Nga nêu hướng giải quyết xung đột Ukraine
Đại sứ Nga tại Anh cho rằng Moscow quan tâm đến giải pháp lâu dài cho các vấn đề dẫn đến xung đột ở Ukraine thay vì đóng băng xung đột.
Lính Nga tham gia chiến dịch quân sự (Ảnh: Sputnik).
“Tất nhiên là có quan điểm lạc quan về khả năng khôi phục quan hệ giữa Nga và phương Tây, nhưng cần hiểu rằng vấn đề là chúng tôi không muốn đóng băng xung đột. Việc đóng băng xung đột sẽ không giải quyết được bất kỳ vấn đề nổi cộm nào trước mắt chúng ta”, Đại sứ Nga tại Anh Andrey Kelin cho biết trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm 10/1.
“Chúng tôi sẽ cần một giải pháp lâu dài cho cuộc khủng hoảng, tất nhiên là phải liên quan đến tất cả các bên một lần và mãi mãi, vì chúng tôi không muốn nó lặp lại”, ông Kelin nói, đề cập một giải pháp hòa bình ở Ukraine.
Đại sứ Nga nói rằng Moscow sẽ cần giải quyết mâu thuẫn với chính quyền Ukraine để khôi phục “an ninh, thịnh vượng, hợp tác ổn định, thương mại ổn định, mối quan hệ ổn định giữa người dân” ở châu Âu.
Đại sứ Kelin nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo tôn trọng đầy đủ các quyền của người dân nói tiếng Nga tại Ukraine và không chấp nhận các hành vi phân biệt đối xử trong thế kỷ 21.
“Có sự lo ngại rằng Nga có ý định chinh phục nhiều vùng lãnh thổ hơn ở châu Âu, khu vực Baltic và khắp Ukraine. Điều này thật vô lý, chỉ để dọa người dân, dọa công chúng để coi Nga là đối thủ và kẻ xâm chiếm thực sự”, Đại sứ Kelin nói, mô tả những cáo buộc chống lại Nga liên tục xuất hiện trên các phương tiện truyền thông phương Tây là “phát ngôn thù hận”.
Theo nhà ngoại giao Nga, hợp tác kinh tế và chính trị trong tương lai giữa Nga và Ukraine là điều sẽ xảy ra.
Video đang HOT
“Điều quan trọng là Ukraine phải giữ thái độ trung lập, vì nếu không, họ sẽ nằm dưới sự bảo trợ của NATO và Liên minh châu Âu, và họ sẽ bị chỉ định phải làm gì”, đại sứ Nga nhấn mạnh.
“Trong trường hợp Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu, nông nghiệp của họ sẽ bị phá hủy, công nghiệp cũng vậy, vì những lĩnh vực này không được chú tâm”, Đại sứ Kelin nói.
Theo nhà ngoại giao, Nga không muốn nước láng giềng của mình trở thành một “quốc gia phi công nghiệp hóa, phi nông nghiệp hóa”. Nga muốn Ukraine trở thành “một quốc gia có chủ quyền và độc lập, có quan hệ với tất cả các nước, bao gồm cả Nga”.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm nay cũng cho biết, lập trường của Nga về giải quyết xung đột Ukraine đã được nêu rõ và không thay đổi.
“Mọi người đều biết rõ các điều kiện đàm phán của Nga. Khi nói đến xung đột Ukraine, lập trường của chúng tôi là nhất quán, rất rõ ràng và đã được tổng thống nhiều lần nêu ra. Mọi người đều hiểu rõ, có tính đến tình hình thực tế”, người phát ngôn cho biết.
Ông Peskov nhắc lại rằng Tổng thống Vladimir Putin đã nêu chi tiết các điều kiện đàm phán vào tháng 6 năm ngoái, khi phát biểu trước Bộ Ngoại giao Nga.
Ông chủ Điện Kremlin từng tuyên bố Nga sẵn lòng cùng Ukraine tìm ra một giải pháp thông qua thương lượng, trong đó 2 bên sẽ cùng thỏa hiệp. Tuy nhiên, ông Putin cho rằng, việc Ukraine không muốn đàm phán khiến mọi cuộc thảo luận về những gì Moscow sẵn sàng đưa ra trở nên vô nghĩa.
Tổng thống Putin đã đưa ra một đề xuất hòa bình mới nhằm giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine. Đề xuất này dự kiến công nhận bán đảo Crimea, 2 vùng Donetsk và Lugansk cũng như các vùng Kherson và Zaporizhia là các khu vực của Nga, duy trì tình trạng không liên kết và phi hạt nhân của Ukraine, phi quân sự hóa và phi phát xít hóa nước này cũng như dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga. Ông Putin cũng kêu gọi Ukraine duy trì tình trạng trung lập, không gia nhập NATO.
