022, các cô giáo vẫn soạn bài, giáo dục trẻ và hướng dẫn các bậc phụ huynh chăm sóc trẻ theo hình thức trực tuyến. Việc thu học phí, thanh toán lương cho giáo viên và các chế độ chính sách khác đều không dùng tiền mặt.
Không riêng các trường ở huyện Đồng Hỷ mà tại TP. Thái Nguyên, công tác CĐS được Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chỉ đạo rất quyết liệt, mang lại hiệu quả rõ rệt. Toàn bộ 150 trường mầm non, tiểu học, THCS của TP.Thái Nguyên đã hoàn thành việc nhập liệu, báo cáo dữ liệu từ phần mềm quản lý nhà trường lên cơ sở dữ liệu tỉnh, cơ sở dữ liệu Bộ.
Các nhà trường đã tổ chức hướng dẫn giáo viên và phụ huynh học sinh (HS) cài đặt App tin nhắn điện tử trên điện thoại thông minh. 100% nhà trường đã triển khai, thực hiện thanh toán học phí và các khoản thu khác không dùng tiền mặt.
Đội ngũ giáo viên đã hoàn thành việc cài đặt ứng dụng Edu One hoặc ứng dụng VnEdu Connect, VnEdu Teacher trong công tác điều hành quản lý chung của trường, của lớp. Các giáo viên biết sử dụng tiện ích ứng dụng trong giảng dạy trực tuyến: Microsoft Team, Google Meet, Zoom; phần mềm Azota về kiểm tra, đánh giá HS, thi thử vào THPT trực tuyến.
Đặc biệt, Phòng GD&ĐT thành phố đã chỉ đạo các nhóm chuyên môn xây dựng bài giảng trực tuyến, video bài giảng đưa vào kho dữ liệu trên trang Website của tại địa chỉ: https://pgdtpthainguyen.edu.vn/ và trên trang web của các nhà trường để HS, phụ huynh HS cùng được truy cập.
Kết quả, năm học 2021-2022, cấp mầm non đã xây dựng được 27.109 video nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ; cấp tiểu học xây dựng 7.358 video; cấp THCS xây dựng 2.025 video các môn Thể dục, Âm nhạc, Mĩ thuật (tăng 4.356 video so với năm học 2020-2021)…
Video đang HOT
Giờ tập huấn trực tuyến thay sách của giáo viên Trường Tiểu học Yên Ninh (Phú Lương).
Một trong những mục tiêu của Nghị quyết số 01-NQ/TU về Chương trình CĐS tỉnh trong xây dựng xã hội số được ưu tiên hàng đầu là lĩnh vực giáo dục. Mục tiêu là nhằm đổi mới nội dung và chương trình GD&ĐT thích ứng với môi trường công nghệ liên tục thay đổi và phát triển; tận dụng công nghệ số để gia tăng khả năng tiếp cận giáo dục cho mọi đối tượng, nhất là người dân ở vùng khó khăn. Số hóa tài liệu, giáo trình, xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Để cụ thể hóa mục tiêu của tỉnh, Sở GD&ĐT đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức về CĐS cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán toàn Ngành.
Cùng với đó, Sở GD&ĐT thành lập Ban Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch tập trung triển khai các nền tảng dạy học trực tuyến miễn phí, kết hợp nhiều mô hình dạy học. Kết quả bước đầu là hình thành kho học liệu dùng chung cho ngành Giáo dục, tích hợp trên Youtube và các mạng xã hội khác. Hình thành dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý của Ngành và quá trình phát triển chính quyền số của tỉnh.
Hệ thống phần mềm quản lý văn bản điện tử sử dụng chữ ký số từ Sở GD&ĐT đến phòng GD&ĐT, các nhà trường, liên thông, thống nhất với trục văn bản liên thông của tỉnh và quốc gia. 100% đơn vị trực thuộc được trang bị đủ thiết bị đầu cuối phục vụ họp trực tuyến với Sở GD&ĐT. Từng bước số hóa và điện tử hóa các loại hồ sơ, sổ sách trong các cơ sở giáo dục.
Đặc biệt, năm học 2021-2022, năm đầu tiên thực hiện 100% HS đăng ký thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đầu cấp bằng hình thức trực tuyến.
Hiện nay, 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở GD&ĐT đều được cung cấp, giải quyết trực tuyến ở mức độ 3, 4. 100% cơ sở giáo dục đã triển khai thu học phí, thanh toán lương cho giáo viên, chế độ chính sách cho người học không dùng tiền mặt, trong đó 92% cơ sở giáo dục đã thực hiện hoàn toàn việc thu học phí không dùng tiền mặt.
Thực hiện Chương trình “Sóng và Máy tính cho em”, năm học 2021-2022, toàn tỉnh đã hỗ trợ 4.771 máy tính bảng, điện thoại thông minh cho HS thuộc đối tượng nghèo, cận nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn không có khả năng trang bị thiết bị học tập.
