Đức sẽ cắt một nửa viện trợ quân sự cho Ukraine
Đức có kế hoạch giảm một nửa viện trợ quân sự cho Ukraine trong năm 2025. Thay vào đó, Berlin hy vọng Kiev có thể đáp ứng được nhu cầu quân sự nhờ lợi nhuận từ tài sản của Nga bị đóng băng.
Lực lượng phòng vệ quốc gia Ukraine tham gia cuộc tập trận gần cảng biển Azov. Ảnh: AFP/TTXVN
Đức hiện đóng vai trò nhà viện trợ quân sự lớn nhất cho Ukraine tại châu Âu. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi khi Bộ trưởng Tài chính Đức cho biết Berlin sẽ cắt giảm một nửa viện trợ trong tương lai cho Ukraine để thực hiện các ưu tiên chi tiêu khác.
Tờ Politico (Mỹ) đưa tin, Ngày 17/7, chính phủ Đức đã đưa ra chi tiết ngân sách sơ bộ năm 2025, trong đó viện trợ quân sự cho Ukraine dự kiến sẽ bị cắt giảm một nửa xuống chỉ còn 4 tỷ euro.
Phát biểu sau khi nội các thông qua dự thảo ngân sách, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner nói rằng Ukraine sẽ phải phụ thuộc nhiều hơn vào vốn từ “các nguồn châu Âu” cũng như nguồn thu có thể khai thác từ các tài sản bị phong tỏa của Nga. Ông nói thêm: “Mục tiêu là cung cấp 50 tỷ USD trong năm nay, Ukraine sau đó có thể tự quyết định biện pháp sử dụng chúng”.
Mặc dù nội các đã ủng hộ dự thảo, nhưng rào cản lớn hơn sẽ nằm ở Quốc hội, nơi các nghị sĩ từ cả ba đảng cầm quyền sẽ phải thảo luận chi tiết vào cuối năm nay. Tính linh hoạt tài chính của Đức bị hạn chế đáng kể bởi trần nợ theo hiến pháp, hạn chế thâm hụt liên bang ở mức 0,35% GDP, ngoại trừ trong trường hợp khẩn cấp. Bộ trưởng Lindner từng phản đối việc tuyên bố xung đột Ukraine là một trường hợp khẩn cấp.
Về tổng thể, Đức là nhà tài trợ quân sự lớn thứ hai cho Ukraine, sau Mỹ. Vào năm 2024, ngân sách của Berlin dành cho Kiev được đặt ở mức gần 7,5 tỷ euro. Mặc dù Đức dự kiến giảm viện trợ quân sự cho Ukraine nhưng ngân sách quốc phòng dự kiến cho năm 2025 của Berlin sẽ tăng 1,3 tỷ euro so với năm 2024. Con số này vẫn thấp hơn mức tăng 6 tỷ euro mà Bộ trưởng Quốc phòng Boris Pistorius đề xuất.
Ngoài hàng nghìn quả đạn pháo và xe bọc thép, chính phủ Đức còn hỗ trợ đáng kể cho phòng không và các hệ thống khác của quân đôi Ukraine. Bộ trưởng Quốc phòng Boris Pistorius đã thúc đẩy các nước khác làm theo, đặc biệt là về phòng không.
Đức từng vấp phải chỉ trích bởi liên tục không đạt được mục tiêu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) là chi 2% GDP cho quốc phòng. Đức đặt mục tiêu thực hiện được yêu cầu của NATO vào năm 2025.
Pháp tìm đồng minh đưa quân sang Ukraine?
Pháp đang kết nối một liên minh các nước cởi mở với vấn đề gửi binh sĩ sang Ukraine, dù nhiều nước phản đối ý tưởng này.
Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne (phải) với các Ngoại trưởng Estonia Margus Tsahkna (trái) và Ngoại trưởng Lithuania Gabrielius Landsbergis sau cuộc họp báo chung ở Lithuania hôm 8.3. Ảnh AFP
Pháp đang xây dựng một liên minh gồm các quốc gia sẵn sàng gửi binh sĩ đến Ukraine, trong động thái tỏ ra ngày càng khác biệt với thái độ thận trọng hơn của Đức, theo tờ Politico ngày 9.3.
Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne hôm 8.3 đến Lithuania để gặp gỡ những nhà ngoại giao từ các nước vùng Baltic, cũng như người đồng cấp Ukraine Dmytro Kuleba.
"Nga không có quyền nói chúng tôi nên giúp Ukraine như thế nào trong những tháng hoặc năm tới. Nga không phải là bên sắp xếp cách chúng ta triển khai hành động hay đặt ra các lằn ranh đỏ. Vì vậy, chúng tôi quyết định nó cùng nhau", ông Sejourne nhấn mạnh tại cuộc gặp.
Điểm xung đột: Giáo hoàng phát ngôn bất ngờ về Ukraine; Houthi lại 'đấu' liên quân Mỹ ở biển Đỏ
Ý tưởng của Pháp
Các nhà ngoại giao đã thảo luận về khả năng những binh sĩ nước ngoài giữa Ukraine tháo gỡ bom mình.
Ngoại trưởng Sejourne nhiều lần đề cập rằng hoạt động rà phá bom mìn là một "khả năng" và lưu ý rằng điều này có thể có nghĩa là sự hiện diện của một số nhân sự ở Ukraine, nhưng không tham gia vào cuộc chiến.
Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh Ukraine đang phải đối diện tình trạng thiếu đạn pháo khiến việc ngăn chặn các cuộc tấn công dữ dội của Nga trở nên khó khăn.
"Ukraine không yêu cầu chúng tôi gửi quân. Ukraine đang yêu cầu chúng tôi gửi đạn dược vào lúc này. Chúng tôi không loại trừ bất cứ điều gì trong những tháng tới", theo ông Sejourne.
Ngoại trưởng các nước vùng Baltic ca ngợi Pháp đã "suy nghĩ sáng tạo".
Ngoài ra, Ngoại trưởng Sejourne còn nêu mối lo ngại về việc Nga để mắt tới các nước vùng Baltic, vốn từng là một phần của Liên Xô cũ nhưng hiện là thành viên của Liên minh châu Âu (EU) và NATO.
Điện Kremlin: Đoạn ghi âm của Đức cho thấy ý định tấn công Nga
Ngoại trưởng Lithuania Gabrielius Landsbergis nói rằng các đồng minh "phải vạch lằn ranh đỏ cho Nga chứ không phải cho chúng ta". "Không thể loại trừ bất kỳ hình thức hỗ trợ nào dành cho Ukraine. Chúng ta cần tiếp tục hỗ trợ Ukraine ở những nơi cần thiết nhất", ông nhấn mạnh.
Bất đồng trong nội bộ NATO
Một số nước NATO phản đối việc gửi quân tới Ukraine, bao gồm Đức, Cộng hòa Czech, Bulgaria, Ba Lan, Tây Ban Nha và Ý. Trong khi đó, một số quốc gia sẵn sàng xem xét khả năng này, chẳng hạn như Lithuania, Latvia và Estonia.
Canada, một thành viên NATO, tuyên bố sẵn sàng gửi quân tới Ukraine nhưng chỉ để huấn luyện lực lượng phòng thủ Ukraine ở các khu vực xa mặt trận.
Hồi cuối tháng 2, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron không loại trừ khả năng gửi quân đội phương Tây đến giúp đỡ Ukraine. Ông nói rằng vấn đề chính là hiện NATO chưa có sự đồng thuận về điều này.
Ngay sau đó, hầu hết các nước châu Âu, trong đó có Đức, Cộng hòa Czech và Ba Lan, cho hay họ không có kế hoạch như thế. Tuy nhiên, theo tờ The Washington Post, Ba Lan dường như đang thay đổi quan điểm.
"Sự hiện diện của lực lượng NATO ở Ukraine không phải là điều không tưởng", Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski phát biểu hôm 8.3 và nói thêm rằng ông đánh giá cao sáng kiến của Tổng thống Macron, "bởi vì (Tổng thống Nga Vladimir) Putin sợ chứ không phải chúng tôi sợ ông Putin".
Nhiều người Ấn Độ bị lừa đi chiến đấu cho Nga tại Ukraine
Dù đến nay vẫn là nước châu Âu viện trợ quân sự nhiều nhất cho Ukraine, Đức vẫn đang chịu nhiều áp lực về việc chưa gửi tên lửa hành trình tầm xa Taurus do lo ngại sẽ bị Nga xem là hành động khiêu khích.
Ngoại trưởng Ukraine dường như ám chỉ về sự dè dặt này khi ông phát biểu tại cuộc gặp. "Cá nhân tôi đã chán ngấy với... nỗi sợ leo thang. Vấn đề của chúng ta là vẫn có những người nghĩ về cuộc chiến này với tâm lý sợ leo thang", ông cho biết.
"Các bạn sợ kiểu leo thang nào? Điều gì khác phải xảy ra với Ukraine để bạn hiểu rằng nỗi sợ hãi này là vô ích? Bạn mong đợi ông Putin sẽ làm gì? "Chà, tôi đã gửi xe tăng nhưng tôi không gửi tên lửa hay quân đội, vì vậy có lẽ bạn sẽ tử tế với tôi hơn những người khác?". Đó không phải là cách ông Putin nghĩ, đó không phải là cách ông ấy đối xử với châu Âu", theo Ngoại trưởng Kuleba.
Thế khó của châu Âu
Theo tờ Politico dẫn lời giáo sư Phillips O'Brien về nghiên cứu chiến lược tại Đại học St. Andrews (Scotland), phát biểu của Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski (về sự hiện diện của lực lượng NATO ở Ukraine không phải là điều không tưởng) nằm trong xu hướng thay đổi lớn hơn nhằm đứng về phía quan điểm của Pháp. Theo ông, vấn đề gửi lực lượng châu Âu đến giúp Ukraine luôn là một khả năng. Giáo sư này cho rằng điều này càng thể hiện rõ hơn khi Mỹ rút lui về viện trợ. "Châu Âu hiện đối diện thế tiến thoái lưỡng nan kinh khủng là nhìn Ukraine có khả năng cạn kiệt đạn dược hoặc bước vào và giúp đỡ một cách trực tiếp hơn", ông nhận định.
EU nhất trí giải ngân khoản hỗ trợ thường xuyên đầu tiên cho Ukraine Ngày 17/7, Ủy ban châu Âu (EC) đã nhất trí giải ngân khoản hỗ trợ thường xuyên đầu tiên trị giá khoảng 4,2 tỷ Euro (4,6 tỷ USD) theo chương trình hỗ trợ tài chính của Liên minh châu Âu (EU) dành cho Ukraine, nhằm hỗ trợ ổn định tài chính vĩ mô và hoạt động của cơ quan hành chính công ở...