Nâng cao năng lực công nghệ thông tin từ chuyên gia Hàn Quốc
Ngày 9/10, Bộ GD&ĐT phối hợp với Sở Giáo dục Gyeongsangnam-do, Hàn Quốc tổ chức khai mạc chương trình tập huấn nâng cao năng lực về công nghệ thông tin cho các cán bộ quản lý, giáo viên.
Chương trình tập huấn nâng cao năng lực về công nghệ thông tin diễn ra trực tuyến.
Phát biểu khai mạc chương trình tập huấn, bà Vũ Thị Tú Anh- Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên (Bộ GD&ĐT) cho biết: Trong những năm qua, sự hợp tác giữa Bộ GD&ĐT Việt Nam và Sở Giáo dục tỉnh Gyeongsangnam-do đã đã diễn ra hiệu quả, góp phần tăng cường hiểu biết, giao lưu văn hóa của 2 quốc gia.
Tiếp nối các hoạt động thường niên, Bộ GD&ĐT Việt Nam và Sở Giáo dục tỉnh Gyeongsangnam-do triển khai tập huấn cho 50 cán bộ quản lý, giáo viên trong các cơ sở giáo dục tại Việt Nam về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy và học; đây là hoạt động chuyên môn rất cần thiết, thiết thực cho cán bộ, giáo viên hiện nay.
Mục tiêu của khóa tập huấn nhằm giúp các học viên là cán bộ quản lý, giáo viên tiếp cận và cập nhật giáo dục STEM, robotic hiện nay đang diễn ra trên đất nước Hàn Quốc; chia sẻ kinh nghiệm tổ chức dạy học trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Dù đợt tập huấn diễn ra trực tuyến nhưng với sự chuẩn bị chu đáo của Ban tổ chức, đợt tập huấn này chắc chắn sẽ diễn ra chất lượng và hiệu quả.
Bà Vũ Thị Tú Anh tại điểm cầu Bộ GD&ĐT.
Video đang HOT
Bà Vũ Thị Tú Anh mong muốn các giáo viên tham gia tập huấn phấn đấu tiếp thu hiệu quả để trang bị thêm năng lực dạy học hiệu quả, có chất lượng tại nơi mình dang công tác. Đây không chỉ đơn thuần là hoạt động tập huấn trong nước mà còn là cơ hội gặp gỡ, giao lưu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm dạy học, giáo dục giữa các nhà nghiên cứu, các chuyên gia về giáo dục giữa 2 quốc gia.
Ông Mun Sun Hee – Phụ trách chương trình tập huấn phía Hàn Quốc cho biết: Năm 2019, tôi đã thực hiện dự án này với 40 thầy cô giáo Việt Nam sang Hàn Quốc tập huấn và ấn tượng với khả năng sáng tạo của giáo viên Việt Nam.
Chương trình tập huấn năm nay tương tự như chương trình tập huấn năm trước, nhưng khác ở chỗ diễn ra dưới hình thức trực tuyến. Các thầy cô có thể hỏi hay nêu ý kiến trong suốt quá trình tập huấn với các thông dịch viên bổ trợ của chương trình. Các giảng viên, chuyên gia đến từ Hàn Quốc sẽ nỗ lực để chương trình tập huấn diễn ra hiệu quả, thiết thực nhất.
Chương trình nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Bộ GD&ĐT Việt Nam và Sở Giáo dục tỉnh Gyeongsangnam-do, Hàn Quốc giai đoạn 2020-2024. Chương trình tập huấn gồm 2 giai đoạn: kết hợp giữa tự nghiên cứu của học viên qua video hướng dẫn (15 giờ) và học viên thực thành bằng hình thức online thông qua hướng dẫn trực tiếp từ các chuyên gia từ Hàn Quốc.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: "Nỗ lực để học sinh học trực tuyến tử tế, chất lượng"
"Nếu lực lượng y tế đang "căng mình" ở tuyến đầu chống dịch, ngành giáo dục cũng nỗ lực hết sức giúp học trò dù không thể đến trường vẫn không ngừng việc học và được học một cách tử tế, chất lượng".
Trên đây là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ tại buổi tập huấn nâng cao năng lực dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên tiểu học của 22 Sở GD-ĐT các tỉnh phía Bắc, được tổ chức ngày 23/9 tại Hà Nội.
Tư vấn "gỡ khó" cho giáo viên dạy trực tuyến
Khóa tập huấn kéo dài 2 ngày, sẽ cung cấp tổng quan kiến thức về dạy học trực tuyến và dạy học qua truyền hình, giúp giáo viên nắm được điểm giống và khác, ưu điểm và hạn chế giữa dạy học trực tuyến/qua truyền hình với dạy học trực tiếp, từ đó có các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục.
