NATO điều tra vụ tin tặc bán dữ liệu của công ty sản xuất tên lửa
NATO đang đánh giá tác động của một vụ vi phạm dữ liệu liên quan tài liệu quân sự tuyệt mật đang được một nhóm tin tặc rao bán trên mạng.
Một hệ thống CAMM của công ty MBDA Missile Systems. Ảnh: MBDA
Theo BBC News, dữ liệu có cả các bản thiết kế vũ khí được các đồng minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sử dụng trong cuộc xung đột Ukraine.
Tin tặc tội phạm đang bán các tài liệu trên sau khi đánh cắp dữ liệu của một nhà sản xuất vũ khí lớn của châu Âu là MBDA Missile Systems.
Tập đoàn MBDA Missile Systems (trụ sở tại Pháp) thừa nhận dữ liệu của họ nằm trong số đó nhưng tuyên bố không có tài liệu bí mật nào của mình bị rao bán.
MBDA Missile Systems cho biết thông tin của họ đã bị tấn công từ một ổ cứng ngoài bị xâm nhập, đồng thời cho biết thêm rằng họ đang hợp tác với các nhà chức trách ở Italy – nơi xảy ra vụ vi phạm dữ liệu.
Các cuộc điều tra tập trung vào một trong những nhà cung cấp của MBDA.
Trong một tuyên bố, người phát ngôn NATO cho biết: “Chúng tôi đang đánh giá các thông tin liên quan đến dữ liệu được cho là bị đánh cắp từ MBDA. Chúng tôi không có dấu hiệu cho thấy mạng lưới NATO đã bị xâm phạm”.
Tội phạm mạng trên các diễn đàn tiếng Nga và tiếng Anh đang rao bán 80GB dữ liệu bị đánh cắp với giá 15 Bitcoin và nói rằng đã bán số dữ liệu cho ít nhất một người mua.
Trong quảng cáo rao bán dữ liệu bị đánh cắp, các tin tặc nói rằng dữ liệu có thông tin mật về nhân viên các công ty tham gia phát triển các dự án quân sự bí mật, cũng như tài liệu thiết kế, bản vẽ, bản trình bày, tài liệu video và hình ảnh, thỏa thuận hợp đồng và thư từ với các công ty khác.
Một mẫu dữ liệu 50MB miễn phí gồm các tài liệu được gắn nhãn “NATO BẢO MẬT”, “NATO HẠN CHẾ” và “Thông tin được kiểm soát chưa được phân loại”.
Ngoài mẫu miễn phí, tội phạm còn cung cấp thêm các tài liệu khác qua email, trong đó có hai tài liệu dán nhãn “BÍ MẬT NATO”.
Các cấp độ phân loại của NATO là: TỐI MẬT (tiết lộ trái phép sẽ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho NATO); BÍ MẬT NATO (tiết lộ trái phép sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho NATO); NATO BẢO MẬT (tiết lộ trái phép sẽ gây tổn hại đến lợi ích của NATO); NATO HẠN CHẾ (tiết lộ trái phép sẽ bất lợi cho lợi ích của NATO).
Thông tin được kiểm soát chưa được phân loại là nhãn bảo mật của Mỹ dành cho thông tin do chính phủ tạo ra hoặc sở hữu; thông tin yêu cầu các biện pháp kiểm soát bảo vệ hoặc phổ biến phù hợp với luật, quy định hiện hành và chính sách của toàn chính phủ.
Video đang HOT
Các tin tặc không xác nhận liệu tài liệu bị đánh cắp là từ một hay nhiều nguồn bị xâm nhập.
Các tài liệu mà BBC nhìn thấy nêu chi tiết về một nhiệm vụ tình báo liên lạc do một phi đội không quân Mỹ thực hiện vào cuối năm 2020 tại Estonia trên vùng Baltic.
Tài liệu gồm nhật ký cuộc gọi, tên đầy đủ, số điện thoại và tọa độ GPS của một người được cho là có vai trò trung tâm trong hoạt động.
Một cựu quan chức NATO cho biết: “Có nhiều tài liệu bị phân loại ở mức quá cao nhưng những dãn nhán kể trên rất quan trọng. Chúng được người tạo ra thông tin sử dụng và BÍ MẬT NATO không được áp dụng một cách tùy tiện. Đây thực sự là loại thông tin mà NATO không muốn công khai”.
Ông nói thêm rằng khả năng các tài liệu đã được giải mật là rất nhỏ vì các tài liệu dường như mới được tạo từ năm 2017 đến năm 2020.
