Nâng cao nhận thức tiêm vaccine phòng bệnh cho người lớn
Tiêm vaccine phòng bệnh là một trong những biện pháp cần thiết để mỗi người tự bảo vệ sức khỏe bản thân mình và sức khỏe của gia đình, cộng đồng.
Hiện nay người dân đã nhận thức đúng và chủ động tiêm phòng vaccine cho trẻ nhỏ. Song, việc tiêm phòng vaccine phòng bệnh cho người lớn thì chưa được quan tâm đúng mức.
Người dân tiêm phòng tại phòng tiêm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
Nói đến tiêm vaccine phòng bệnh, phần lớn mọi người sẽ nghĩ đến tiêm phòng cho trẻ em, mà ít ai nghĩ đến việc tiêm phòng cho người lớn. Ngày nay, cùng với sự phát triển của y học hiện đại, nhiều loại vaccine rất hữu ích đã được đưa ra để phòng bệnh. Hiện, có khoảng 47 loại vaccine phòng được gần 30 bệnh khác nhau dành cho cả người lớn và trẻ em.
Người lớn có thể tiêm các vaccine phòng các bệnh cúm, sởi – quai bị – rubella, viêm gan A, viêm gan B, ung thư cổ tử cung, thủy đậu, não mô cầu, dại, uốn ván. Một số đối tượng phải quan tâm và thực hiện tiêm chủng, như, phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, người chăm sóc trẻ nhỏ, người cao tuổi, người chuẩn bị đi nước ngoài. Thế nhưng, không phải ai cũng biết sự cần thiết của tiêm vaccine phòng bệnh để chủ động tiêm chủng.
Khảo sát tại một số trung tâm tiêm chủng trên địa bàn tỉnh, phóng viên ghi nhận, người lớn đến tiêm phòng chủ yếu tập trung vào các loại vaccine như, phòng ung thư cổ tử cung, cúm, uốn ván. Bà Lê Thị Quy, TP Thanh Hóa chia sẻ, do tuổi cao nên mỗi lần bị cúm thường kéo dài 1-2 tháng, ảnh hưởng đến sức khỏe, nên hằng năm bà thường tiêm vaccine phòng cúm, còn các loại vaccine khác thì theo bà không cần thiết phải tiêm.
Hay chị Hoàng Thị Phương chia sẻ, chưa bao giờ chị quan tâm đến việc tiêm vaccine phòng bệnh cho bản thân. Đến khi mang bầu được các bác sĩ tư vấn chị mới thực hiện tiêm phòng uốn ván cho bà bầu. Có thể thấy, hầu hết người dân đều có tâm lý chủ quan, nghĩ rằng tiêm vaccine phòng bệnh đối với người lớn là không cần thiết. Bởi, người lớn ít ốm đau và có sức đề kháng tốt để chống lại bệnh hơn trẻ nhỏ. Hay có người cho rằng đã tiêm phòng khi còn nhỏ rồi nên khi lớn lên không cần phải tiêm phòng nữa. Thậm chí nhiều người không biết vaccine phòng bệnh cũng dành cho người lớn.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, một bộ phận người dân, đặc biệt là người dân ở khu vực miền núi và các vùng đời sống người dân còn nhiều khó khăn đều cho rằng chi phí cho việc tiêm chủng dịch vụ hiện nay tương đối cao. Ví như, vaccine ngừa ung thư cổ tử cung có giá là 1,6 triệu đồng/liều; vaccine phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu là 1,2 triệu đồng/liều. Thường, mỗi loại vaccine phòng bệnh phải tiêm từ 1-5 liều. Điều này cũng khiến cho nhiều người dân băn khoăn khi thực hiện tiêm chủng.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, vaccine phòng bệnh có tác dụng trong một thời gian nhất định, tiêm phòng khi còn nhỏ thì đến khi lớn hiệu quả sẽ giảm hoặc không còn tác dụng, do đó người lớn nên tiêm nhắc lại để phòng bệnh tốt hơn. Đặc biệt, Chương trình tiêm chủng mở rộng chính thức triển khai ở tỉnh ta từ năm 1985 với việc tiêm chủng 6 loại vaccine phòng bệnh truyền nhiễm phổ biến và gây tử vong cao như: lao, bạch hầu – ho gà – uốn ván, bại liệt và sởi.
Do đó, những người sinh trước năm 1985 đều chưa được tiêm vaccine phòng bệnh khi còn nhỏ, nên khi trưởng thành vẫn nên thực hiện tiêm chủng. Thực tế, không ít bệnh do người lớn lây sang trẻ nhỏ mà không phải ai cũng biết. Ví như, bệnh ho gà, nhiều người lớn mắc ho gà mà nghĩ là ho dị ứng hay viêm họng thông thường, khi chăm sóc trẻ, giao tiếp, ôm, thơm trẻ khiến trẻ dễ lây bệnh, đặc biệt là những trẻ dưới 6 tháng chưa được tiêm vaccine phòng bệnh ho gà.
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới, 40% bệnh dịch từ trẻ là lây từ mẹ. Do đó, mẹ hay người trực tiếp chăm nuôi trẻ và các thành viên trong gia đình cần được tiêm phòng đầy đủ để phòng tránh bệnh tốt nhất cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
Nhận thức chưa đúng và đủ về việc tiêm vaccine phòng bệnh cho người lớn không chỉ gây ảnh hưởng đến con trẻ mà không ít trường hợp người lớn đã mắc các bệnh truyền nhiễm, thậm chí mắc nhiều bệnh, biến chứng nặng do không thực hiện tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đủ.
