Nên tầm soát ung thư khi có người thân mắc bệnh
Nếu có người thân trong gia đình bị ung thư thì bạn sẽ tăng nguy cơ mắc loại bệnh này, theo Health24.
Đó là kết quả nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học tại châu Âu sau khi theo dõi 23.000 người.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Annals of Oncology, nhóm nghiên cứu nhận thấy, nếu người thân trong gia đình bị ung thư ruột kết thì thành viên trong gia đình đó có nguy cơ ung thư vú tăng lên 1,5 lần.
Nguy cơ ung thư tăng lên khi có người thân bị bệnh này – Ảnh: Shutterstock
Nếu người thân gần nhất bị ung thư thanh quản thì nguy cơ ung thư miệng và hầu của thành viên còn lại tăng 3,3 lần; nguy cơ ung thư thực quản sẽ tăng gấp 4 lần nếu có người thân gần gũi nhất bị ung thư miệng hoặc hầu.
Tương tự, nguy cơ ung thư buồng trứng cũng tăng 2,3 lần nếu người thân gần nhất bị ung thư vú, trong khi nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt tăng lên 3,4 lần nếu người thân gần gũi nhất bị ung thư bàng quang.
Người thân gần gũi nhất là bố mẹ, anh chị em, con.
Nghiên cứu cho thấy các bác sĩ cần tập trung xác định những nguyên nhân về mặt di truyền của các bệnh ung thư và sớm tầm soát ung thư, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi mà lịch sử gia đình có người thân bị ung thư, theo tiến sĩ Eva Negri tại Viện Nghiên cứu dược lý Mario Negri (Ý), một thành viên của nhóm nghiên cứu.
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu tại Ý, Thụy Sĩ và Pháp đã tìm hiểu 12.000 trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ở 13 bộ phận khác nhau của cơ thể từ năm 1991 đến 2009. Sau đó, họ đối chiếu kết quả với nhóm đối chứng gồm 11.000 người không bị ung thư.
Cả hai nhóm đối tượng đều được thu thập thông tin về lịch sử ung thư của gia đình, lối sống, tình trạng sức khỏe. Đây là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh ung thư của đối tượng.
Theo Thanhnien
12 loại thuốc bạn cần có trong tủ thuốc nhà mình
Bệnh tật là điều không ai muốn, nhưng cũng không có ai cả đời chẳng ốm đau gì. Thay vì cầu mong mình khỏe mạnh, bạn hãy tìm cách phòng bệnh và tăng cường hệ miễn dịch cho bản thân, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng một vài loại thuốc để có thể can thiệp kịp thời, mau chóng đẩy lùi bệnh tật.
Thuốc giảm đau, giảm sốt, giảm sưng viêm (non-Steroid)
Bao gồm các loại như Paracetamol, Tylenol, Aspirin... Mỗi loại thuốc có liều lượng, thành phần, mức độ công hiệu không hoàn toàn giống nhau; không chỉ vậy, các hoạt chất như ibuprofen, acetaminophen có trong các loại thuốc này cũng là thành phần phổ biến trong thuốc ho, cảm, dị ứng... nên bạn cần đọc kỹ nhãn thuốc trước khi dùng với các loại thuốc khác để tránh vô tình uống quá liều quá liều.
Thuốc cảm, ho, siro ho
có bán nhiều tại các nhà thuốc và khi mua không cần toa, nhưng chúng cũng có nhiều tác dụng phụ nên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, đặc biệt là trước khi cho con trẻ hay thai phụ sử dụng.
Dụng cụ y tế:
Nhiệt kế là thứ nhất thiết cần có, để bạn kiểm tra và theo dõi nhiệt độ của các thành viên trong nhà khi bị sốt. Ống nhỏ giọt, thìa hoặc cốc đúng tiêu chuẩn để lường thuốc cũng cần thiết bởi chiếc muỗng cà phê mà bạn thường dùng không phải lúc nào cũng chính xác. Túi chườm nóng / lạnh giúp làm giảm cơn đau bụng, giảm sưng, hạ sốt. Ngoài ra bạn còn cần máy đo huyết áp, dụng cụ hút mũi, miếng dán hạ sốt, kéo sạch, nhíp...