Ukraine đã bác bỏ sáng kiến này. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky mô tả đề xuất của Moscow là tối hậu thư.
Cuối năm 2022, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đưa ra công thức hòa bình gồm 10 điểm để đi đến chấm dứt xung đột với Nga. Trong số các điểm của công thức hòa bình này có yêu cầu Nga rút hết quân khỏi lãnh thổ Ukraine, khôi phục đường biên giới năm 1991 cho Ukraine và bồi thường chiến tranh cho Kiev. Nga bác bỏ các điều kiện này.
Ukraine phát tín hiệu có thể tạm gác lại mục tiêu vào NATO
Nhà ngoại giao Ukraine phát ra tín hiệu cho thấy nước này có thể tạm gác mục tiêu gia nhập liên minh quân sự NATO.
Đại sứ Ukraine tại Liên Hợp Quốc, ông Andrey Melnik (Ảnh: AFP).
Mục tiêu chính của Kiev hiện tại là đạt được các đảm bảo an ninh có ý nghĩa, không nhất thiết phải gắn liền với tư cách thành viên NATO của Ukraine, Đại sứ mới được bổ nhiệm của Ukraine tại Liên Hợp Quốc, ông Andrey Melnik, cho biết.
Nhà ngoại giao này đã đưa ra phát biểu trong một cuộc phỏng vấn được đăng trên báo Berliner Morgenpost của Đức.
Kể từ khi xung đột Ukraine leo thang vào tháng 2/2022, ban lãnh đạo Kiev đã liên tục coi việc gia nhập khối quân sự do Mỹ dẫn đầu là một trong những ưu tiên hàng đầu.
Đáp lại, Nga đã coi mối đ.e dọ.a từ cơ sở hạ tầng quân sự của NATO xuất hiện tại biên giới phía tây của mình là một trong những lý do chính để nước này tiến hành chiến dịch đặc biệt.
"Việc gia nhập NATO vẫn nằm trên bàn thảo luận của Ukraine," ông Melnik nói. Tuy nhiên, ông làm rõ rằng "dù vậy, câu hỏi về các đảm bảo an ninh như một giải pháp tạm thời là vấn đề trọng tâm đối với chúng tôi".
Nhà ngoại giao nhấn mạnh rằng bất kỳ thỏa thuận nào như vậy phải vượt ra ngoài các cam kết chính trị đơn thuần, giống như các cam kết đã được đưa ra cho Kiev trong Bản ghi nhớ Budapest năm 1994. Theo thỏa thuận đó, Ukraine đã từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của mình để đổi lấy các đảm bảo an ninh từ Mỹ, Anh và Nga.
Ukraine nhiều lần phàn nàn rằng thỏa thuận này khiến họ vừa mất an ninh vừa không có vũ khí hạt nhân.
Đại sứ Ukraine lưu ý rằng "các đối tác của chúng tôi phải viết rõ ràng và chi tiết về việc họ sẽ nhanh chóng hỗ trợ quân sự như thế nào để bảo vệ Ukraine, nếu chúng tôi lại bị Nga tấ.n côn.g".
Ông Melnik nói với báo Đức rằng, cả các thỏa thuận song phương và đa phương đều có thể được xem xét, miễn là chúng có tính ràng buộc theo luật pháp quốc tế.
"Các thỏa thuận này cũng có thể là một phần của hiệp ước hòa bình tiềm năng với Nga", nhà ngoại giao Ukraine bổ sung.
Ông cũng bác bỏ dự đoán rằng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể giảm đáng kể hoặc chấm dứt hoàn toàn viện trợ của Washington cho Kiev.
Tuy nhiên, ông Melnik đồng ý với quan điểm của đảng Cộng hòa rằng các quốc gia thành viên NATO ở châu Âu nên chủ động hơn trong việc tự bảo vệ mình và hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
Nhà ngoại giao Ukraine khẳng định, các quốc gia thành viên NATO ở châu Âu đủ giàu có và có khả năng chi tiêu nhiều hơn nữa cho quốc phòng.
Tín hiệu tích cực cho hồi kết của cuộc chiến Nga - Ukraine Slovakia cho rằng tuyên bố gần đây của Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể là tín hiệu tích cực cho việc chấm dứt xung đột Ukraine. Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Reuters). "Ngoại giao Slovakia đã sẵn sàng đóng góp tích cực vào tiến trình hòa bình theo cách này và chúng tôi cũng đã thông báo lựa chọn này cho...