Nga cảnh báo sẽ cắt đường cấp vũ khí từ phương Tây sang Ukraine
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố quân đội nước này đang lên kế hoạch mới cắt đường cung cấp vũ khí và đạn dược của nước ngoài cho lực lượng vũ trang Ukraine.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong một cuộc họp báo ở Moskva. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn truyền hình Nga ngày 28/12, ông Lavrov cho biết các chuyên gia quân sự đã kêu gọi làm gián đoạn tuyến đường cung cấp vũ khí từ phương Tây đến Ukraine.
Ngoại trưởng Nga nêu rõ: “Chúng tôi nhận thấy Ukraine đang nhận ngày càng nhiều hơn vũ khí của phương Tây”. Ông bổ sung rằng đường sắt, các cây cầu và đường hầm được coi là mục tiêu để ngăn chặn việc chuyển vũ khí.
Video đang HOT
Ông Lavrov cho rằng việc Nga tấn công vào cơ sở hạ tầng của Ukraine khiến việc chuyển vũ khí mới gặp nhiều khó khăn hơn. Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga chia sẻ ông tin rằng Nga sẽ đạt được các mục tiêu tại Ukraine nhờ “kiên nhẫn” và “bền chí”. Theo ông, mặc dù Nga muốn xung đột với Ukraine kết thúc nhưng nước này cần thời gian để đạt được các mục tiêu trên chiến trường. Ông nói: “Chúng tôi không vội vã”. Cùng ngày 28/12, Ngoại trưởng Lavrov cho biết Nga đã nhận được thông điệp chính thức của Mỹ, thông qua các kênh ngoại giao, rằng Washington không có kế hoạch và không muốn chiến tranh trực tiếp với Moskva.
Trong phát biểu với báo giới hôm 22/12, Tổng thống Vladimir Putin khẳng định Nga mong muốn chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine và chắc chắn sẽ cần phải có một giải pháp ngoại giao cho vấn đề này. Sau đó, phát biểu trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình nhà nước Nga, Tổng thống Putin nêu rõ: “Chúng tôi sẵn sàng đàm phán với tất cả các bên liên quan về những giải pháp chấp nhận được, nhưng điều này phụ thuộc vào họ – chúng tôi không phải phía đã từ chối đàm phán”.
Phó Đại diện thường trực của Nga tại Liên hợp quốc (LHQ) Dmitry Polyansky tuyên bố việc tổ chức một hội nghị thượng đỉnh hòa bình về Ukraine mà không có sự tham gia của Nga là bất khả thi.
Trước đó, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết nước này đề xuất tổ chức “hội nghị thượng đỉnh hòa bình” vào cuối tháng 2/2023. Theo ông Kuleba, hội nghị này có thể tổ chức tại trụ sở LHQ và do Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres làm trung gian hòa giải. Trong khi đó, Văn phòng Tổng thư ký LHQ cho biết ông Guterres sẵn sàng đóng vai trò này chỉ khi tất cả các bên, bao gồm cả Nga, nhất trí với điều đó.
Trong một diễn biến khác, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố Moskva đã từ chối kế hoạch hòa bình 10 điểm của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine từ tháng 2 đến nay, nhiều vòng đàm phán hoà bình giữa Nga và Ukraine đã diễn ra nhưng chưa đạt được bước đột phá nhằm chấm dứt xung đột.
Quan chức Nga: Bất cứ hội nghị thượng đỉnh hòa bình về Ukraine thiếu Nga đều bất khả thi
Theo Phó Đại diện Thường trực Nga tại Liên hợp quốc (LHQ), việc tổ chức "hội nghị thượng đỉnh hòa bình" như Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đề xuất gần đây mà không có sự tham gia của Nga là việc bất khả thi.
Phó Đại diện Thường trực của Nga tại Liên hợp quốc Dmitry Polyanskiy phát biểu tại một phiên họp HĐBA. Ảnh: AFP/TTXVN
"Thứ nhất, Ngoại trưởng Kuleba bày tỏ Ukraine đề xuất tổ chức 'hội nghị thượng đỉnh hòa bình' vào tháng 2/2023. Thứ hai, Bộ Ngoại giao Ukraine đã đưa ra một tuyên bố rằng Nga là một thành viên bất hợp pháp của Liên hợp quốc (LHQ), thúc giục các quốc gia thành viên Liên hợp quốc trục xuất Liên bang Nga khỏi Hội đồng Bảo an. Nếu chúng ta kết hợp hai thông tin này, rõ ràng chúng mâu thuẫn. Làm gì có 'hội nghị thượng đỉnh hòa bình' mà không có Nga", Phó Đại diện Thường trực Dmitry Polyanskiy viết trên mạng xã hội Telegram ngày 26/12.
Trong đề xuất, khi được hỏi liệu Ukraine có mời Nga tham dự hội nghị thượng đỉnh hay không, Ngoại trưởng Kuleba nói rằng Moskva trước tiên sẽ phải đối mặt với việc truy tố tội ác chiến tranh tại một tòa án quốc tế. "Họ chỉ có thể được mời tham gia bước đi này theo cách này".
Cùng ngày, Ngoại trưởng Ukraine Kuleba cho biết nước này muốn tổ chức một hội nghị thượng đỉnh "hòa bình" vào cuối tháng 2, tốt nhất là tại một địa điểm của Liên hợp quốc với Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đóng vai trò là trung gian hòa giải. Theo văn phòng của Tổng thư ký Guterres, ông sẵn sàng làm trung gian hòa giải trong hội nghị thượng đỉnh Ukraine chỉ khi tất cả các bên, bao gồm cả Nga, nhất trí với đề xuất đó.
Bình luận về đề xuất của Ngoại trưởng Kuleba, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti rằng Nga "không bao giờ tuân theo các điều kiện do người khác đặt ra. Chỉ có nhận thức chung và riêng chúng ta".
Trong tuần trước, phát ngôn viên của Điện Kremlin cũng cho biết rằng không có kế hoạch hòa bình nào của Ukraine có thể thành công nếu không tính đến "thực tế ngày nay không thể bỏ qua" - ám chỉ yêu cầu của Moskva rằng Ukraine phải công nhận chủ quyền của Nga đối với bán đảo Crimea, được Nga sáp nhập vào năm 2014, cũng như các lợi ích lãnh thổ khác.
Nga phản ứng về đề xuất của Ukraine tổ chức hội nghị hòa bình Theo hãng tin TASS, Phó Đại diện thường trực của Nga tại Liên hợp quốc (LHQ) Dmitry Polyansky tuyên bố việc tổ chức một hội nghị thượng đỉnh hòa bình về Ukraine mà không có sự tham gia của Nga là bất khả thi. Phó Đại diện thường trực của Nga tại LHQ Dmitry Polyanskiy. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Tuyên bố trên nhằm...