Các tệp tài liệu mẫu cũng gồm bản trình bày chi tiết hoạt động bên trong của Land Ceptor CAMM ( Tên lửa mô đun phòng không thông dụng), gồm cả vị trí chính xác của bộ lưu trữ điện tử bên trong.
Một trong số Land Ceptor CAMM gần đây đã được gửi đến Ba Lan để sử dụng trong cuộc xung đột Ukraine.
MBDA Missile Systems không phản bác rằng thông tin của mình đã bị xâm phạm nhưng cho biết: “Các quy trình xác minh nội bộ của công ty chỉ ra rằng dữ liệu bị tung lên mạng không phải là dữ liệu được phân loại và nhạy cảm”.
Tuy nhiên, một số tài liệu bị đánh cắp từ MBDA được dán nhãn là “thông tin độc quyền không được tiết lộ hoặc sao chép”.
MBDA Missile Systems được thành lập vào tháng 12/2001 sau khi hợp nhất các công ty hệ thống tên lửa ở Pháp, Italy và Anh.
Công ty có 13.000 nhân viên và là liên doanh của Airbus, BAE Systems và Leonardo.
Năm ngoái, công ty đã công bố doanh thu 3,5 tỷ bảng Anh. Công ty bán vũ khí cho Bộ Quốc phòng Anh, quân đội Mỹ, Liên minh châu Âu và NATO.
Tổn thất của Nga và Ukraine sau 6 tháng xung đột
6 tháng sau khi xung đột nổ ra, cả Nga và Ukraine đang phải chịu tổn thất về nhân lực và vật lực, đồng thời gây tác động tiêu cực đến kinh tế thế giới.
Một chiếc xe tăng chở các binh sĩ Ukraine cơ động trên đường phố. Ảnh: AP
Cuộc xung đột Nga - Ukraine đã khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng, hàng triệu người phải di tản và gây ảnh hưởng tiêu cực đến lĩnh vực kinh tế trên toàn thế giới. Sau đây là những tác động chính của cuộc xung đột khi nó bước sang tháng thứ 7.
Tổn thất nhân mạng
Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc (OHCHR) ngày 22/8 cho biết, kể từ ngày 24/2, hơn 5.500 dân thường đã được báo cáo là thiệt mạng và gần 7.900 người bị thương, mặc dù con số thương vong thực tế có lẽ cao hơn.
Theo OHCHR, phần nhiều những người thiệt mạng hoặc bị thương đều là nạn nhân của các loại vũ khí sát thương như pháo binh, tên lửa và các cuộc không kích.
Riêng người đứng đầu các lực lượng vũ trang Ukraine, Tướng Valeriy Zaluzhnyi, hôm 22/8 cho biết gần 9.000 quân nhân Ukraine đã thiệt mạng trong cuộc xung đột, con số thiệt mạng đầu tiên do chỉ huy quân sự hàng đầu của nước này cung cấp.
Nga không cho biết có bao nhiêu binh sĩ nước này thiệt mạng, nhưng tình báo Mỹ ước tính cho đến nay đã có hàng nghìn binh sĩ Nga thiệt mạng và bị thương.
Với Ukraine
Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc cho biết kể từ ngày 24/2, một phần ba số người dân Ukraine - với dân số hơn 41 triệu người - đã bị buộc phải rời khỏi nhà của họ, gây ra cuộc khủng hoảng sơ tán lớn nhất trên thế giới hiện nay.
Hiện có hơn 6,6 triệu người sơ tán từ Ukraine được ghi nhận trên khắp châu Âu, trong đó con số lớn nhất ở Ba Lan, Nga và Đức, theo dữ liệu của cơ quan trên.
Bên cạnh những thiệt hại về người, Ukraine đã mất quyền kiểm soát khoảng 22% diện tích lãnh thổ kể từ khi Nga sáp nhập Crimea năm 2014, theo tính toán của Reuters.
Ukraine cũng đã mất quyền kiểm soát một dải bờ biển, trong khi nền kinh tế bị tê liệt và một số thành phố biến thành đống đổ nát do xung đột. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nền kinh tế Ukraine sẽ sụt giảm 45% vào năm 2022.
Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết vào tháng 7 rằng tổng số tiền tái thiết sau xung đột sẽ tiêu tốn khoảng 750 tỷ USD và con số này có thể tăng cao hơn. Hiện chưa rõ Ukraine đã chi bao nhiêu cho cuộc xung đột.
Cơ sở hạ tầng của Ukraine đã bị thiệt hại nặng nề do xung đột. Ảnh: AP
Với Nga
Cuộc xung đột cũng gây tốn kém Moskva - mặc dù họ không tiết lộ chi phí, vốn là bí mật quốc gia.
