Nắng nóng liên tục, nỗi kinh hoàng ở bệnh viện
Liên tiếp trong những ngày qua, nhiệt độ tại nhiều địa phương, đặc biệt là tại TPHCM lên tới hơn 38oC – 39oC. Nắng nóng liên tục các ngày qua đã khiến số bệnh nhân cấp cứu tại các bệnh viện tăng vọt, đặc biệt là người già và trẻ em.
Mỗi ngày BV Nhi đồng 1 tiếp nhận khoảng 5.000 bệnh nhi đến khám bệnh ảnh: YN
Trẻ mắc bệnh tăng cao
Đang ngồi dỗ con trước cửa phòng khám tại Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 TPHCM trong lúc đợi chồng làm các thủ tục nhập viện, chị Nguyễn Thị Mai Phương (32 tuổi, ngụ quận 1, TPHCM) cho biết bé gái 7 tuổi con chị có biểu hiện sốt, đau bụng cách đây 3 ngày. Sau khi được đưa đến một phòng khám tư gần nhà khám và mua thuốc, tình trạng của bé có giảm. Đến sáng nay (23/4), bé bắt đầu có biểu hiện lừ đừ, ho nhiều, sốt cao, nôn ói và tiêu chảy, chị hốt hoảng đưa con đến BV Nhi đồng 1 để cấp cứu và được yêu cầu nhập viện để theo dõi tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Còn tại BV Nhi đồng 2, gần 12 giờ trưa số lượng bệnh nhi đang chờ làm thủ tục khám bệnh vẫn không có dấu hiệu giảm. Anh Mai Văn Dũng (42 tuổi, quê Long An cha của bé M.N.A) cho biết 4 ngày trước, bé A (9 tuổi) bắt đầu ho, khò khè. Gia đình chủ quan nghĩ do thời tiết nóng bức, con uống nhiều nước đá nên chỉ đến tiệm thuốc gần nhà mua thuốc cho con. Đến khi bé có biểu hiện sốt cao, khó thở, gia đình đưa con đến BV thăm khám thì được biết con anh đã bị biến chứng viêm phổi, cần được nhập viện để theo dõi.
Theo số liệu thống kê từ BV Nhi đồng 1, trong khoảng hơn một tuần trở lại đây, mỗi ngày khoa Khám bệnh của BV tiếp nhận khoảng 5.000 bệnh nhi đến khám liên quan đến bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm đường hô hấp dưới, viêm phổi và tiểu phế quản. Trong đó các bệnh hô hấp chiếm từ 10-20%, tiêu hóa chiếm khoảng 5-10%. Còn tại BV Nhi đồng 2 TPHCM, trong tuần giữa tháng 4, BV này tiếp nhận khoảng 3.500 đến 7.000 bệnh nhi đến khám.
Lý giải về tình trạng trẻ mắc bệnh gia tăng khi thời tiết nắng nóng, theo BS CK II Phạm Văn Hoàng, Trưởng khoa Khám bệnh, BV Nhi đồng 1, khi nắng nóng, cơ thể bé dễ bị thiếu nước và rối loạn điện giải do bài tiết mồ hôi nhiều, sức đề kháng bé giảm dưới tác động của nắng nóng và tia UV, vi khuẩn vi rút phát triển nhanh trong giai đoạn này. Trẻ có thể bị một số bệnh lí, đặc biệt là hô hấp như viêm phổi hay các bệnh về đường tiêu hóa. Bên cạnh đó BS Hoàng cho rằng đây cũng thời điểm dễ gia tăng bệnh tay chân miệng theo chu kỳ.
Người già nhập viện hàng loạt
Video đang HOT
Theo BS CK II Vũ Thị Minh Phương, Trưởng khoa Khám bệnh, BV Thống Nhất, trong những ngày nắng nóng gần đây, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại khoa có dấu hiệu gia tăng, trong đó nhiều nhất là những người cao tuổi.
“Người cao tuổi theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới là những người trên 60 tuổi. Trong số những bệnh nhân đến khám tại khoa, 95% là những người cao tuổi. So với những tháng trước, lượng bệnh nhân tăng lên tương đối nhiều”, BS Phương cho biết.
