Nga – Trung cam kết hợp tác đối phó với mối đe doạ vũ khí sinh học từ Mỹ
Hai nước cam kết hợp tác đối phó với các mối đe dọa được cho là do các hoạt động sinh học của Lầu Năm Góc gây ra.
Ảnh minh hoạ cảnh báo nguy hiểm vũ khí sinh học. Ảnh: AFP
Chính phủ Nga và Trung Quốc đã tổ chức một cuộc họp liên cơ quan tại Bắc Kinh để chia sẻ đánh giá của họ về mối lo ngại an ninh sinh học và ứng phó với các mối đe dọa do vũ khí sinh học gây ra, đặc biệt là những vũ khí được cho là do quân đội Mỹ phát triển.
Theo kênh truyền hình RT, trong một tuyên bố đưa ra, Bộ Ngoại giao Nga cho biết Moskva và Bắc Kinh đã đồng ý hợp tác cùng nhau nhằm tìm cách củng cố Công ước về vũ khí sinh học và độc hại (BTWC) – một hiệp ước được 109 quốc gia ký kết vào năm 1972 nhằm ngăn chặn việc phát triển các loại vũ khí này.
Video đang HOT
Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ: “Cuộc họp đã khẳng định sự thống nhất trong các cách tiếp cận của Nga và Trung Quốc đối với an ninh sinh học. Trong bối cảnh này, sự chú ý đặc biệt được dành cho các hoạt động quân sự và sinh học của Mỹ. Chúng ta cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa và tương tác mang tính xây dựng cả ở các cuộc họp song phương và tại các diễn đàn đa phương có liên quan, chủ yếu trong khuôn khổ BTWC, Liên hợp quốc và Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO)”.
Trước đó, vào tháng 12/2023, Nga, Trung Quốc và 14 quốc gia khác đã đưa ra tuyên bố chung kêu gọi tăng cường kiểm soát vũ khí sinh học và hóa học. Tuyên bố chung nhấn mạnh: “Việc sử dụng vũ khí sinh học sẽ đi ngược với lương tâm của nhân loại. Chúng tôi quyết tâm lên án mọi hành vi sử dụng hóa chất độc hại, tác nhân sinh học hoặc vũ khí sinh học ở bất kỳ đâu, vào bất kỳ lúc nào và những người chịu trách nhiệm về việc sử dụng như vậy”.
Moskva và Bắc Kinh đã nhiều lần thúc ép Mỹ và các đồng minh phải minh bạch hơn về các hoạt động sinh học quân sự của họ.
Năm ngoái, đại sứ quán Nga tại Washington đã cáo buộc Mỹ “vi phạm trắng trợn” công ước BTWC, bao gồm cả việc nghiên cứu vũ khí sinh học bất hợp pháp trong các phòng thí nghiệm rải rác trên khắp thế giới. Đại sứ quán Nga tuyên bố Washington có mục đích sử dụng các tác nhân sinh học nguy hiểm và dịch bệnh nhân tạo để thúc đẩy lợi ích của mình.
Cũng trong năm ngoái, Mỹ và các đồng minh NATO đã phủ quyết một nghị quyết của Liên hợp quốc kêu gọi điều tra các phòng thí nghiệm sinh học của Washington ở Ukraine. Tháng 11/2023, Bộ Quốc phòng Nga cho biết một số dự án vũ khí sinh học chưa hoàn tất đã được chuyển đến châu Phi trong bối cảnh xung đột nổ ra ở Ukraine. Bộ này cáo buộc Washington lợi dụng công dân Nigeria như một nguồn tài nguyên miễn phí, tiến hành nghiên cứu bất hợp pháp với lý do y tế công cộng.
New Zealand: Cấm sử dụng các hóa chất tồn tại bền vững trong mỹ phẩm
Cục Bảo vệ môi trường (EPA) New Zealand ngày 30/1 thông báo cấm sử dụng các chất tồn tại bền vững (PFAS) khó bị phân hủy, trong mỹ phẩm từ cuối năm 2026. New Zeland là một trong những nước đầu tiên làm như vậy.
PFAS đôi khi được sử dụng trong các sản phẩm như sơn móng tay, kem cạo râu, kem nền, son môi và chuốt mi. Chúng được bổ sung để làm mịn da hoặc làm cho mỹ phẩm bền hơn, trơn hơn và chống nước. Chuyên gia về các chất độc hại của EPA, Shaun Presow nhấn mạnh các chất này không dễ bị phân hủy, chúng có thể tích tụ trong cơ thể và một số gây độc ở mức cao.
Ông Presow cho biết nghiên cứu quốc tế cho thấy PFAS chỉ được tìm thấy trong một số lượng nhỏ sản phẩm, tuy nhiên New Zealand có cách tiếp cận thận trọng với nguy cơ tiềm tàng từ PFAS.
Quyết định về PFAS là một trong số ít cập nhật được đưa ra đối với tiêu chuẩn nhóm mỹ phẩm nhằm đảm bảo mỹ phẩm an toàn và các quy định phù hợp hơn với chuẩn mực quốc tế.
Giáo sư Allan Blackman, Khoa Khoa học Đại học công nghệ Auckland, cho biết như EPA đã thông báo năm 2023, một lệnh cấm PFAS trong mỹ phẩm sẽ được thực hiện để việc nhập khẩu và sản xuất mỹ phẩm chứa PFAS sẽ chấm dứt vào cuối năm 2026 và nguồn cung mỹ phẩm chứa PFAS sẽ chấm dứt vào cuối năm 2027. Tuy nhiên ông cho rằng cần theo dõi xem có biện pháp nào đối với các nguồn PFAS khác như các đồ nhà bếp chống dính và vải chống thấm.
Slovakia nối lại hợp tác văn hóa với Nga, Belarus Slovakia ủng hộ việc đối thoại với Nga và đang từng bước khôi phục quan hệ với Moskva trên một số lĩnh vực. Thủ tướng Slovakia Robert Fico phản đối lệnh trừng phạt nhằm vào ngành năng lượng hạt nhân Nga. Ảnh: Bloomberg Theo Đài phát thanh Quốc tế Đức Deutsche Welle ngày 21/1, Bộ trưởng Văn hóa mới được bổ nhiệm của...