Nên ăn bao nhiêu thịt đỏ mỗi ngày?
Ăn quá nhiều thịt đỏ là yếu tố nguy cơ của một số bệnh như mỡ má.u cao, tim mạch, ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng.
Thịt đỏ giàu chất dinh dưỡng nhưng cũng có thể gây hại nếu sử dụng quá nhiều. Ảnh: Freepik.
Theo định nghĩa của Hội Phòng chống Ung thư Quốc tế và Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ, thịt đỏ là thịt của các loài động vật có vú. Gọi là thịt đỏ vì chúng chứa nhiều myoglobin – một loại protein giúp liên kết các nguyên tố sắt và vận chuyển oxy trong má.u.
Thịt đỏ sẽ có màu đỏ khi tươi sống, còn khi chế biến thịt có màu nâu. Các loại thịt đỏ được sử dụng nhiều là thịt lợn, thịt bò, thịt bê, thịt dê, thịt cừu, thịt thỏ…
Theo TS Tuấn Thị Mai Phương, khoa Giám sát dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thịt đỏ là nguồn cung cấp protein động vật quan trọng. 100 g thịt lợn nạc có 19 g protein, 100 g thịt bò có đến 21 g protein – đáp ứng xấp xỉ 30% nhu cầu protein trong ngày của một người trưởng thành .
Bên cạnh đó, thịt đỏ rất giàu các loại vi khoáng chất như sắt, kẽm, vitamin B12. Theo Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, 100 g thịt bò thăn nạc cung cấp 1,6 g sắt, 4,05 g kẽm và khoảng 1 mcg B12. Trong khi đó, 100 g thịt lợn có khoảng 1 g sắt, 2,5 g kẽm và 0,84 mcg B12.
Video đang HOT
Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều thịt đỏ là yếu tố nguy cơ của một số bệnh như mỡ má.u cao, tim mạch. Điều này là do trong thịt đỏ chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao, có thể làm tăng cholesterol trong cơ thể, là yếu tố dẫn đến các bệnh kể trên.
Ngoài ra, loại chất béo này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người bằng cách làm rối loạn mức cholesterol, tạo ra nhiều calo hơn, khiến người ăn tăng cân. Bản thân béo phì lại là yếu tố nguy cơ của các bệnh tiểu đường, tim mạch hay thậm chí là ung thư.
Để cân bằng giữa lợi ích của việc ăn thịt đỏ với những nguy cơ đối với sức khỏe, bạn không nên tiêu loại thực phẩm này trên 3 lần mỗi tuần.
Tổng lượng thịt đỏ được khuyến khích tiêu thụ trong một tuần rơi vào khoảng 350-500 g sau chế biến (tương đương tối đa khoảng 700 g thịt sống, không bao gồm trọng lượng của xương).
Nếu tính theo ngày, lượng thịt đỏ không nên vượt quá 70 g (thịt đã chế biến chín), tương đương khoảng 100 g thịt sống, không bao gồm phần xương.
Bên cạnh đó, mọi người nên tăng cường sử dụng thịt gia cầm, cá, trứng, sữa như những thực phẩm để thay thế thịt đỏ trong bữa ăn hàng ngày. Điều này nhằm đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu về protein và vi khoáng chất cho cơ thể.
3 nguyên tắc ăn uống giúp 'quét' sạch mỡ má.u
Mỡ má.u tăng do chế độ ăn uống không lành mạnh, chứa nhiều chất béo bão hòa như thịt đỏ, kem, bơ.
Người bệnh cần có chế độ ăn uống khoa học.
