Nâng chuẩn giáo viên – yêu cầu tất yếu của đổi mới giáo dục
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, nâng cao chất lượng giáo dục… việc nâng cao trình độ chuyên môn năng lực sư phạm của đội ngũ GV tại mỗi địa phương là vô cùng cần thiết.
Nâng cao trình độ chuyên môn năng lực sư phạm của đội ngũ GV tại mỗi địa phương là vô cùng cần thiết.
Nỗ lực từ địa phương
Tới nay các địa phương đang khẩn trương, tích cực trong việc nâng cao trình độ chuẩn cho GV nhằm đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục.
Tại Hải Dương, UBND tỉnh đã ra kế hoạch nâng trình độ GV phấn đấu cán mốc vào năm 2025. Theo đó, hết 31/12/2025, 100% GV mầm non đang đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp CĐSP mầm non trở lên;
100% GV tiểu học đang đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo GV tiểu học hoặc bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp vị trí việc làm; 100% GV THCS đang đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp vị trí việc làm.
Phòng GD&ĐT Bắc Hà (Lào Cai) cho biết: Toàn huyện hiện có 1.795 biến chế. Trong đó, UBND huyện quản lý 1.652 biên chế (3 cấp học); trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên đạt 78%. Cấp tiểu học 720 biên chế, trình độ chuyên môn đạt chuẩn 41%. Cấp THCS có 428 biên chế, trình độ chuyên môn đạt chuẩn 85%.
Hiện nay, Phòng GD& ĐT thực hiện hợp đồng ngắn hạn đối với 20 biên chế GV. Trực thuộc Sở GD&ĐT có 143 biên chế. 100% GV có trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên, trong đó có 10,2% GV có trình độ trên chuẩn.
Ông Bùi Văn Tiến – Trưởng phòng GD&ĐT Bắc Hà khẳng định: Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng chuẩn đội ngũ luôn được UBND huyện, Phòng GD&ĐT Bắc Hà quan tâm thực hiện; Phấn đấu đến hết năm 2025 có 100% GV có trình độ đạt chuẩn.
Video đang HOT
Năng lực, trình độ đội ngũ nhà giáo quyết định chất lượng giáo dục. Ảnh: Đức Trí
Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định, ông Cao Xuân Hùng cho biết: UBND tỉnh đưa chỉ tiêu: Đến 31/12/2025, ít nhất 70% GV mầm non thuộc diện đào tạo nâng trình độ chuẩn đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp CĐSP; 80% GV tiểu học, 70% GV THCS thuộc diện đào tạo nâng trình độ chuẩn đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân.
100% CBQL giáo dục đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp đáp ứng trình độ chuẩn của cấp học theo quy định của Luật Giáo dục 2019…
Bảp đảm lộ trình phù hợp
Để vừa thực hiện nâng trình độ chuẩn đào tạo GV vừa bảo đảm sắp xếp không thiếu GV giảng dạy, các địa phương phải xây dựng kế hoạch, tiêu chí để cử GV đi nâng trình độ chuẩn; bố trí, sắp xếp phù hợp.
Với ngành GD&ĐT Nam Định, UBND tỉnh đã yêu cầu bố trí, sắp xếp, phân công nhiệm vụ cho CBQL, GV phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho GV tham gia đào tạo theo hình thức vừa làm, vừa học.
Mặt khác, phát triển năng lực tự học, bồi dưỡng của GV, kết hợp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ/nhóm chuyên môn của nhà trường, liên trường hoặc cụm trường.
CBQL, GV tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn được hưởng 100% lương, các chế độ phụ cấp theo quy định; được bảo đảm các quyền và thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 71…
Việc nâng chuẩn GV tại các địa phương cần lộ trình phù hợp. Ảnh: Đức Trí
Theo văn bản trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của GV mầm non, tiểu học, THCS giai đoạn 2020 – 2025, ngành GD&ĐT Nghệ An nhấn mạnh: Lựa chọn GV phải phù hợp với thực trạng hiện có của cơ sở giáo dục, không để thiếu GV giảng dạy trong thời gian cử GV tham gia đào tạo…
Theo ông Đặng Văn Bình, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT): Lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn của GV mầm non, tiểu học và THCS được quy định từ 1/7/2020 đến ngày 31/12/2030.
Do đó, các địa phương cần xây dựng kế hoạch, tiêu chí cử GV đi đào tạo nâng trình độ chuẩn; bố trí, sắp xếp để bảo đảm không thiếu GV giảng dạy.
