nCoV có lây qua thực phẩm?
nCoV không lây qua thực phẩm, song khi bề mặt thực phẩm hay bao bì chứa nCoV có thể gián tiếp lây cho người bằng cách chạm tay vào đó rồi đưa lên mắt, mũi, miệng.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, cho biết khả năng lây nhiễm nCoV từ thực phẩm đến nay chưa được chứng minh. Thịt, cá, rau, củ, quả… mua về làm sạch, nấu chín thì không còn khả năng lây nhiễm, vì virus đã bị tiêu diệt.
Theo giới chức y tế, nCoV lây truyền theo ba cách thức . Thứ nhất, nCoV lây truyền qua giọt bắn, tức là mầm bệnh nằm trong các giọt bắn từ đường hô hấp tiết ra. Đây là phương thức lây truyền được khuyến cáo từ khi khởi phát đại dịch vào đầu năm 2020.
Kích thước mỗi giọt bắn thông thường là trên 5 micromet. Người tiếp xúc gần (trong vòng khoảng cách một mét) với người mang virus có thể mắc Covid-19 khi các giọt bắn này thâm nhập vào miệng, mũi hoặc mắt. Ở khoảng cách tiếp xúc tối thiểu hai mét, giọt bắn càng lớn thì tốc độ rơi xuống đất càng nhanh, số lượng giọt bắn sẽ rơi bớt đi khi tiếp xúc, khả năng lây truyền mầm bệnh ít hơn. Ngược lại, hạt càng nhẹ thì rơi lâu, khả năng lây truyền nhanh hơn.
nCoV có khả năng lây truyền qua không khí. Đây là phương thức lây truyền mới được khẳng định từ đầu năm nay. Những giọt bắn nhỏ hơn 5 micromet (gọi là aerosol hay hạt khí dung) sẽ treo lơ lửng trong không khí. Các hạt này bản chất là dạng vật chất, dạng rắn hoặc dạng lỏng, tồn tại ở cấu trúc rất nhỏ. Về nguyên lý, khi trọng lượng nhỏ, những hạt này nằm lại trong không khí lâu, phát tán xa hơn, và những người ở xa có thể hít phải các hạt đó rồi nhiễm bệnh.
nCoV còn lây truyền gián tiếp qua các vật dụng hoặc bề mặt bị nhiễm mầm bệnh. Những giọt bắn khi rơi sẽ không hoàn toàn xuống đất và biến mất, chúng có thể bám vào các bề mặt như quần áo, đồ vật… Con người chạm tay vào các bề mặt đó, vô tình đưa tay lên mắt mũi, miệng, mắt thì virus xâm nhập vào cơ thể.
Như vậy, nCoV không lây truyền qua thực phẩm. Song, khi trên bề mặt thực phẩm hay màng bọc, thùng carton đưng thực phẩm bị dính nCoV, thì vẫn có khả năng lây truyền sang cơ thể bằng cách gián tiếp. Con người chạm tay vào các bề mặt đó, đưa tay lên mắt mũi, miệng, mắt thì virus sẽ xâm nhập vào cơ thể.
“Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm này là rất thấp”, ông Thịnh nói. Theo cơ chế sinh học, nCoV không tự sinh sản và tồn tại được bên ngoài môi trường lâu, vì virus này tồn tại được là phải “sống nhờ” bên trong vật chủ (con người, động vật). Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào được công bố chính thức thời gian nCoV tồn tại trên bao bì thực phẩm và thực phẩm bao lâu, bởi còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường, nhiện độ, độ ẩm và ánh sáng… Tuy nhiên, thời gian này là rất ngắn. Nếu nCoV có xuất hiện trên bao bì thực phẩm thì cũng sẽ không tồn tại được lâu.
Video đang HOT
Người dân TP HCM đi mua sắm tại một siêu thị ở quận 3. Ảnh: Quỳnh Trần
Trước đó, các nhà khoa học Mỹ và thế giới khẳng định không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy nCoV lây lan qua thực phẩm. Về mặt lý thuyết, virus có thể tồn tại trên bề mặt thực phẩm hay bao bì, song nguy cơ một người bị nhiễm nCoV do chạm tay vào một gói hàng chứa giọt bắn từ người đóng gói thực phẩm mắc bệnh là rất thấp.
Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), cùngCơ quan Quản lý thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) hồi đầu năm khẳng định: “Sau khi xem xét hơn 100 triệu trường hợp nhiễm nCoV, chúng tôi không thấy bằng chứng dịch tễ học cho thấy thực phẩm hoặc bao bì thực phẩm là nguồn lây truyền virus người”.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cùng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng hướng dẫn “không có bằng chứng cho thấy có thể mắc Covid-19 từ thực phẩm”. Các cơ quan này khuyến nghị mọi người phải rửa tay sạch trước khi ăn và đảm bảo yếu tố vệ sinh tại các cơ sở kinh doanh thực phẩm.
