Nên cho trẻ ăn trái cây như thế nào?
Trái cây chứa nhiều vitamin và các chất khoáng rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, tùy theo từng loại mà nguồn cung cấp vitamin và năng lượng sẽ khác nhau. Nhưng cho trẻ ăn hoa quả như thế nào cho khoa học là điều các bà mẹ và người nuôi trẻ cần quan tâm.
Thời gian hợp lý nhất để cho bé ăn hoa quả là khoảng thời gian ở giữa hai bữa chính. Với trẻ từ 6 tháng cho bé ăn quả nghiền. Mỗi lần có thể cho bé ăn từ 50 – 100 gam hoa quả tùy theo khả năng hấp thụ và độ tuổi của bé.
Từ sau 9 tháng nên cho trẻ ăn hoa quả cắt miếng. Sau khi trẻ mọc răng, có thể cho trẻ gặm trái cây như thế có thể rèn thói quen nhai của trẻ không nên cắt trái cây thành miếng quá to, để tránh trường hợp khi trẻ nuốt vào bị tắc nghẽn khí quản.
Một số lưu ý khi cho trẻ ăn hoa quả:
Chọn hoa quả đúng mùa (mùa nào thức nấy), cho ăn đa dạng nhiều loại vì mỗi loại trái cây chỉ cung cấp một vài vitamin, chất khoáng nhất định mà cơ thể trẻ lại cần rất nhiều loại.
Video đang HOT
Chọn trái cây tươi, không dập nát, rửa sạch, gọt vỏ rồi mới cho trẻ ăn.
Hoa quả không thay thế được rau xanh, vì hàm lượng muối khoáng và chất xơ trong hoa quả ít hơn rau xanh, đồng thời trong rau xanh còn có một số chất mà trái cây không có, cho nên cần kết hợp cho bé ăn rau xanh trong các bữa chính và bổ sung hoa quả ở các bữa ăn phụ.
Cần nắm vững nguyên tắc “ăn từ từ, vừa ăn vừa quan sát”, tức là cho bé ăn thử ít một, quan sát xem có dấu hiệu không tốt như đau bụng, đi ngoài, dị ứng không?…rồi mới quyết định có nên tiếp tục cho trẻ ăn hay không.
Hoạt chất có nhiều trong trái cây, trà khiến ung thư phát triển nhanh hơn?
Chất chống oxy hóa, có nhiều trong trà, cà phê, trái cây, từ lâu vẫn được xem là hoạt chất phòng chống ung thư hàng đầu. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới lại cho thấy kết quả ngược lại.
Trong hệ đường ruột, có đến 98% trường hợp ung thư khởi phát từ ruột già, trong khi đó con số này ở ruột non chỉ là 2%. Theo các nhà khoa học, một trong những điểm khác biệt chính của 2 loại ruột là số lượng vi khuẩn cư trú: Ruột già rất nhiều vi khuẩn đường ruột, trong khi ruột non lại cực kì ít.
Thực tế này cũng là lý do khiến các chuyên gia ngày càng quan tâm hơn đến những ảnh hưởng của vi khuẩn đường ruột tới sức khỏe, cả mặt tích cực lẫn tiêu cực.
TS Eliran Kadosh và cộng sự đến từ Đại học Hebrew, Isarel đã đi sâu vào tìm hiểu mối liên quan giữa vi khuẩn đường ruột và các loại ung thư xảy ra bên trong hệ cơ quan này.
Theo đó, nhóm tác giả đã cấy protein p53 bị đột biến (protein thúc đẩy sự phát triển của ung thư) vào ruột của động vật thí nghiệm. Kết quả ghi nhận được cho thấy, khi cấy p53 vào ruột non, protein này đã được biến đổi về dạng thông thường. Ở dạng này, p53 lại đóng vai trò là chất ức chế sự phát triển của ung thư.
Ngược lại, khi cấy p53 vào ruột già, loại protein này vẫn giữ nguyên ở dạng đột biến và khiến ung thư phát triển nhanh hơn.
TP53 là gen được tìm thấy ở mọi tế bào, nó được dùng làm mã di truyền để tổng hợp protein p53, hoạt động như một chất ức chế sự phát sinh của các đột biến gen trong tế bào. Tuy nhiên, trong trường hợp p53 bị tổn thương và chuyển thành dạng đột biến, chức năng của nó bị đảo ngược, khiến p53 thành "trợ thủ" làm ung thư khởi phát và phát triển.
"Chúng tôi thực sự ngạc nhiên bởi những gì mà mình quan sát được. Hệ vi sinh vật đường ruột đã cho thấy những ảnh hưởng đáng kinh ngạc lên protein p53 đột biến và nói rộng ra là các tác nhân gây ung thư" - TS Eliran Kadosh chia sẻ.
Để kiểm chứng xem hệ vi sinh đường ruột có phải là nhân tố chính làm biến đổi protein p53 đột biến hay không, nhóm tác giả tiếp tục thực hiện một nghiên cứu tương tự, nhưng sử dụng thêm thuốc kháng sinh để tiêu diệt hết vi sinh đường ruột. Ở thí nghiệm này, p53 đột biến đã không còn khả năng hỗ trợ sự phát triển của ung thư.
Vậy vi khuẩn đường ruột đã khiến ung thư đại tràng tiến triển nhanh hơn bằng cách nào? TS Eliran Kadosh phân tích rằng, hệ vi sinh đường ruột sản xuất ra các chất chống oxy hóa, cũng là hoạt chất được tìm thấy với hàm lượng cao trong nước trà, chocolate, quả hạch, cà phê... và đây chính là nhân tố đẩy nhanh quá trình khiến protein p53 đột biến nhanh chóng tham gia hỗ trợ ung thư.
TS Eliran Kadosh cho hay: "Chúng tôi đã thử cho chuột thí nghiệm ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa trong thời gian dài. Kết quả là tốc độ protein p53 đột biến gây tác động có hại được đẩy nhanh".
Qua nghiên cứu này, nhóm tác giả nhấn mạnh rằng, những người có nguy cơ cao mắc ung thư đại trực tràng có thể sẽ cần kiểm tra hệ vi sinh đường ruột của mình thường xuyên hơn. Bên cạnh đó, cần suy nghĩ thật kĩ với những món ăn được hấp thụ vào cơ thể.
Dẫu vậy, nhóm tác giả cũng thừa nhận những hạn chế của nghiên cứu và cho biết rằng, sẽ cần thêm nhiều công trình nghiên cứu nữa về vấn đề này, để có cái nhìn toàn diện về tác động của chất chống oxy hóa với sức khỏe con người, đặc biệt là bệnh ung thư.
Sau khi ăn xiên mực nướng, cô bé 7 tuổi nhập viện trong tình trạng nôn ra máu và được bác sĩ khuyên nên tránh ăn 3 nhóm thực phẩm Cô bé ăn xong thì có dấu hiệu đau bụng, buồn nôn, nôn ra máu nên được người nhà đưa đến bệnh viện khám. Tiểu Hoan (7 tuổi) là một cô bé sống tại thành phố Tây An, Trung Quốc. Dạo gần đây, khi bố cho tiền mua xiên mực nướng, cô bé ăn xong thì có dấu hiệu đau bụng, buồn nôn,...