Cùng đó, chuẩn bị các điều kiện về kinh phí, các vấn đề liên quan đến giao nhiệm vụ, đặt hàng và phối hợp chặt chẽ với cơ sở đào tạo để thực hiện lộ trình nâng chuẩn GV.
Với lộ trình cụ thể và những hỗ trợ của Nhà nước, các cơ quan, đơn vị liên quan, việc nâng trình độ chuẩn được đào tạo của GV sẽ tạo chuyển biến tích cực, mạnh mẽ, tạo động lực mới để ngành Giáo dục khẳng định thêm quyết tâm thực hiện CTGDPT mới theo hướng chuẩn hóa, hội nhập quốc tế.
Ba cải cách mạnh mẽ giúp giảm áp lực cho giáo viên
Một số chính sách đối với giáo viên thời gian vừa qua đã thể hiện những nỗ lực của Bộ GD-ĐT trong quyết tâm giảm tải áp lực cho giáo viên - lực lượng nòng cốt cho quá trình đổi mới giáo dục.
Cô trò điểm trường Chè Lỳ A, xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng (Ảnh: DUY LINH)
Giảm tối đa gánh nặng sổ sách
Với con số hơn 1,4 triệu giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trên cả nước, các thầy cô giáo chính là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục và quyết định thành bại của công cuộc đổi mới giáo dục. Người đứng đầu Bộ GD-ĐT, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ với cam kết sẽ nỗ lực để "giảm áp lực cho giáo viên" đã có những việc làm cụ thể để thực thi quyết tâm này.
Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, bảo đảm thực thi nghiêm chỉ thị về việc chấn chỉnh tình trạng lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường do Bộ GD-ĐT ban hành năm 2019, gỡ bỏ những quy định về sổ sách không cần thiết, giúp giáo viên tập trung đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục.
Trong đó, yêu cầu các địa phương, cơ sở giáo dục tuyệt đối không được quy định thêm hoặc yêu cầu giáo viên có thêm các loại hồ sơ, sổ sách ngoài quy định. Bộ GD-ĐT cũng khuyến khích tăng cường sổ sách điện tử nhằm tạo chuyển biến trong việc giảm hồ sơ, sổ sách cho giáo viên.
Để hạn chế tối đa gánh nặng sổ sách cho giáo viên đầu năm học 2020-2021, Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về điều lệ Trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Theo điều lệ mới, tính tự chủ, dân chủ của nhà trường trong việc xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục được tăng cường mạnh mẽ. Vì vậy, sổ sách của giáo viên tiếp tục được giảm thiểu đáng kể.
Thay đổi quy định hội thi giáo viên dạy giỏi
Bộ GD-ĐT đã quyết liệt giảm áp lực cho giáo viên thông qua việc cắt bỏ nhiều cuộc thi không thiết thực đối với học sinh; thay đổi quy định về hội thi giáo viên dạy giỏi để tạo thành hoạt động sinh hoạt chuyên môn; thay đổi quy định về kiểm tra, đánh giá, nhận xét học sinh theo hướng nhẹ nhàng, linh hoạt.
Xoá bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học
Việc bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học là mong mỏi từ lâu của giáo viên. Bởi trên thực tế, trong quá trình đào tạo các thầy cô đã được đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, giáo viên vẫn tiếp tục phải đi học để có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, dù việc phải bồi dưỡng thêm để có chứng chỉ là hình thức, chưa thiết thực.
Sự vất vả tốn kém từ những chứng chỉ này đã khiến giáo viên thêm áp lực, khó khăn khi theo đuổi nghề nghiệp. Để gỡ bỏ khó khăn này cho giáo viên, Bộ GD-ĐT đã làm việc với Bộ Nội vụ để đi tới thống nhất, sẽ xóa bỏ chứng chỉ ngoại ngữ và tin học cho giáo viên.
Hiện nay, Bộ GD-ĐT đã hoàn tất các quy trình soạn thảo văn bản để ban hành các thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non, phổ thông công lập; trong đó, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng sẽ không còn yêu cầu giáo viên phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học; không quy định giáo viên dạy ngoại ngữ phải có ngoại ngữ thứ 2; không quy định giáo viên dạy vùng dân tộc thiểu số phải có chứng chỉ dạy tiếng dân tộc. Dự kiến các thông tư này sẽ có hiệu lực từ tháng 2-2021.
Nền tảng nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô Qua 5 năm thực hiện, cuộc vận động "Xây dựng Nhà trường văn hóa - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch" giai đoạn 2015 - 2020 đã có sức lan tỏa sâu rộng, tác động mạnh mẽ và toàn diện đến chất lượng giáo dục. Qua thực tế thực hiện, có thể thấy cuộc vận động "Xây dựng Nhà trường...