Anh Lê Ngọc Thắng, phường Tân Sơn (TP Thanh Hóa), 53 tuổi cho biết: Trước đây tôi hay bị ho, viêm họng nên được các bác sĩ tư vấn nên tiêm vaccine phòng các bệnh do phế cầu. Nhưng nghĩ người lớn không cần phải tiêm nên tôi đã không thực hiện tiêm chủng. Vừa qua tôi bị ốm nặng, viêm phổi ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tôi rất hối hận vì đã không nghe theo lời khuyên của bác sĩ để phòng bệnh cho mình.
Theo đánh giá của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, hiện nay, tỷ lệ người lớn tham gia tiêm vaccine phòng bệnh còn tương đối thấp. Theo thống kê, 6 tháng đầu năm 2020, phòng tiêm dịch vụ tại trung tâm có 1.000 lượt người lớn tiêm vaccine phòng viêm gan B; 1.854 lượt người tiêm cúm; 547 lượt người tiêm phòng ung thư cổ tử cung; 750 lượt người tiêm phòng uốn ván; 111 lượt người tiêm vaccine phòng các bệnh phế cầu; 100 lượt người tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván…
Để người dân nâng cao nhận thức và chủ động tham gia tiêm vaccine phòng bệnh, thời gian qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã chủ động tư vấn trực tiếp cho người dân về vai trò, lợi ích của tiêm vaccine phòng bệnh khi đến trung tâm. Tăng cường tập huấn, nâng cao kỹ năng, chuyên môn cho đội ngũ y, bác sĩ, kỹ thuật viên thực hiện công tác tiêm chủng để bảo đảm tiêm chủng an toàn.
Phối hợp với các địa phương, sở, ban, ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú như: tờ rơi, pano, loa truyền thanh. Ngoài ra, trung tâm còn thành lập trang web đưa các thông tin, lịch tiêm chủng lên mạng xã hội để Nhân dân hiểu và chủ động tiêm phòng, tự bảo vệ sức khỏe bản thân mình trước bệnh tật.
Nguyên nhân gây ra viêm họng cấp
Viêm họng xung huyết là tên gọi khác của bệnh viêm họng cấp, xảy ra khi niêm mạc họng bị virus hoặc vi khuẩn tấn công gây xung huyết, sưng tấy, đau rát, phù nề.
Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An - Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viên An Việt, viêm họng cấp là một bệnh rất phổ biến, có thể xảy ra ở mọi đối tượng từ người lớn đến trẻ em, nhất là vào mùa đông khi thời tiết thay đổi, bệnh có thể xuất hiện riêng biệt hoặc xuất hiện đồng thời với viêm mũi xoang, viêm VA, viêm mũi, viêm amidan,...
Nguyên nhân chủ yếu gây viêm họng xung huyết là do vi khuẩn, virus xâm nhập, tấn công niêm mạc họng. Các vi khuẩn, virus này có nguồn gốc từ không khí, thức ăn hoặc có thể liên quan đến các bệnh thủy đậu, cảm lạnh, cúm, bạch hầu, quai bị,...
Các virus gây bệnh thường gặp là: Adenovirus, Virus cúm, Virus para- influenzae, Virus Coxsakie,...
Ảnh minh họa
Các vi khuẩn gây bệnh thường gặp là: Liên cầu bêta tan huyết nhóm A, B, C, G; Haemophilus influenzae, tụ cầu vàng, Moraxella catarrhalis, các vi khuẩn kị khí,..
Ngoài ra, những người mắc bệnh trào ngược acid dạ dày, dịch dạ dày trào ngược tấn công vòng họng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm. Hệ miễn dịch bệnh nhân suy yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công.
PGS An cho rằng môi trường sống, làm việc bị ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, các hóa chất độc hại, khói thuốc lá. Cơ thể thích ứng không kịp với sự thay đổi thất thường của thời tiết, sức đề kháng suy giảm, đường hô hấp dễ bị thương tổn.
Sử dụng các thức ăn cay nóng, uống nhiều nước lạnh làm tổn thương niêm mạc họng.
Những người có nghề nghiệp đòi hỏi phải nói thường xuyên, nói to, nói nhiều như giáo viên, ca sĩ, người dẫn chương trình,...dễ có nguy cơ tổn thương niêm mạc vùng họng.
Khi bị viêm họng, nếu nguyên nhân gây bệnh là do virus, bệnh thường tự khỏi sau 3-5 ngày, các triệu chứng sẽ giảm dần. Nếu nguyên nhân bệnh do vi khuẩn, các triệu chứng bệnh sẽ kéo dài ngày hơn.
Viêm họng cấp thường xảy ra đột ngột, bệnh nhân sốt vừa từ 38-39 độ hoặc sốt cao, đau đầu, ớn lạnh, mệt mỏi, đau nhức toàn thân, chán ăn. Đau họng khi nuốt, đặc biệt nuốt chất lỏng cũng đau. Cảm giác đau nhói lên tai khi nuốt, ho, nói. Bệnh nhân ho từng cơn, ho khan hoặc ho có đờm.
Nhiều trường hợp bệnh nhân còn ngạt mũi, khó thở, có thể có ra máu mũi. Khi khám bác sĩ sẽ thấy toàn bộ niêm mạc họng đỏ, xuất tiết. Các tổ chức bạch huyết ở thành sau họng đỏ mọng, mao mạch nổi rõ. Hạch góc hàm sưng nhẹ, hơi đau.
Vaccine phòng thủy đậu hiệu quả hơn 90% Trẻ em, người lớn nên chủ động tiêm vaccine thủy đậu để phòng bệnh, hiệu quả của vaccine có thể đạt hơn 90%. Theo Cục Y tế Dự phòng, số ca bệnh thủy đậu có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Năm 2018, các bệnh viện đã tiếp nhận hàng nghìn trẻ đến thăm khám và chữa trị. Năm 2017, gần 40.000...