Nên “quan hệ” lúc nào để thụ thai thành công?
Chuyện thụ thai còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như: sức khỏe của hai vợ chồng, tần suất “quan hệ vợ chồng”, thời điểm “quan hệ”…
Chào bác sĩ, vợ chồng em mới kết hôn và muốn sớm có em bé. Nhưng đến nay đã gần 3 tháng mà em vẫn chưa thấy có “tin vui”. Chúng em không chú ý thời điểm “quan hệ” mà để thuận theo tự nhiên. Không biết có phải đó là lý do khiến vợ chồng em chậm có con không.
Mong bác sĩ tư vấn giúp em về thời điểm “quan hệ vợ chồng” để nhanh có thai nhất. Em xin cảm ơn! (M. Châu)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn M. Châu thân mến!
Ngày nay, chuyện thụ thai, mang thai, có con… là nỗi lo lắng của rất nhiều cặp vợ chồng vì không phải ai sau khi kết hôn cũng nhanh chóng có được niềm vui ấy.
Chuyện thụ thai còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như: sức khỏe của hai vợ chồng, chất lượng tinh trùng của người chồng, sức khỏe của cơ quan sinh sản của người phụ nữ, tần suất “quan hệ vợ chồng”, thời điểm “quan hệ”… Nếu hai vợ chồng cùng khỏe mạnh, lại biết chọn thời điểm “yêu” thuận lợi thì khả năng thụ thai cũng cao hơn hẳn.
Chuyện thụ thai còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như: sức khỏe của hai vợ chồng, tần suất “quan hệ vợ chồng”, thời điểm “quan hệ”… Ảnh minh họa
Video đang HOT
Nói về thời điểm “quan hệ vợ chồng” dễ thụ thai nhất, bạn nên chú ý những thời điểm sau đây:
- Xét về thời điểm trong ngày thì buổi sáng là thời điểm dễ thụ thai hơn cả. Vào buổi sáng, sau một giấc ngủ lấy lại sinh lực, lượng tinh trùng của người đàn ông vừa nhiều hơn lại chất lượng hơn so với các thời điểm khác trong ngày.
Hơn nữa, ngày nay, rất nhiều cặp vợ chồng sau một ngày làm việc mệt mỏi thường chỉ muốn ngủ vào buổi tối. Nếu cố để “quan hệ” vào thời điểm này sẽ rất khó “lên đỉnh”, chất lượng “cuộc yêu” cũng giảm nên ảnh hưởng khá lớn đến khả năng thụ thai của người phụ nữ.
- Xét về thời điểm trong cả chu kì thì ngày rụng trứng là ngày dễ thụ thai. Tuy nhiên, không phải chị em nào cũng có thể xác định được rõ ngày nào là ngày rụng trứng của mình để mà có “quan hệ”. Chính vì vậy, giải pháp thay thế tốt nhất là cố gắng quan hệ càng gần ngày rụng trứng nhất càng tốt.
Tinh trùng có thể sống được từ 2-3 ngày nhưng trứng chỉ có thể tồn tại trong 12-24 giờ đồng hồ. Vì vậy để tăng khả năng thụ thai, hai vợ chồng nên quan hệ tình dục lần một vào 1-2 ngày trước khi trứng rụng và đến ngày trứng rụng lại quan hệ một lần nữa. Chọn đúng thời điểm này sẽ tăng cơ hội thụ thai rất lớn cho bạn.
Thời điểm rụng trứng của chị em khác nhau ở mỗi người, phụ thuộc vào độ dài chu kỳ kinh nguyệt. Hầu hết chị em thường có những dấu hiệu sau trong mỗi kì rụng trứng:
- Đau ngực
- Đau bụng hoặc có những cơn đau nhói ở bụng
- Dịch âm đạo thay đổi (ẩm ướt và dày hơn)
- Thay đổi vị trí và độ cứng của cổ tử cung
- Nhiệt độ cơ thể tăng lên
Ngoài ra, yếu tố tâm lý cũng góp phần không nhỏ vào chuyện thụ thai thành công của các cặp vợ chồng. Vì vậy, cho dù chọn đúng thời điểm “yêu” nhưng vợ chồng bạn cũng cần giữ cho mình tâm trạng thật thoải mái nhé, đừng quá đặt nặng mục tiêu có em bé cho những lần “quan hệ” của mình.
Chúc vợ chồng bạn sớm có tin vui!
Theo VNE
Sinh mổ - nên hay không?
Hiện nay, nhiều sản phụ chọn cách sinh mổ vì sợ đau đẻ. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, sinh thường mới là "giải pháp tối ưu" cho cả mẹ và bé.
Sinh mổ khi nào?
