Nếu buộc ngày đến trường 8 tiếng, giáo viên dạy qua loa thì làm thế nào?
Quản lý giáo viên bằng giờ hành chính nhưng lên lớp thầy cô chỉ dạy lớt phớt sẽ thế nào đây? Quản lý bằng chất lượng học sinh chắc chắn sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
Câu chuyện nên quy định giáo viên làm giờ hành chính (8 tiếng/ngày) ở trường học đang thu hút sự tranh luận sôi nổi của giáo viên.
Chất lượng học tập của học sinh là do lương tâm thầy cô giảng dạy không thể quy định giáo viên làm 8 tiếng/ngày là đạt chất lượng giáo dục như ý. (Ảnh minh họa tre Giaoduc.net.vn)
Người đề xuất ý tưởng giáo viên làm việc tại trường 8 tiếng/ngày và cho rằng như vậy mới nâng cao chất lượng dạy học, mới hạn chế được bạo lực học đường xảy ra…
Nhưng đa phần các ý kiến đều phản đối vì nghề giáo là nghề đặc thù, để có được những tiết dạy trên lớp theo quy định thì giáo viên phải có sự chuẩn bị rất nhiều đằng sau đó.
Chúng tôi thấy rằng dù là giải pháp nào (quản lý chất lượng tiết dạy hay giáo viên làm việc giờ hành chính) thì mục đích cuối cùng hướng tới vẫn là nâng cao chất lượng thực chất của học sinh.
Khi quản lý giáo viên bằng giờ hành chính
Khi trường học quản lý giáo viên bằng giờ hành chính (giáo viên sẽ có mặt trên trường suốt 8 tiếng đồng hồ dù các tiết dạy trên lớp đã hết) thì chắc chắn một điều những công việc như hồ sơ sổ sách (cụ thể như giáo án, sổ kế hoạch, sổ báo giảng, sổ điểm, học bạ) sẽ được làm kịp thời, đúng quy định.
Ngoài ra, những công việc như chấm bài học sinh, ghi phê rõ ràng trên mỗi bài làm, đồ dùng dạy học, đồ dùng học tập cho mỗi tiết học cũng được chuẩn bị đầy đủ.
Video đang HOT
Những công việc này, nhà trường có thể kiểm tra và thấy được nhưng chất lượng tiết dạy trên lớp, chất lượng học sinh của lớp như thế nào nhà trường sẽ khó quản lý.
Một giáo viên có hồ sơ sổ sách đẹp không đồng nghĩa là giáo viên ấy sẽ dạy tốt mỗi giờ dạy trên lớp và chất lượng học tập của học sinh sẽ hơn hẳn những giáo viên khác. Điều này thì nhà trường không thể quản lý và nắm chắc được.
Trong thực tế, đã xảy ra khá nhiều tình trạng giáo viên có những bộ hồ sơ sổ sách đẹp, hoàn hảo nhưng lên lớp dạy không nhiệt tình, không hết lòng vì học sinh dẫn đến chất lượng thật sự của lớp ấy, bộ môn ấy không tốt.
Khi nhà trường quản lý giáo viên bằng giờ hành chính thì cứ đúng giờ giáo viên vào lớp và hết tiết thầy cô về phòng hội đồng. Khi ra khỏi trường, giáo viên đã xong nhiệm vụ một ngày và mọi công việc ngoài giờ hành chính cứ để ngày mai đến trường giải quyết.
Trong khi, có biết bao công việc thầy cô phải làm như giải quyết thắc mắc cho phụ huynh, hỗ trợ bài vở khi học sinh, phụ huynh cần lúc ấy.
Dạy theo giờ hành chính, học sinh học ra sao, học thế nào? Giáo viên cũng chẳng cần phải có trách nhiệm để kèm thêm, phụ đạo thêm ngoài giờ mà không ai có thể bắt bẻ được.
Nên đánh giá giáo viên bằng chất lượng học sinh
Không bắt buộc giáo viên ngồi đúng 8 tiếng ở trường, các thầy cô giáo dạy đúng tiêu chuẩn của mình có quyền ra về, họ muốn soạn bài lúc nào? Làm hồ sơ sổ sách ra sao thì tùy. Nhà trường chỉ cần quan tâm đến chất lượng học sinh lớp ấy ở mức nào là đủ.
Khi cột trách nhiệm giáo viên bằng chất lượng đầu ra, mỗi giáo viên đương nhiên phải tự nỗ lực hết mình. Bởi, đây không chỉ vì uy tín mà vì công việc của bản thân, giáo viên nào cũng phải nỗ lực bản thân để giảng dạy thật tốt.
Trong thực tế, lớp có nhiều học sinh yếu giáo viên đã dành thời gian của mình để phụ đạo không công. Có thầy cô giáo còn chở học sinh về nhà để kèm cặp thêm vào các buổi tối mà không nhận thù lao.
Những học sinh khá giỏi cũng được giáo viên gom lại bồi dưỡng. Nhờ đó, tình trạng học sinh có lực học yếu kém được cải thiện, chất lượng học sinh khá, giỏi cũng được nâng lên rõ rệt.