Với sự vào cuộc tích cực, ngành Giáo dục đã đóng góp một phần rất quan trọng cùng các ngành, địa phương trong tỉnh trong việc triển khai nền tảng xã hội số, công dân số, thu hẹp khoảng cách số trên địa bàn tỉnh. Sở GD&ĐT vinh dự được UBND tỉnh khen thưởng là đơn vị có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua “Thái Nguyên đẩy mạnh chương trình chuyển đổi số” năm 2021.
Tổ chức dạy học lớp 10 Chương trình mới: Thay đổi tư duy xếp lớp
Năm học 2022 - 2023, học sinh (HS) lớp 10 được lựa chọn môn học dẫn đến cách xếp lớp tại nhà trường có thay đổi.
Việc xếp lớp cố gắng đáp ứng theo nguyện vọng môn học mà HS đăng ký; đồng thời cân đối để phù hợp với cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên của nhà trường.
Cô trò Trường THPT Trần Đại Nghĩa trong giờ học.
Nhiều công sức hơn trong sắp xếp lớp học
Những năm học trước, việc xếp lớp khối 10 tại Trường THPT Đặng Trần Côn, Thừa Thiên - Huế, theo 2 hướng rõ ràng là khoa học tự nhiên và khoa học xã hội trên cơ sở đăng ký của HS sau khi được nhà trường tư vấn, định hướng. Việc phân chia lớp như vậy nhằm hỗ trợ và tạo thuận lợi cho HS sau này thi tốt nghiệp THPT (HS lớp khoa học tự nhiên thường định hướng chọn bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên; HS lớp khoa học xã hội thường định hướng chọn bài thi tổ hợp Khoa học xã hội) cũng như việc xét tuyển, thi tuyển vào các trường đại học.
Chương trình học là giống nhau, chỉ khác là lớp thiên về khối nào, nhà trường sẽ tăng thời lượng tiết ở một số môn học, giúp HS củng cố, nâng cao kiến thức (lớp tự nhiên sẽ tăng tiết Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học; lớp xã hội tăng tiết Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý).
"Với khối lớp 10 năm học 2022 - 2023, trường xây dựng 6 tổ hợp môn, mỗi tổ hợp dự kiến có 2 lớp. Nhưng đây mới là dự kiến, bởi việc chia lớp phụ thuộc vào số HS đăng ký, mà trường lại không chủ động được vấn đề này. Sẽ là tối ưu nếu mỗi tổ hợp có khoảng 80 - 90 HS; nhưng sẽ khó khăn khi số đăng ký vượt quá hoặc ít hơn con số này.
Trường hợp đó, nhà trường phải dùng các biện pháp để điều chỉnh (tư vấn HS chuyển tổ hợp dựa trên điểm học bạ THCS, điểm thi vào lớp 10), tinh thần là trao đổi để có được sự đồng thuận của HS, phụ huynh. Nếu một tổ hợp có quá ít HS đăng ký thì nhà trường không thể tổ chức lớp", thầy Nguyễn Ngọc Hiền trao đổi.
Việc xếp lớp với khối 10 mọi năm cơ bản đơn giản và nhà trường có thể chủ động. Tuy nhiên, với đặc thù HS được chọn môn học như năm nay, thầy Nguyễn Ngọc Hiền, Hiệu trưởng Trường THPT Đặng Trần Côn, cho biết, việc xếp lớp phức tạp hơn nhiều.
Tại Trường THPT Ngô Quyền (đảo Phú Quý, Bình Thuận), với 8 lớp 10 năm học 2022 - 2023, trên cơ sở đội ngũ giáo viên hiện có, nhà trường đưa ra 3 tổ hợp môn lựa chọn, chuyên đề học tập. Theo thầy Hoàng Anh, Phó Hiệu trưởng, mỗi HS phải đăng ký 3 nguyện vọng (ứng với 3 nhóm lớp, mỗi nguyện vọng là 1 nhóm) và xếp theo thứ tự ưu tiên từ nguyện vọng 1 đến nguyện vọng 3.
HS đã trúng tuyển nguyện vọng 1 thì không xét các nguyện vọng còn lại. HS không trúng tuyển nguyện vọng 1 mới xét nguyện vọng 2. Nếu HS trúng tuyển nguyện vọng 2 thì không xét nguyện vọng 3. HS không trúng tuyển các nguyện vọng 1, 2 mới xét nguyện vọng 3. Cách làm này, thuận lợi là HS được chọn các môn học phù hợp với khả năng, thế mạnh của mình.
Tuy nhiên, với đặc thù trường ở huyện đảo, đa số HS có thế mạnh ở các môn xã hội, nhưng số lượng giáo viên tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) nhiều hơn các môn xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật) nên nhà trường khó khăn trong bố trí, sắp xếp dạy học để phát huy thế mạnh của HS. Việc cho HS lựa chọn tổ hợp môn cũng làm cho nhà trường bị động trong các phương án sắp xếp, bố trí giáo viên dạy theo kế hoạch ban đầu.