Dầu xanh và các loại kem, gel giúp giảm đau nhức (lưng, chân, vai...) như Salonpas.
Các loại thuốc sát trùng và các thuốc mỡ kháng sinh để chống nhiễm trùng khi bị trầy xước cũng như để làm sạch các dụng cụ y tế khi cần dùng đến.
Bông, băng, gạc, băng cá nhân nhiều kích cỡ cũng rất cần thiết để bạn lau chùi và che chắn vết thương của mình, tránh khói bụi, vi khuẩn bên ngoài.
T h uốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, nhỏ tai, nước muối sinh lý...
Thuốc dị ứng, thuốc / kem bôi chữa bỏng.
Kem / thuốc chữa và ngừa côn trùng đốt; Vaseline, thuốc mỡ giúp làm lành những vùng da, môi bị nứt nẻ hoặc để bôi một lớp mỏng ở mũi để giảm xót, giảm xước do việc dùng khăn giấy chùi khi bị cảm cúm sổ mũi (nhưng hãy bảo đảm đừng bôi vào trong mũi con).
Các loại thuốc đường tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khó tiêu...), than hoạt tính, oresol
Các loại thuốc riêng của từng thành viên được trữ theo tiền sử bệnh của người đó (thuốc hen, xoang, cao huyết áp, thuốc chữa đau bụng kinh...) cũng như các loại thuốc mà từng thành viên đang phải sử dụng theo toa - các loại thuốc này nhất thiết cần được để ở ngăn riêng, trong hộp có dán tên thành viên đó.
Dán hoặc treo cạnh tủ thuốc hướng dẫn xử trí trong những trường hợp khẩn cấp như bị bỏng, bị đột quỵ... Dán danh sách các số điện thoại khẩn cấp, số điện thoại của bệnh viện, bác sĩ gia đình để có thể gọi hỏi thông tin cấp kỳ. Bạn cũng nên ghi cả địa chỉ và số điện thoại của chính mình để tránh trường hợp luống cuống không thể suy nghĩ cho rõ ràng.
Cần đặc biệt thận trọng với những thứ thường có trong tủ thuốc của các gia đình:
Aspirin: Bạn tuyệt đối không được cho trẻ con dùng aspirin nếu không có chỉ định của bác sĩ bởi loại thuốc này có liên quan đến hội chứng Reye nguy hiểm, có thể gây tử vong ở trẻ nhỏ. Và không chỉ với trẻ nhỏ mà Aspirin cũng cần rất thận trọng khi dùng cho người lớn
Nhiệt kế thủy ngân: Các bác sĩ nhi khoa khuyên bạn nên thay loại nhiệt kế thủy ngân bằng nhiệt kế điện tử bởi loại nhiệt kế cũ khi bị vỡ có thể gây nhiều nguy hiểm (cả về vật lý lẫn hóa học)
Lưu ý rằng tủ thuốc gia đình chỉ dùng để chữa những triệu chứng bệnh vặt chứ không thể thay thế việc điều trị lâu dài; khi có dấu hiệu lạ hoặc bạn đã uống thuốc một vài lần mà vẫn chưa hết bệnh thì cần đi khám bác sĩ.
Định kỳ kiểm tra lại tủ thuốc gia đình là một cách đơn giản để bạn có thể "khống chế" những cơn đau bệnh nhẹ, và là cách đơn giản để gia đình bạn an toàn và khỏe mạnh hơn đó. Hãy chú ý nhé!
Theo VNE
Tinh nghệ hiệu quả cao trong điều trị ung thư Một trở ngại lớn để phát triển Curcumin (Curcuminoid hay tinh nghệ) như một phương thuốc điều trị ung thư là hoạt tính sinh học thấp. Tuy nhiên các nghiên cứu khẳng định Curcumin có hiệu quả tốt với những ung thư trên đường tiêu hóa nếu sử dụng qua đường uống. Ung thư khoang miệng Trong mô hình gây ung thư khoang...