Nói về những đặc điểm của người cao tuổi, BS Phương cho rằng độ tuổi này không có hoặc rất hiếm khi có cảm giác khát, không uống nước cũng không khát. Do đó, nhiều người cao tuổi không bổ sung nước cho cơ thể, dẫn đến tình trạng mất nước, rối loạn điện giải, tụt huyết áp trên những người có cơ địa huyết áp thấp hoặc gây tăng huyết áp ở những người có cơ địa huyết áp cao. Ở tình trạng nhẹ, bệnh nhân có thể chỉ bị chóng mặt, đau đầu, nhưng nếu nặng rất dễ dẫn đến xuất huyết não, đột quỵ. “Thời tiết nắng nóng như hiện tại, tình trạng đột quỵ não tăng lên rất nhiều”, chuyên gia này nói.
Bên cạnh đó, người già khi thay đổi nhiệt độ đột ngột, từ nắng nóng vào phòng máy lạnh hoặc tắm ngay sau khi từ ngoài trở về rất dễ gây viêm nhiễm đường hô hấp. Có những người có tiền thân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hoặc hen phế quản thì rất dễ bùng phát đợt cấp của bệnh. Để giữ sức khỏe cho người cao tuổi vào những ngày thời tiết nắng nóng, BS Phương cho rằng người già nên tránh ra ngoài vào thời điểm nhiệt độ cao, ra ngoài nên che chắn, đội mũ rộng vành; nên ngồi nghỉ trước khi đi vào phòng máy lạnh tránh tình trạng sốc nhiệt.
“Nhiệt độ máy lạnh chỉ nên để từ 26-38 độ, người già không nên uống nhiều nước đá nước lạnh, dễ gây viêm, lạnh cho đường hô hấp trên. Ngoài ra, người cao tuổi cần bổ sung những thức ăn góp phần tăng sức đề kháng cho cơ thể trong điều kiện thời tiết nắng nóng như hiện tại”, BS Phương khuyến cáo.
Bất thường bệnh nhân cúm nặng
Trong những ngày gần đây số bệnh nhân đến khám và điều trị do bệnh cúm gia tăng tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai). Trong 3 tháng qua có 170 bệnh nhân cúm điều trị trong đó có nhiều bệnh nhân nặng phải thở máy.
PGS.TS. Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới cho hay, trong số 35 bệnh nhân người lớn đang điều trị các bệnh lây qua đường hô hấp, có hơn 20 bệnh nhân cúm, đặc biệt có 4 bệnh nhân cúm rất nặng phải thở máy. Ngoài ra còn nhiều bệnh nhân cúm nhẹ hơn được điều trị ngoại trú. Ngày nào bệnh viện cũng tiếp nhận vài ca cúm nặng phải nhập viện. Đáng chú ý trong đó có bệnh nhân viêm phổi nặng do cúm trên nền bệnh xơ gan, đái tháo đường dù được cứu chữa tích cực nhưng bệnh quá nặng, gia đình xin về.
Một điểm được cho là khác lạ là thời tiết đang nóng (gần 40 độ C) nhưng mà vẫn có nhiều bệnh nhân cúm nhập viện vì thông thường khi nhiệt độ thấp virus mới phát triển. Các ca mắc bệnh cúm năm nay chủ yếu là cúm mùa như A/H1N1, A/H3N2 và cúm B. Bệnh rất dễ trở nặng nếu bệnh nhân có nền bệnh tật phức tạp, mắc nhiều bệnh phối hợp khác.
Ngoài các bệnh nhân cúm thì số bệnh nhân vào Trung tâm Bệnh Nhiệt đới khám và điều trị vì các bệnh sởi, thủy đậu… cũng gia tăng đáng kể. Những người phải nhập viện đều trong tình trạng nặng có biến chứng suy hô hấp hoặc đã mắc các bệnh khác, như tim phổi mạn, suy thận, đái tháo đường, có thai. Trong 3 tháng đầu năm 2019 đã có gần 100 bệnh nhân sởi nặng nhập viện điều trị. TS Cường cho biết, việc chẩn đoán các bệnh sởi, thủy đậu, rubella, sốt phát ban rất hay nhầm lẫn với dị ứng thuốc. Đây là nguyên nhân khiến nhiều bệnh nhân điều trị dị ứng tại các cơ sở y tế khác không đỡ rồi mới phát hiện bị sởi thì đã muộn, thậm chí tử vong do biến chứng.
Thông thường bệnh sởi thường gây dịch vào mùa lạnh nhưng những ngày vừa qua nhiệt độ tăng cao số ca mắc sởi vẫn tăng. Thống kê của y tế Hà Nội cho thấy, từ ngày 15 – 21/4, số ca mắc sởi đã tăng vọt lên 123 ca. Như vậy, từ đầu năm đến nay, thành phố đã ghi nhận 928 ca mắc sởi (gấp hơn 15 lần so với cùng kỳ năm 2018), chưa có trường hợp tử vong.
