Nga sáp nhập Crimea, tham chiến ở Syria: Giá đắt và đáng giá
Trong những ngày này, thế giới bên ngoài có lý do để suy xét nhiều hơn bình thường về Nga.
Cách đây đúng 5 năm, nước Nga tiếp nhận Crimea. Cách đây đúng 8 năm bùng phát cuộc nội chiến và chiến tranh ở Syria để rồi vào năm 2015 nước Nga can dự quân sự trực tiếp vào diễn biến tình hình ở Syria.
Crimea sáp nhập Nga để thúc đẩy thương mại, vận chuyển quan hệ với Syria. Reuters
Hai chuyện này về bề ngoài thật ra chẳng liên quan gì đến nhau. Chuyện Crimea là hệ luỵ của chính biến ở Ukraine và liên quan trực tiếp đến Ukraine và Nga. Chuyện ở Syria là chuyện đấu tranh quyền lực và đối kháng lẫn nhau giữa phía chính phủ Syria và phe nổi dậy chống chính phủ. Nhưng đối với Nga thì hai chuyện này lại liên quan mật thiết với nhau và đều là kết quả của sự quyền biến của Nga về chính trị và quân sự thế giới sau khi xảy ra những đột biến có liên quan trực tiếp đến những lợi ích chiến lược thiết thực trước mắt cũng như lâu dài của Nga.
Video đang HOT
Việc Nga tiếp nhận Crimea đã làm thay đổi cơ bản mối quan hệ của Nga với Ukraine, EU, Nato và cả phần nào nữa với Mỹ. Quan hệ của Nga với tất cả các đối tác này đều chuyển từ bình thường sang không bình thường, từ yên ổn sang trắc trở, từ hợp tác sang đối đầu, từ tin cậy lẫn nhau – cho dù chỉ ở mức độ nhất định – sang nghi ngại và nghi kỵ lẫn nhau. Các đối tác này gia tăng áp lực đối với Nga bằng cách áp dụng những biện pháp trừng phạt Nga về kinh tế, thương mại và đầu tư cũng như cô lập Nga về chính trị. Đối với Nga, đáng kể hơn cả là cái giá mà Nga đã phải trả từ đó đến nay về kinh tế và thương mại chứ không phải về chính trị. Cái giá này trên nhưng phương diện ấy đúng là rất đắt đối với Nga.
Nhưng nhìn từ giác độ lợi ích chiến lược về chính trị và an ninh lâu dài trên châu lục này của Nga thì cái giá ấy chắc chắn được phía Nga coi là rất đáng để trả. Cái đáng kể ở đây không chỉ là thu nhập Crimea mà là gây dựng, củng cố và thể hiện vị thế và ưu thế, vai trò và ảnh hưởng của Nga về chính trị thế giới, quân sự và an ninh trên châu lục và thế giới. Nga đã buộc các đối tác kia không còn có thể tiếp tục lấn tới với chiến lược “Đông tiến” và lợi dụng những khó khăn của Nga về phát triển kinh tế xã hội để có thể muốn làm gì thì làm trên châu lục, đặc biệt ở vùng xung quanh Nga.
Lính Nga sau khi tham chiến ở Syria đã được hồi phục ở bán đảo Crimea.
Quyết định của Nga can dự vào cuộc chiến tranh ở Syria xuất phát từ sự cần thiết phải ra tay trợ giúp phe chính phủ và tổng thống Bashir al-Assad ở Syria và từ mưu tính chiến lược là dùng việc xoay chuyển tình thế ở Syria để buộc Mỹ và đồng minh phải “luỵ” Nga trong thực hiện những ý đồ chiến lược của họ ở Syria, từ đó có thêm con chủ bài chiến lược mới đối phó với Mỹ, EU và Nato ở châu Âu. Sự trở lại khu vực Trung Đông, Bắc Phi và vùng Vịnh về quân sự cũng như chính trị góp phần cùng cố và tăng cường vị thế cũng như vai trò và ảnh hưởng chính trị an ninh và quân sự thế giới nói chung của Nga, có tác động như một cú đòn giúp Nga thoát khó hoặc ít nhất thì cũng bớt khó trên nhiều phương diện.
Cái giá mà Nga đã phải trả cho sự can dự quân sự trực tiếp vào Syria từ năm 2015 đến nay và cả trong thời gian tới nữa cũng rất đắt về tài chính và con người. Nhưng soi vào những lợi ích chiến lược trước mắt cũng như lâu dài mà Nga đã đạt được ở đó và cả trong thời gian tới nữa thì chắc chắn phía Nga sẽ cho rằng cái giá ấy rất đáng được Nga trả. Sau 8 năm chiến tranh và nội chiến ở Syria, Nga đã không chỉ xoay chuyển hoàn toàn tình thế chính trị cũng như quân sự ở đất nước này mà còn trở thành tác nhân quyết định nhất trong những tác nhân quyết định tương lai chính trị cho Syria, tức là cho giải pháp cho vấn đề Syria cũng như cho tương quan lực lượng và cục diện quan hệ ở khu vực này. Thành quả này của Nga cay đắng đối với Mỹ bao nhiêu thì bội phần bấy nhiêu đối với không ít đồng minh của Mỹ trong khu vực.
Ở cả châu Âu lẫn khu vực Trung Đông, Bắc Phi và vùng Vịnh, Nga đều đã tạo nên những sự đã rồi vừa có tác dụng giải thoát vừa tạo ra cuộc chơi địa chiến lược và chính trị quyền lực thế giới mới mà các đối thủ của Nga gần như không làm cho đảo ngược được nữa. Vì thế, Nga sẽ còn phải tiếp tục trả giá và xem ra Nga vẫn sẽ tiếp tục sẵn sàng trả giá.
