Nên dùng loại đũa nào mới tốt nhất cho sức khỏe?
Loại đũa vệ sinh dùng một lần, đũa nhựa, đũa gỗ, đũa kim loại hay loại đũa sử dụng nguyên liệu tự nhiên là tốt nhất cho sức khỏe đây?
Đũa dùng một lần
Theo kinh nghiệm giám sát vệ sinh “Loại đũa dùng một lần sau khi khử độc thời hạn bảo quản dài nhất là trong vòng bốn tháng, nếu quá thời hạn bảo quản có khả năng sẽ sản sinh nấm mốc, trực khuẩn đại tràng”.
Thực ra có nhiều người không biết đũa dùng một lần có thời hạn sử dụng, ngoài ra nó còn ẩn chứa nhiều nguy hiểm vì hiện nay đa phần loại đũa này còn tồn nhiều chất vượt qua chỉ tiêu cho phép. Như vậy “đũa vệ sinh dùng một lần thật ra không hề vệ sinh tí nào.
Đũa nhựa?
Đũa nhựa có rất nhiều màu sắc, dễ khiến nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, vẻ ngoài bắt mắt nhưng chưa chắc đảm bảo không gây hại cho người sử dụng.
Video đang HOT
Đũa nhựa khi gặp nóng sẽ giải phóng ra thành phần hoá học có thể gây hại cho cơ thể người, thành phần đó từng giờ từng phút gây hại cho sức khoẻ, hơn nữa đũa nhựa rất mềm, dễ bị biến hình.
Đũa kim loại
Đũa kim loại bền, điều này không còn nghi ngờ gì, nhưng nó lại vô cùng tai hại, bởi vì tính dẫn nhiệt của nó mang lại.
Mọi người thường thích ăn thức ăn khi còn nóng, đũa kim loại khiến bạn nóng càng thêm nóng, do đó dễ dẫn đến viêm nhiệt miệng lưỡi.
Ngoài ra, đũa kim loại khi sử dụng cũng không dễ dàng, quá trơn, khi gắp cái đùi gà đưa đến miệng lại rơi mất.
Đũa gỗ
Rất nhiều loại đũa đều được làm từ gỗ, nhưng nhà sản xuất thường muốn chế tác cho sản phẩm thật bắt mắt, giống như nó sắp “xuất giá về nhà chồng” vậy.
Sau khi “hoá trang” lớp sơn trên bề mặt đũa sẽ tồn dư nhiều kim loại nặng và vật chất gây hại. Sử dụng lâu dài những chất này sẽ thâm nhập vào cơ thể, không biết sẽ gây hại nghiêm trọng thế nào cho cơ thể. Đương nhiên đũa gỗ tự nhiên không tiềm ẩn những nguy cơ trên.
Đũa tự nhiên
Từ góc độ sức khoẻ mà nói chọn lựa loại đũa có nguồn gốc tự nhiên là tốt nhất. Đũa càng đẹp càng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, do đó khi chọn đũa nên chọn loại đũa mộc mạc được làm từ tre trúc tự nhiên bạn nhé.
Tuy nhiên đũa tre trúc khó rửa sạch, dễ bị nấm mốc, cho nên sau bữa ăn nên chú ý rửa thật sạch sẽ, rửa xong nên lau khô bằng vải sạch, để vào ống đựng đũa thoáng khí, bảo quản khô ráo, đừng quên định kỳ tiêu độc đũa nữa nhé.
Trung Linh (Theo Food)
Vì sao nước bọt làm vết thương mau lành?
Kết quả nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Hà Lan cho thấy: Một số thành phần hóa học trong nước bọt con người có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương.
Điều đặc biệt hơn, với thành phần hóa học này có trong nước bọt các nhà khoa học đang dự định phân lập chúng để chế tạo ra loại kem chống nhiễm khuẩn dùng trong điều trị các vết thương. Nghiên cứu cho thấy, đối với những bệnh nhân mắc phải các tổn thương khó lành, chẳng hạn như mọc mụn ở chân, bị các vết loét liên quan đến bệnh tiểu đường... thì thành phần trong nước bọt tỏ ra rất có ích trong việc đẩy nhanh tốc độ phục hồi.
Đặc biệt, histatin - một protein có trong nước bọt còn được các nhà khoa học khẳng định không chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn mà còn góp phần vào việc phục hồi thương tổn. Để kiểm chứng hiệu quả của protein này, các nhà khoa học đã sử dụng các tế bào biểu mô trong miệng để làm thí nghiệm. Họ đã tạo ra một vết thương nhỏ đối với các tế bào này, sau đó chia chúng ra làm hai phần: Một phần được đặt trong chất khoáng dạng lỏng, còn một phần được đặt trong nước bọt con người.
Sau 16 tiếng theo dõi, các nhà khoa học nhận thấy, những tổn thương của các tế bào đặt trong nước bọt đã hoàn toàn biến mất. Trong khi đó, phần được đặt trong chất khoáng dạng lỏng thì những tổn thương tế bào gần như chưa có dấu hiệu gì thay đổi. Điều này đã chứng minh: Các thành phần trong nước bọt có khả năng phục hồi thương tổn cho tế bào.
"Khả năng hồi phục thương tổn này của nước bọt đã lý giải cho hiện tượng các loài động vật thường dùng lưỡi để liếm lên vết thương", Giáo sư Gerald Weissmann, người tham gia công trình nghiên cứu này, nhận xét. Đơn giản, bởi những thành phần có trong nước bọt đã giúp cho những vết thương đó mau lành hơn. Trên thực tế, những vết thương bên trong miệng hay trên lưỡi cũng nhanh lành hơn những vết thương bên ngoài cơ thể.
Các nhà khoa học cho rằng, đây quả là một tác dụng tuyệt vời của nước bọt. Điều rắc rối duy nhất khiến các nhà khoa học đang băn khoăn là thành phần có trong nước bọt của con người khá phức tạp và đa dạng, vì thế, việc xác định chính xác thành phần nào mang lại khả năng phục hồi tốt nhất đối với các thương tổn hiện là một công việc khá tốn kém công sức và thời gian.
Theo TGPN
6 loại thực phẩm gây hại cho xương Những gì bạn ăn đóng một vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận các chất dinh dưỡng có lợi cho hệ xương của bạn. Tuy nhiên, một vài món ăn thực sự có khả năng lấy đi những khoáng chất giúp xương chắc khỏe hay hạn chế sự tái tạo của xương. 1. Muối Theo nghiên cứu của các nhà dinh dưỡng...