Nếu thấy con có những thói quen này cha mẹ hãy chỉnh đốn ngay vì đó chính là nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển
Để con phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần cha mẹ hãy chú ý và giúp con thay đổi những điều này nhé.
Có nhiều trẻ vốn rất thông minh lanh lợi nhưng càng về sau trẻ có những biểu hiện hay quên, phản ứng chậm chạp. Nguyên nhân rốt cuộc là do đâu?
1. Bỏ bữa sáng
Nhiều bậc cha mẹ không có thói quen dậy sớm làm bữa sáng cho trẻ, thế là họ cho trẻ tiền tiêu vặt và để trẻ tự mua đồ ăn sáng. Tuy nhiên, trẻ nhỏ vốn không có tính tự giác và kỷ luật, do đó chúng rất dễ bỏ bữa sáng.
Sau một đêm tỉnh dậy, cơ thể của trẻ nhỏ cần rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng. Nếu trẻ không có thói quen ăn sáng thì khả năng tập trung sẽ giảm và ảnh hưởng đến học hành, mức đường huyết không ổn định sẽ gây thương tổn đến bộ não của trẻ.
Ảnh minh họa
2. Ít nói
Video đang HOT
Não giữa là khu vực phụ trách ngôn ngữ, đồng thời liên hệ mật thiết đến khả năng tư duy. Khi trẻ thường xuyên vận dụng ngôn ngữ nghĩa là trẻ đang rèn luyện, thúc đẩy bộ não phát triển. Bố mẹ cần giúp trẻ rèn luyện thói quen tốt là thường xuyên nói cười. Khi trẻ ít nói sẽ gây ra hệ lụy là bộ não chậm chập, kém phát triển.
3. Lười suy nghĩ
Ảnh minh họa
Bộ não càng vận dụng sẽ càng linh hoạt. Khi trẻ lười suy nghĩ, có thái độ thờ ơ với mọi chuyện thì bố mẹ cần phải để tâm đến trẻ, bởi đây là tín hiệu chứng tỏ trí tuệ của trẻ không được rèn luyện và hoạt động ngày càng chậm chạp. Bố mẹ cần giúp trẻ rèn luyện khả năng tư duy bằng cách hướng trẻ suy nghĩ về những vấn đề đời thường trong cuộc sống của trẻ.
4. Ở nơi có nhiều tạp âm
Có nhiều bậc phụ huynh rất thích đưa trẻ đến những nơi náo nhiệt nhưng họ không biết rằng những nơi ấy có cường độ âm thanh lớn gây ảnh hưởng xấu đến trẻ. Người lớn nếu nghe tạp âm trong thời gian dài sẽ cảm thấy khó chịu và một đứa trẻ phải hứng chịu tạp âm trong thời gian dài sẽ tổn thương đến tế bào não.
Làm cách nào giúp kích thích trí thông minh của trẻ?
Rèn luyện trí tò mò
Tò mò là yếu tố quan trọng giúp khơi gợi sự hứng thú của trẻ đối với việc học. Nghiên cứu cho thấy, học là một quá trình cần sự chủ động. Khi trẻ học với tâm thái bị động tiếp nhận tri thức sẽ không có lợi đối với trí não, trẻ sẽ không đam mê tìm tòi tri thức hay bồi dưỡng trí tuệ. Các chuyên gia khuyên nhủ: các bậc cha mẹ cần khuyến khích trẻ đặt câu hỏi, học thêm kĩ năng mới, tham gia các hoạt động ngoại khóa để kích thích bản tính tò mò của trẻ.
Ăn uống đủ chất
Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ nuôi bằng sữa mẹ có trí tuệ vượt trội hơn hẳn 5% và đạt thành tích cao trong học tập. Và đồng thời cũng chỉ ra rằng, trẻ có thói quen ăn sáng sẽ gia tăng trí nhớ, khả năng tập trung và thành tích học tập. Trẻ nhỏ nên hạn chế ăn thực phẩm có nhiều đường và thức ăn chứa nhiều chất béo, bởi chúng gây ảnh hưởng xấu đến trí tuệ và quá trình phát triển của não bộ, đặc biệt là đối với trẻ trước 2 tuổi.