Giáo viên cũng được hướng dẫn các phương pháp, kỹ thuật để tổ chức dạy học trực tuyến/qua truyền hình đối với từng môn học/hoạt động giáo dục; kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học theo hình thức này và tư vấn "gỡ khó" cách xử lý tình huống phát sinh khi dạy học trực tuyến/qua truyền hình.
Dạy học trực tuyến và qua truyền hình trong điều kiện dịch bệnh diễn biến rất phức tạp, khó lường hiện nay là bất khả kháng.
Phát biểu khai mạc khóa tập huấn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh, dạy học trực tuyến và qua truyền hình trong điều kiện dịch bệnh diễn biến rất phức tạp, khó lường hiện nay là bất khả kháng.
Trong số 22 tỉnh phía Bắc có đại diện tham gia khóa tập huấn hôm nay, phần đông đã có thể cho học sinh đến trường học trực tiếp. Tuy nhiên, quá trình dạy học trực tiếp, một số tỉnh phát sinh ca nhiễm mới nên lại chuyển từ "vùng xanh" thành "vùng đỏ". Tình trạng này có thể còn xuất hiện trong thời gian tới.
Bộ GD-ĐT xác định phải chuyển trạng thái, từ dạy học trực tuyến/dạy học qua truyền hình, là giải pháp tình thế sang chủ động, có kế hoạch dạy học theo hình thức này. Đây cũng là cách để ngành giáo dục có thể đạt được 3 mục tiêu: an toàn vì dịch, hoàn thành chương trình năm học và kiên trì mục tiêu chất lượng.
Nỗ lực để học sinh học trực tuyến tử tế, chất lượng
Để tạo điều kiện cho học sinh học trực tuyến, hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD-ĐT đã phát động chương trình quyên góp, ủng hộ "Sóng và máy tính cho em". Hệ thống bài giảng điện tử, bài giảng trên truyền hình theo môn học/cấp học đã và đang được Bộ GD-ĐT phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam xây dựng, phát sóng, và tiếp tục vận động xây dựng, đóng góp video bài giảng này, sẽ cung cấp nguồn học liệu phong phú, chất lượng, để nhà trường tham khảo, sử dụng.
Ngành giáo dục cũng nỗ lực hết sức để giúp học trò học trực tuyến tử tế, chất lượng.
Đặc biệt, với quan điểm kiên trì mục tiêu chất lượng thì song song với nâng cao chất lượng dạy học trực tiếp, Bộ GD-ĐT xác định phải đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học trực tuyến. Khóa tập huấn hôm nay, chính là một giải pháp để phát triển năng lực dạy học trực tuyến cho giáo viên, từ đó nâng cao được chất lượng dạy học theo hình thức này.
"Hiệu quả của một công việc được tính bằng tích của 3 chữ làm: biết làm - tức có năng lực sự phạm để dạy học trực tuyến; có điều kiện để làm - tức có đủ trang thiết bị, đường truyền cần thiết để giáo viên, học sinh học tập; và có động lực để làm. Quan trọng là nếu một trong 3 thừa số bằng 0 thì tích cũng bằng 0.
Do đó, chúng ta cần đồng thời đảm bảo 3 yếu tố, để đạt được chất lượng dạy học trực tuyến tốt nhất", Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nói.
Nếu lực lượng y tế đang "căng mình" ở tuyến đầu chống dịch, thì ngành giáo dục cũng nỗ lực hết sức để giúp học trò dù không thể đến trường vẫn không ngừng việc học và được học một cách tử tế, chất lượng.
Với tinh thần như thế, Thứ trưởng mong muốn các cán bộ, giáo viên khi tham gia tập huấn sẽ phát huy năng lực, trách nhiệm, cố gắng học tập tốt nhất để đạt mục tiêu cuối cùng là biết cách dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình hiệu quả, chất lượng.
Được biết trong tháng 9 này, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục tổ chức 2 khóa tập huấn về dạy học trực tuyến/qua truyền hình cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên cấp Tiểu học của các tỉnh còn lại; đan xen với đó là các khóa tập huấn cho đội ngũ nhà giáo cấp THCS, THPT của 63 tỉnh thành phố.
Nhiều dấu ấn tại Ngày hội Công nghệ thông tin ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Ngày 15/4, Ngày hội Công nghệ thông tin ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội lần thứ V - năm 2021 với chủ đề "Chuyển đổi số ngành Giáo dục và Đào tạo - Xây dựng giáo dục thông minh" đã chính thức khép lại và thành công tốt đẹp. Ngày hội được tổ chức trong hai ngày (14 - 15/4) tại...