Dự kiến số lớp theo từng tổ hợp lựa chọn của Trường THPT Đặng Trần Côn.
Ưu tiên xếp lớp theo nguyện vọng
Thầy Trịnh Nguyễn Thi Bằng, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Đại Nghĩa (Cần Thơ), chia sẻ kinh nghiệm xếp lớp 10 năm học 2022 - 2023 với 6 bước. Theo đó, đầu tiên là thống kê số lượng HS đăng ký theo các môn học lựa chọn để tính toán số lớp, số HS từng lớp.
Thực hiện điều chỉnh số HS cho các lớp: Tổ hợp một số môn ít HS đăng ký thì điều chuyển sang tổ hợp gần; ưu tiên cho những HS đăng ký môn tổ hợp sớm (điều này có trong kế hoạch tuyển sinh lớp 10). Tiếp đến, sắp xếp HS (trong tổ hợp môn) theo điểm tuyển lớp 10 từ cao xuống thấp; phân bố lần lượt vào từng lớp (nhằm bảo đảm lớp nào cũng có HS giỏi, khá, trung bình...).
Sắp xếp những HS không lên lớp vào đều các lớp (theo đăng ký môn lựa chọn của HS). Bước tiếp là cân đối số lượng HS các lớp. Thông báo dự thảo danh sách cho HS, cha mẹ HS; gửi cho cán bộ, giáo viên toàn trường để xin ý kiến. Cuối cùng, điều chỉnh và công bố chính thức trước khi tập trung HS cho năm học mới.
"Có thể thấy, điểm khác biệt năm học này nằm ở "tổ hợp môn học lựa chọn" của HS. Cách làm của trường là ưu tiên sắp lớp theo nguyện vọng (môn học lựa chọn mà HS đăng ký) và thông báo công khai để HS, cha mẹ HS có ý kiến điều chỉnh. Dù nhà trường có cân đối để phù hợp với cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, nhưng vẫn bảo đảm có sự đồng thuận của các em và gia đình.
Thời gian sau công bố dự thảo danh sách lớp, lãnh đạo trường và bộ phận văn phòng thực hiện tư vấn cho HS, cha mẹ HS, nhất là những em do nhà trường điều chỉnh sang tổ hợp gần với nguyện vọng", thầy Trịnh Nguyễn Thi Bằng cho hay.
Ông Đặng Tự Ân, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông, cũng gợi ý quy trình 4 bước để chia lớp. Bước đầu tiên là xác định số lớp 10 trong trường, sao cho mỗi lớp không quá 45 HS (và không dưới 30 em). Dựa theo số lượng giáo viên; tiến hành đánh giá cơ sở vật chất, thiết bị và học liệu hiện có của nhà trường; xây dựng các chuyên đề học tập nhằm dạy học sâu hơn và làm tăng phân hóa khả năng học tập của HS.
Bước tiếp theo, xác định số khối lớp theo định hướng nghề nghiệp và thế mạnh của từng trường; xây dựng các tổ hợp môn học lựa chọn phù hợp với khả năng và điều kiện hiện có. Thông thường mỗi trường nên có 2 hoặc 3 khối lớp và có từ 3 tới 6 tổ hợp các môn học lựa chọn.
Sau đó, tổ chức hội nghị tư vấn mở, dưới dạng ngày hội về lựa chọn khối, lớp cho HS và cha mẹ HS. Nhà trường cần phân tích sâu sắc các tổ hợp lựa chọn, đặc trưng của từng tổ hợp tự chọn có liên quan tới khối thi và học nghề sau khi các em tốt nghiệp THPT. Tại hội nghị tư vấn, nhà trường công bố, phân tích kết quả khảo sát, đánh giá sơ khảo khả năng từng HS so với yêu cầu của các tổ hợp môn lựa chọn. Nhấn mạnh tới thế mạnh của các khối lớp 10 có thể bao quát rất nhiều ngành nghề khác nhau để HS định hướng nghề nghiệp sau này.
Cuối cùng, tổ chức cho HS ghi phiếu nguyện vọng vào học theo các tổ hợp môn học tự chọn; tập hợp kết quả ghi phiếu và xem xét điều chỉnh nguyện vọng; công bố danh sách HS các lớp khối 10.
Thầy Nguyễn Ngọc Hiền thông tin, đặc thù của trường là sĩ số HS có biến động mỗi năm, do một số em đang học thì có nhu cầu chuyển sang học nghề. Bởi vậy, nếu mỗi tổ hợp chỉ để 1 lớp; trong trường hợp HS chuyển đi, sĩ số trên lớp quá ít, khó khăn cho công tác tổ chức dạy học của nhà trường.
Để học sinh phát huy năng lực, sở trường Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT (ngày 3-8-2022) sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26-12-2018. Trong đó, điều chỉnh đáng chú ý nhất là môn lịch sử trở thành môn học bắt buộc. Trước quy định mới, các...