PGS Thịnh khuyến cáo người dân nghiêm túc thực hiện thông điệp 5K của Bộ Y tế khi đi siêu thị, cửa hàng thực phẩm, vì đây là môi trường kín, nếu có người mắc bệnh ho, hắt hơi, chúng ta có thể mắc bệnh nếu không thực hiện 5K. Rửa tay bằng xà phòng sau khi cầm, nắm thực phẩm, hoặc các vật dụng trong siêu thị, cửa hàng. Nấu chín thực phẩm trước khi sử dụng.
3 dấu hiệu ít ngờ tới cảnh báo sức khỏe đường ruột đang có vấn đề
Sức khỏe đường ruột có vai trò quan trọng với cơ thể nhưng lại ít được mọi người quan tâm.
Chăm sóc tốt sức khỏe đường ruột có thể giúp ngăn ngừa nhiều bệnh và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Sức khỏe đường ruột sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của cơ thể. SHUTTERSTOCK
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe ruột như căng thẳng, mất ngủ, ăn nhiều thực phẩm chế biến, thực phẩm nhiều đường và cả kháng sinh, theo MSN .
Khi ruột đang bất ổn, cơ thể sẽ xuất hiện những dấu hiệu sau:
Thèm đường
Thèm đường là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe ruột kém nhưng lại ít người biết. Về cơ bản, các vi khuẩn đường ruột tiết ra các protein tác động đến hoạt động của hoóc môn tăng cảm giác thèm ăn ghrelin và hoóc môn tạo cảm giác no leptin.
Nếu ăn nhiều đường, các vi khuẩn không có lợi này sẽ tiết ra nhiều protein kích thích hoóc môn thèm ăn ghrelin. Cơn đói sẽ khiến mọi người có xu hướng thèm ăn các món có nhiều đường và tinh bột, MSN dẫn lời ông Tim Goodwin, chuyên gia dinh dưỡng ở Anh, giải thích.
Do đó, cải thiện sức khỏe đường ruột sẽ giúp giảm cảm giác thèm ăn, ngăn ngừa tăng cân, cải thiện tâm trạng và sức khỏe tổng thể. Thay vì ăn các món có nhiều đường, mọi người hãy ưu tiên các rau củ, trái cây, các mòn giàu protein như thịt gà, các loại đậu.
Mất ngủ
Phần lớn hoóc môn serotonin tạo cảm giác vui vẻ, hạnh phúc được sản sinh từ ruột. Do đó, sức khỏe ruột kém sẽ làm giảm nồng độ serotonin, ảnh hưởng đến tâm trạng và giấc ngủ.
Ruột có vấn đề còn có thể gây mất ngủ. Dù vậy, không phải lúc nào mất ngủ cũng do vấn đề về ruột. Mất ngủ có thể do các nguyên nhân như khó khăn về tâm lý, bất thường nội tiết, đau bệnh, béo phì, tiểu đường và nhiều nguyên nhân khác.
Do đó, để xác định đúng nguyên nhân gây mất ngủ, mọi người cần đến bác sĩ để được chẩn đoán và hỗ trợ. Một số phương pháp có lợi có thể giúp cải thiện giấc ngủ như ăn nhiều chất xơ, tập thể dục thường xuyên, tránh xa các món có đường hoặc tìm đến các kênh tham vấn, trị liệu tâm lý.
Gặp vấn đề về da
Sức khỏe đường ruột kém cũng ảnh hưởng đến da. Những vấn đề như da ửng đỏ, mụn trứng cá, viêm da có thể do ruột không dung nạp thực phẩm, chế độ ăn uống nhiều đường và viêm ruột gây ra.
Ngoài ra, hội chứng ruột bị rò rỉ cũng có thể dẫn đến các vấn đề về da. Nguyên nhân là vì bệnh sẽ khiến một số protein, vi khuẩn và chất gây hại bị rò rỉ qua những vị trí bị viêm trên niêm mạc ruột non và đi vào máu. Khi đó, gan sẽ chịu trách nhiệm chuyển hóa và thải những tác nhân gây hại này, theo MSN.
Dinh dưỡng cho F1, F0 tại nhà Bác sĩ Đỗ Doãn Bách, Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành, hướng dẫn chế độ ăn đa dạng thực phẩm theo từng nhóm tuổi, ăn đủ bữa, uống đủ nước để nhanh hồi phục. Khi cách ly và điều trị tại nhà, F0 và F1 nguy cơ cao cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp và khoa học để tăng sức đề...