“Trong những ngày nắng nóng như hiện tại, phụ huynh cần lưu ý bổ sung nhiều nước, muối khoáng, lưu ý dinh dưỡng đầy đủ, vệ sinh tay chân, vệ sinh cá nhân cho bé. ặc biệt việc tiêm chủng các bệnh như sởi, viêm phế cầu, viêm màng não cũng cần được quan tâm, trẻ chưa tiêm đủ mũi cần được tiêm phòng để tạo miễn dịch, chống lại bệnh”. BSPhạm Văn Hoàng
Theo Tiền phong
Choáng với ổ sán não khổng lồ cư trú trong não 1 nam giới ở Phú Thọ
Tiến hành chụp CT sọ não của bệnh nhân Hà Đăng Nhu (40 tuổi, trú tại xã Xuân Đài, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ), các bác sĩ của Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ không khỏi giật mình khi phát hiện một ổ sán khổng lồ.
Thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, bệnh viện này vừa tiến hành can thiệp ngoại khoa cấp cứu, gắp một ổ sán khổng lồ trong não của bệnh nhân Hà Đăng Nhu.
Theo các bác sĩ, trước khi đến viện, bệnh nhân Nhu xuất hiện những biểu hiện đau đầu từ nhẹ đến nặng rồi đau liên tục, có dùng thuốc giảm đau, hạ sốt nhưng không đỡ.
Đến tối 8.3, khi bệnh nhân xuất hiện đau đầu nhiều, buồn bôn, kèm theo sốt tăng dần, tê yếu nửa người phải, tri giác chậm và giảm dần, bệnh nhân mới được gia đình đưa đến bệnh viện.
Hình ảnh ổ sán khổng lồ trong sọ não của bệnh nhân Nhu.
Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, người bệnh được chỉ định chụp CT sọ não. Kết quả cho thấy, ổ sán não khổng lồ ở bán cầu trái và vùng thái dương đỉnh phải. Phù não đè đẩy đường giữa. Bệnh nhân được chỉ định can thiệp ngoại khoa cấp cứu vào lúc 23h ngày 9.3.
Các bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh - Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã hội chẩn để tiến hành phẫu thuật cho người bệnh. Ca phẫu thuật kéo dài khoảng 2 giờ, ổ sán trong não đã được kíp phẫu thuật giàu kinh nghiệm chuyên môn sử dụng các trang thiết bị hiện đại như kính hiển vi phẫu thuật, máy hút siêu âm lấy ra chọn vẹn.
Sau mổ 10 ngày, bệnh nhân đã hồi phục, tỉnh táo, không liệt, đi lại và sinh hoạt bình thường.
Ổ sán được lấy ra từ sọ não của bệnh nhân Nhu.
"Tôi hay có thói quen ăn tiết canh, thịt chua, nem chạo, rau sống, một phần cũng do không nhận thức được sự nguy hiểm như vậy. Qua đây, tôi cũng mong muốn mọi người hãy rút kinh nghiệm từ bản thân tôi mà tạo cho mình có một thói quen ăn uống lành mạnh", bệnh nhân Nhu chia sẻ.
BSCKII. Hà Xuân Tài - Phó Khoa Ngoại thần kinh - Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ chia sẻ, kén sán não là bệnh nhiễm trùng hệ thần kinh do ấu trùng sán dây lợn sống ký sinh ở người gây ra. Bệnh gặp chủ yếu ở nơi có mức sống thấp, điều kiện vệ sinh môi trường kém, đặc biệt là ở những vùng có tập quán nuôi lợn thả rông hoặc ăn thịt lợn chưa được nấu chín. Bệnh kén sán não nếu không được phát hiện và xử trí sớm sẽ dẫn tới nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm.
Để phòng bệnh, người dân nên ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không ăn tiết canh, gỏi sống,... Bác sĩ Tài khuyến cáo, đặc biệt khi thấy xuất hiện các cơn đau đầu, co giật, người dân cần phải chú ý xét nghiệm các bệnh liên quan đến ký sinh trùng.
Theo Danviet
Bộ Y tế gửi thư khen ekip đỡ đẻ rơi thành công ngoài bìa rừng Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến vừa gửi thư khen ekip bác sĩ đã kịp thời cứu sống sản phụ đẻ rơi trên đường đến bệnh viện. Ngày 19-3, thông tin từ BV đa khoa huyện Bắc Mê (Hà Giang) cho hay Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến vừa gửi thư khen ekip bác sĩ Lý Đức Hùng, hộ...