Các bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ trong trường hợp sản phụ gặp những vấn đề không thể sinh thường như: khung chậu hẹp, bất tương xứng giữa đầu thai với khung chậu vì em bé quá to khoảng trên 4kg (đầu thai lớn hơn khung chậu sản phụ), mẹ mắc bệnh tim mạch, không đủ sức rặn hoặc tử cung không gò được để đẩy thai ra ngoài và biện pháp giục sinh đã thất bại... Ngoài ra, còn có trường hợp sinh khó buộc phải mổ: ngôi thai xoay ở tư thế bất thường ở cuối kì (ngôi mông, ngôi ngang...) nếu không phẫu thuật sẽ nguy hiểm cho mẹ và bé; hoặc thai suy khi đang chuyển dạ, nước ối không tốt... bác sĩ cũng sẽ quyết định cho sinh mổ để bảo đảm an toàn cho mẹ và bé.
Những nguy cơ của sinh mổ
Hiện không ít người mẹ quyết định phương pháp sinh mổ để chọn "ngày đẹp, giờ vàng" cho bé ra đời hoặc vì lý do sợ đau, sợ bị giãn âm đạo khi sinh thường. Tuy nhiên, người mẹ phải hết sức thận trọng vì biện pháp sinh này có thể đưa lại những nguy cơ như:
- Sinh mổ sẽ tránh cho người mẹ những cơn đau khi chuyển dạ, tuy nhiên, những thủ thuật sau đó lại khiến người mẹ bị đau hơn nhiều.
- Những nguy cơ khi sinh mổ như: tai biến khi gây tê, vết mổ bị rách, chảy máu, tổn thương đường tiết niệu, nhiễm trùng, băng huyết... đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người mẹ. Đặc biệt, nhiễm trùng mổ có khả năng gây hoại tử cổ tử cung. Nguy hiểm hơn, sinh mổ còn khiến người mẹ có thể bị tắc ruột, tắc ống dẫn trứng, gây vô sinh thứ phát.
Ngoài ra, sinh mổ cũng buộc người mẹ phải dùng kháng sinh trong khoảng thời gian cho bé bú sau đó. Điều này sẽ khiến chất lượng sữa của mẹ giảm sút, thậm chí còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bé. Những bé sinh mổ có nguy cơ suy yếu hệ miễn dịch và hô hấp lớn hơn nhóm bé được sinh thường.
Sau mổ bao lâu có thể mang thai lại?
Những người đã sinh mổ là trường hợp gặp những vấn đề không thể sinh thường nên lần sinh sau thường cũng phải áp dụng biện pháp sinh mổ. Trong lần sinh sau bác sĩ vẫn sẽ thao tác trên vết mổ cũ nên nếu khoảng cách giữa hai lần sinh quá gần vết khâu sẽ không an toàn (rách, bung đường khâu...) hoặc thai to cũng sẽ làm rách, bục vết khâu của lần sinh trước. Đồng thời, các cơ quan nội tạng sẽ bị tác động tiếp tục và làm gia tăng khả năng dính ruột, rất nguy hiểm. Những sản phụ phải sinh mổ chỉ nên sinh tối đa là 2 lần, khoảng cách giữa hai lần sinh là 5 năm để không ảnh hưởng đến sức khoẻ. Trong khoảng từ 2 - 3 năm, nếu bị "nhỡ" thì có thể giữ lại nhưng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con cần được các bác sĩ chuyên khoa theo dõi chặt chẽ.
Hiện nay, các bệnh viện cũng đang triển khai thực hiện giải pháp "đẻ không đau". Thực chất đây chỉ là giảm đau sản khoa bằng cách tiêm thuốc tê vào các khe trống giữa các đường dẫn tủy trong cột sống. Lúc này, sản phụ vẫn hoàn toàn tỉnh táo vì thuốc chỉ lan đến các dây thần kinh phía dưới cơ thể nên làm giảm cảm giác đau vùng này. Thai phụ chỉ có cảm giác đau nhẹ đủ để tạo sức rặn giúp tử cung gò đẩy thai ra ngoài. Phương pháp này cũng giúp các thai phụ giảm bớt cảm giác sợ những cơn đau đẻ.
Sinh thường bao giờ cũng tốt nhất cho cả mẹ và bé, nên trong những trường hợp không bắt buộc phải can thiệp phẫu thuật, bác sĩ vẫn khuyên các sản phụ nên chọn biện pháp sinh thường.
Theo VNE
Khi nào nên cho trẻ ăn cháo Con tôi được 7,5 tháng, nặng 7,8 kg. Tôi chưa cho cháu ăn cháo mà chỉ ăn bột mua sẵn. Tôi đợi cháu được 8 tháng mới ăn cháo vì sợ ăn sớm hư hệ tiêu hóa của cháu. Tuy nhiên, nhiều người bảo tôi nên cho bé ăn cháo. Cho tôi hỏi cách tôi làm có đúng không? Cảm ơn bác sĩ....