Nguồn: 163
Thay đổi đáng sợ nếu bỏ ăn sáng 4 ngày: Ai có thói quen này nên xem ngay!
Nỗ lực ăn món lành mạnh, sinh hoạt điều độ của bạn có để đổ sông đổ biển nếu hay bỏ qua bữa sáng, vì chỉ 4 ngày không ăn sáng trong tuần, nguy cơ tiểu đường tăng đến 55%!
Nhóm nghiên cứu từ Trung tâm Tiểu đường Đức (Dsseldorf, Đức) đã xem xét tác động của thói quen ăn uống lên bệnh tiểu đường thông qua hồ sơ của 96.000 người. Họ phát hiện ra rằng chỉ cần mỗi tuần bạn bỏ bữa ăn sáng 1 ngày, nguy cơ tiểu đường type 2 đã tăng 6%.
Ăn sáng lành mạnh và đều đặn rất quan trọng trong việc ngăn chặn tiểu đường - ảnh minh họa từ Internet
Càng nguy hiểm hơn nếu bạn thuộc tuýp nay ăn, mai bỏ, vì cứ thêm 1 ngày trong tuần bỏ ăn sáng, nguy cơ lại tăng thêm gấp bội. Với 4 ngày bỏ ăn sáng, nguy cơ tiểu đường tăng đến 55%.
Tiến sĩ Sabrina Schlesinger, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết có tới 30% người dân khắp thế giới hay bỏ bữa ăn sáng. Trớ trêu rằng những người thừa cân lại hay bỏ bữa ăn sáng nhất với hy vọng rằng nó giúp giảm lượng calo tổng thể họ nạp trong ngày dẫn đến việc họ càng khó thoát bệnh tiểu đường.
Việc bỏ bữa sáng còn thúc đẩy người ta ăn vặt thêm trong ngày và ăn khuya. Mà những bữa ăn vặt với nhiều thực phẩm không lành manh và việc ăn quá gần giờ ngủ từ lâu đã được chứng minh là gây tăng cân và tiểu đường.
Người bỏ bữa sáng cũng ăn trưa nhiều hơn vì họ đói hơn, dẫn đến sự gia tăng đột biến của glucose và insulin, không tốt cho quá trình trao đổi chất và về lâu dài cũng thúc đẩy sự đề kháng insulin và dẫn đến tiểu đường type 2.
Khi bạn ăn sáng đều đặn, bữa ăn này sẽ khởi động quá trình trao đổi chất của cơ thể và thay đổi cách mà cơ thể sử dụng đường được nạp vào. Thay vì lưu trữ đường trong các tế bào mỡ, bữa ăn sáng giúp cơ thể tập biến nó thành năng lượng. Vì vậy, người ăn sáng sẽ thấy khỏe mạnh, dồi dào năng lượng hơn, giảm việc tích mỡ thừa, đồng thời quản lý tốt hơn cảm giác thèm ăn và các cơn đói trong suốt cả ngày.
Các nhà khoa học khuyến cáo một bữa ăn sáng cân bằng nên dồi dào chất xơ, tinh bột cùng với một ít thịt và đường. Hai thực đơn gợi ý cho người ít thời gian ăn sáng là món bột yến mạch ăn kèm với sữa và trái cây; hoặc bánh mì nướng, ngũ cốc nguyên hạt ăn với món trứng tráng, rau củ.
Theo Người Lao Động
Nguyên tắc chế biến các loại thịt mẹ cần biết để nuôi con khỏe mạnh Trẻ lớn dần thì sữa không còn đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của cơ thể. Mẹ cần cho trẻ ăn dặm, đặc biệt là các loại thịt phải sử dụng hợp lý để con luôn khỏe mạnh. Lựa chọn thịt theo thể trạng của trẻ Theo các chuyên gia sức khỏe của Sina, thực tế khi bạn chế biến thịt cho...