Một vài ví dụ nêu trên để thấy được việc quản lý chất lượng học sinh ưu việt hơn hẳn việc quản lý giáo viên bằng giờ hành chính như đề xuất của tác giả Bùi Nam trong nhiều bài viết.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Quy định mới cho phép học sinh dùng điện thoại trong lớp để phục vụ học tập
Từ 11 loại sổ sách, giáo viên sẽ chỉ còn bắt buộc có 4 loại. Học sinh được dùng điện thoại trong lớp học. Đây là điểm mới được quy định trong thông tư 32 ban hành điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông nhiều cấp học.
Giáo viên cho điểm học sinh trong giờ học trực tuyến ở Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội - Ảnh: VĨNH HÀ
Theo điều lệ vừa được lãnh đạo Bộ GD-ĐT phê duyệt, hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục nhà trường sẽ còn 14 loại đối với nhà trường, 2 loại với tổ chuyên môn và 4 sổ sách của giáo viên.
Giáo viên hiện chỉ quy định sổ ghi kế hoạch giáo dục của giáo viên (theo năm học), kế hoạch bài dạy (giáo án), sổ theo dõi và đánh giá học sinh, sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm).
Tuy nhiên, theo ông Đỗ Đức Quế - phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-DT) - thì các loại hồ sơ, sổ sách này có thể áp dụng dạng điện tử thay thế hồ sơ, sổ sách bằng giấy theo lộ trình phù hợp với điều kiện của từng địa phương, nhà trường và khả năng thực hiện của giáo viên, đảm bảo tính hợp pháp của các loại hồ sơ điện tử.
"Việc quản lý hồ sơ điện tử do sở GD-ĐT quy định theo chuẩn kết nối, chuẩn dữ liệu của Bộ GD-ĐT và thực hiện theo quy định của pháp luật" - ông Quế cho biết.
Theo ông Quế, tới đây thay vào việc giáo viên cho điểm vào sổ bộ môn (sổ con) rồi lại nhập điểm vào sổ điểm chung, ghi học bạ học sinh, giáo viên chỉ cập nhật vào sổ điểm điện tử, giảm bớt nhiều thời gian, công sức của giáo viên, giúp giáo viên tập trung năng lượng cho hoạt động chuyên môn.
Trao đổi thêm về việc này, ông Sái Công Hồng - phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học - cho biết việc ứng dụng công nghệ thông tin sâu hơn vào việc quản lý hoạt động giáo dục giúp giáo viên thuận lợi khi cập nhật thông tin, kết quả đánh giá học sinh thường xuyên và định kỳ, không bỏ sót quá trình tiến bộ của từng học sinh.
Tại hội nghị triển khai năm học mới ở bậc trung học, nhiều ý kiến của các sở GD-ĐT ủng hộ hướng áp dụng sổ điểm điện tử, học bạ điện tử, nhưng bày tỏ nhiều băn khoăn cần được giải đáp.
Ông Nguyễn Văn Tuế cho rằng khi đã áp dụng hồ sơ điện tử thì nên có quy định thống nhất từ Bộ GD-ĐT và nêu vấn đề "Nếu quy định hồ sơ điện tử nhưng cuối năm vẫn phải in ra, như thế thì không ổn. Vậy Bộ GD-ĐT cần hướng dẫn rõ loại hồ sơ sổ sách nào cần in, loại nào không".
"Trường hợp học sinh chuyển trường nhưng nơi đi sử dụng học bạ điện tử thì nơi đến có chấp nhận không" - một ý kiến đặt ra và cho rằng Bộ GD-ĐT cần hướng dẫn kỹ.
Một số trưởng phòng trung học của các sở GD-ĐT cũng cho rằng sẽ có rắc rối nếu không quy định kỹ vì ngay khi dùng học bạ giấy mà mẫu khác nhau giữa các địa phương cũng khiến phụ huynh khó khăn khi chuyển trường cho con.
Ông Sái Công Hồng cho biết khi đã có quy định hồ sơ điện tử có tính pháp lý như hồ sơ giấy thì không có chuyện các trường không chấp nhận học bạ điện tử khi có học sinh chuyển trường.
Tuy nhiên theo lãnh đạo Vụ Trung học (Bộ GD-ĐT), sẽ có hướng dẫn cụ thể nội dung trên vào thời gian tới để áp dụng từ năm học này. Khi đã thực hiện ổn định sẽ áp dụng thống nhất trong các nhà trường trên toàn quốc.
Liên quan tới các điểm mới trong điều lệ trường THCS, THPT, trường phổ thông nhiều cấp học, ông Sái Công Hồng cho biết: "Học trò được sử dụng điện thoại trong giờ học, nhưng chỉ phục vụ học tập, với sự đồng ý của giáo viên".
Điều chỉnh mới này xuất phát từ thực tế có các tình huống học sinh cần sử dụng những tính năng của điện thoại thông minh vào việc thực hiện yêu cầu học tập, tìm kiếm tài liệu tham khảo ngay trong thời gian diễn ra giờ học.
Mẫu kế hoạch bài dạy 5512 quá dài dòng vô bổ, nhiều thày cô chỉ soạn đối phó Cần bỏ ngay việc kiểm tra hồ sơ sổ sách mà nên tập trung vào việc kiểm tra chất lượng giờ dạy, kiểm tra chất lượng học sinh là chính xác nhất. Giáo án lên lớp của giáo viên đã được đổi tên đến vài lần, nào là đổi thành thiết kế bài dạy, nào là kế hoạch bài dạy. Mỗi lần đổi...