Theo Danviet
Số phận Trung Đông trong bàn tay của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran
Rất hiếm thấy có khi nào mà tình hình hiện tại và triển vọng tương lai của khu vực Trung Đông, Bắc Phi và vùng Vịnh lại chế ngự chương trình nghị sự của đồng thời nhiều sự kiện chính trị an ninh thế giới như hiện tại.
Ở Sochi (Nga), Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng người đồng cấp của Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và của Iran Hassan Rohani tiến hành cuộc gặp lần thứ 4 của khuôn khổ diễn đàn đối thoại tay ba Astana về Syria.
Ở Varsaw (Ba Lan), nước chủ nhà cùng Mỹ chủ trì một hội nghị quốc tế trên danh nghĩa chính thức về Trung Đông nhưng trong thực chất nhằm tập hợp lực lượng thành liên quân chống Iran mà theo ngôn từ của thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nhằm "thúc đẩy lợi ích chung của một cuộc chiến tranh chống Iran". Ở Munich (Đức) diễn ra hội nghị an ninh lần thứ 57 với hai sự kiện đáng chú ý là có hội nghị của những nước thành viên tham gia liên quân đối phó tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria cũng như có chuyện phó tổng thống Mỹ Mike Pence công khai thôi thúc Đức, Anh và Pháp cũng rút khỏi thoả thuận về giải pháp cho vấn đề hạt nhân của Iran như Mỹ.
Ở đây có hai điều đáng được chú ý. Thứ nhất, cả EU lẫn Thổ Nhĩ Kỳ trong tư cách là thành viên NATO đều không tham dự sự kiện ở Varsaw. Cho dù Mỹ, Israel, Ba Lan và một số nước khác mong muốn thì EU và NATO không hậu thuẫn ý định phát động cuộc chiến tranh nhằm vào Iran. Nội bộ EU và NATO rõ ràng hiện bị phân hoá rất sâu sắc về chính sách đối với Iran. Thứ hai, trong khi Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran chuẩn bị cả về chính trị lẫn quân sự cho thời kỳ sau khi Mỹ rút quân ra khỏi Syria thì cuộc đối địch công khai mà chắc chắn sẽ không chỉ có về chính trị hay khẩu chiến giữa Mỹ, Israel, Ả rập Xê út và đồng minh với Iran đang dần định hình và trở nên không thể tránh khỏi được nữa.
Mỹ rút quân ra khỏi Syria tạo ra cục diện tình hình mới ở Syria có lợi cho Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và chính phủ Syria với tổng thống Bashir al-Assad về quân sự cũng như chính trị, giúp họ có thể thúc đẩy tiến trình tìm kiếm giải pháp chính trị hoà bình cho Syria. Nhưng đối địch giữa Mỹ, Israel và đồng minh với Iran gia tăng mà không chỉ biểu hiện ở những biện pháp chính sách của Mỹ trừng phạt Iran và hoạt động quân sự của Israel ở Syria hay của Ả rập Xê út và liên quân ở Yemen sẽ làm cho toàn bộ khu vực lớn này không thể có hoà bình, an ninh và ổn định. Việc có được giải pháp chính trị hoà bình cho Syria thêm khó khăn và phức tạp. Chiến tranh và xung đột bạo lực sẽ chỉ dịch chuyển từ nơi này sang nơi khác và giữa các bên này sang thành giữa các bên khác. Mỹ dẫu có rút hết quân đội ra khỏi Syria mà lại tập trung vào đối địch Iran như thế thì vẫn vướng mắc, nếu như không nói là sa lầy, về chính trị an ninh ở khu vực lớn này. Nga cũng bị gây khó khăn thêm đáng kể với việc thực hiện những mục tiêu chiến lược đề ra cho sự can thiệp quân sự vào Syria nói riêng và cho cả khu vực lớn này nói chung. Chuyện chống khủng bố, tiêu diệt IS hay nội tình ở Syria, Iraq, Libia và Yemen sẽ bị lu mờ bởi đối địch gia tăng giữa Mỹ, Israel, Ả rập Xê út và đồng minh với Iran ở khu vực này.
Triển vọng tương lai như thế thật không tốt lành gì, nếu như không muốn nói là rất đáng lo ngại, đối với khu vực lớn này. Nó lơ lửng giữa chiến trường và bàn hội nghị nên khu vực lớn này sẽ chưa thể sớm yên bình. Khu vực càng bất an bất ổn dai dẳng và vẫn còn chiến tranh hay nội chiến cũng như đối địch lẫn nhau thì nguy cơ IS phục hồi hay hình thành những tổ chức khủng bố cực đoan mới như IS sẽ càng gia tăng. Cả trong thời gian tới, khu vực lớn này vẫn là một trong những nơi quyết định chính trị thế giới.
Theo Danviet
Ngoại trưởng Nga: Mỹ là lý do khiến chiến tranh Syria không thể kết thúc Sự hiện diện bất hợp pháp của Mỹ là một trong những lý do khiến chiến tranh không thể kết thúc ở Syria, đặc biệt khi Washington đang gần như tạo ra một quốc gia tại khu vực bờ Đông của sông Euphrates, theo Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Tuyên bố này được ông Sergey Lavrov đưa ra trong cuộc phỏng vấn ngày...