Xin chào bác sĩ, tôi 37 tuổ.i, cơ thể không quá béo. Nhưng gần đây, tôi làm xét nghiệm tổng quát, bác sĩ chẩn đoán tôi bị rối loạn mỡ má.u, tăng cholesterol nhưng chưa cần uống thuố.c điều trị. Bác sĩ tư vấn giúp tôi chế độ ăn cho người có chỉ số mỡ má.u cao. Tôi cảm ơn! (Trần Thu Hà - Cầu Giấy, Hà Nội)
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tiến Dũng, Phó giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai trả lời:
Chất béo bão hòa có nhiều trong bơ, phô mai, thịt đỏ và các thực phẩm có nguồn gốc động vật khác. Khoa học đã chứng minh chất béo bão hòa có thể làm tăng lượng cholesterol xấu. Từ đó, dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch và đột quỵ.
Hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo người dân nên chọn một chế độ ăn uống hạn chế chỉ từ 5% đến 6% calo từ chất béo bão hòa. Ví dụ, nếu chúng ta cần khoảng 2.000 calo mỗi ngày thì không quá 120 calo trong số đó đến từ chất béo bão hòa, tương đương khoảng 13g chất béo bão hòa. Chất béo không bão hòa có thể giúp giảm nồng độ cholesterol xấu và chất béo trung tính, đồng thời cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần.
Chúng ta nên tuân thủ theo nguyên tắc sau:
1. Cân bằng lượng calo nạp vào với calo tiêu hao để duy trì cân nặng hợp lý.
2. Chọn ngũ cốc nguyên hạt, protein từ thịt nạc và thực vật cùng nhiều loại rau quả.
3. Hạn chế muối, đường, mỡ động vật, thực phẩm chế biến sẵn và rượu bia.
Để có chế độ ăn tốt cho tim mạch, chúng ta nên chọn thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da. Hạn chế thức ăn dùng các loại dầu nhiệt đới như dầu dừa, dầu cọ, dầu hạt cọ... Ưu tiên chế độ ăn thiên về cá và các loại hạt. Chúng ta có thể thay thế một số loại thịt bằng các loại đậu. Tăng lượng trái cây, rau và ngũ cốc trong khẩu phần ăn giúp cơ thể hấp thụ ít calo hơn.
Ăn cá nhiều hơn: Ăn ít nhất khoảng 200-300g cá không chiên mỗi tuần. Chọn cá béo hoặc nhiều dầu như: cá cơm, cá trích, cá thu, cá tuyết đen, cá hồi, cá mòi, cá ngừ vây xanh, cá trắng, cá vược sọc và cá bớp có nhiều axit béo omega-3 thiết yếu.
Ăn các loại hạt nhiều hơn: Ăn một nắm nhỏ các loại hạt không ướp muối để có chất béo tốt, năng lượng, protein và chất xơ. Các lựa chọn tốt bao gồm hạnh nhân, hạt điều, hạt macca, quả phỉ, đậu phộng, hạt dẻ cười, hạt bí, hạt hướng dương và quả óc chó.
Sử dụng thêm quả bơ: Ăn hoặc nấu nướng với bơ để bổ sung chất béo tốt lành mạnh, chất xơ và các vitamin và khoáng chất cần thiết.
Lựa chọn loại dầu ăn tốt: Sử dụng dầu ăn ít chất béo bão hòa hơn. Các lựa chọn tốt bao gồm dầu từ bơ, hạt cải, ngô, hạt nho, ô liu, đậu phộng, cây rum, mè, đậu nành và hướng dương.
Dùng các sản phẩm từ sữa không béo và ít béo thay cho các sản phẩm toàn chất béo. Đối với những người ăn thịt hoặc gia cầm, hãy chọn những loại nhiều nạc nhất.
Chế độ ăn gây tăng nguy cơ má.u nhiễm mỡ Chế độ ăn với thực phẩm nhiều chất béo bão hòa và chuyển hóa có thể là một trong những nguyên nhân góp phần gây nên tình trạng mỡ má.u cao. Ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo bão hòa và chuyển hóa làm tăng nguy cơ mỡ má.u cao. Ảnh minh họa: Eatingwell. Má.u nhiễm mỡ là tình trạng dư thừa...