Bên cạnh tổn thất quân sự, phương Tây còn tìm cách trừng phạt qui mô lớn nhằm vào Moskva bằng cách áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn - cú sốc lớn nhất đối với nền kinh tế Nga kể từ khi Liên Xô sụp đổ năm 1991.
Ngân hàng Trung ương Nga hiện dự báo nền kinh tế trị giá 1,8 nghìn tỷ USD sẽ giảm 4% - 6% vào năm 2022, thấp hơn mức giảm 8% - 10% mà họ dự báo hồi tháng 4 vừa qua.
Tác động đến nền kinh tế Nga là nghiêm trọng nhưng chưa hoàn toàn rõ ràng đến nay. Moskva đã bị loại khỏi các thị trường tài chính phương Tây, hầu hết các nhà tài phiệt của Nga đều bị trừng phạt và Moskva đang gặp vấn đề trong việc tìm nguồn cung ứng một số mặt hàng như vi mạch điện tử.
Tháng trước, Nga lần đầu tiên vỡ nợ trái phiếu nước ngoài kể từ năm 1917.
Tuy nhiên, các số liệu cho thấy nền kinh tế Nga đang tăng trưởng tốt hơn dự báo ban đầu khi đối mặt với các lệnh trừng phạt của phương Tây, do doanh thu năng lượng tăng mạnh.
Theo hãng tin Reuters và Đài châu Âu Tự do (RFE/RL), Bộ Kinh tế Nga dự báo xuất khẩu năng lượng của Moskva sẽ tăng vọt trong năm nay, điều có thể giúp nền kinh tế nước này đối mặt với các lệnh trừng phạt của phương Tây vốn đang làm tê liệt một số ngành công nghiệp.
Cụ thể, Bộ Kinh tế Nga hiện dự kiến doanh thu xuất khẩu năng lượng sẽ đạt 338 tỷ USD vào năm 2022, tăng hơn 1/3 so với mức 244 tỷ USD hồi năm ngoái. Như vậy, doanh thu xuất khẩu năng lượng năm nay của Moskva sẽ tăng gần 100 tỷ USD do giá hàng hóa cao hơn bù đắp cho việc giảm khối lượng.
Giá cả
Cuộc xung đột và các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã dẫn đến việc giá phân bón, lúa mì, kim loại và năng lượng tăng mạnh, dẫn đến cả cuộc khủng hoảng lương thực và làn sóng lạm phát đang lan tràn trong nền kinh tế toàn cầu.
Nga là nước xuất khẩu dầu lớn thứ hai thế giới sau Saudi Arabia và là nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên, lúa mì, phân đạm và palladium lớn nhất thế giới. Ngay sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, giá dầu quốc tế đã tăng vọt lên mức cao nhất kể từ những kỷ lục đạt được năm 2008.
Những nỗ lực nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu mỏ, khí đốt và các sản phẩm dầu của Nga - hoặc thậm chí là giới hạn giá của chúng - đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng vốn đã nghiêm trọng nhất kể từ lệnh cấm vận dầu mỏ của Arab vào những năm 1970.
Sau khi Nga cắt giảm dòng chảy qua đường ống dẫn khí Nord Stream 1 tới Đức, giá khí đốt bán buôn đã tăng vọt ở châu Âu. Theo ngân hàng đầu tư đa quốc gia Mỹ Goldman Sachs, việc cắt đứt hoàn toàn sẽ đẩy khu vực đồng euro vào một cuộc suy thoái, với sự suy giảm mạnh ở cả Đức và Italy.
Tăng trưởng
IMF dự báo nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay, giảm so với 6,1% của năm ngoái và thấp hơn đáng kể so với dự báo hồi tháng 4 là 3,6%, trong khi dự báo vào tháng 1 là 4,4% và dự báo tháng 10/2021 là 4,9%.
Theo một kịch bản trong đó có việc cắt hoàn toàn nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho châu Âu vào cuối năm và xuất khẩu dầu của Nga giảm thêm 30%, IMF cho biết tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm xuống còn 2,6% vào năm 2022 và 2% vào năm 2023, với mức tăng trưởng hầu như bằng không ở châu Âu và Mỹ vào năm tới.
Mỹ cung cấp cho Ukraine nhiều vũ khí hơn số lượng công bố Hôm 22/8, tờ Politico của Mỹ đưa tin chính quyền nước này có thể đã cung cấp cho Ukraine nhiều loại vũ khí nhưng không thông báo công khai. Ảnh minh họa: AP "Có thông tin cho rằng Mỹ đã cung cấp cho Ukraine nhiều vũ khí hơn những gì mà Washington đã thông báo công khai", bài viết trên tờ Politico cho...