Nâng cao chất lượng học trực tuyến: Lắng nghe phụ huynh, học sinh
Để nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến, Sở GD&ĐT TP Cần Thơ tiến hành khảo sát lấy ý kiến phụ huynh và học sinh. Đây là kênh phản hồi quan trọng để ngành Giáo dục thành phố điều chỉnh dạy học trực tuyến.
Cô Nguyễn Thị Kim Thương – Hiệu trưởng Trường THCS Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ) thăm hỏi học sinh học trực tuyến tại trường. Ảnh: TG
Bám sát phản hồi của phụ huynh, học sinh
Sở GD&ĐT TP Cần Thơ vừa tiến hành khảo sát đánh giá ngẫu nhiên 35.107 phụ huynh, 44.623 học sinh khối trung học về công tác dạy học trực tuyến trong thời gian qua.
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Trưởng phòng Giáo dục Trung học (Sở GD&ĐT TP Cần Thơ) cho biết: Qua khảo sát có gần 60% phụ huynh đánh giá hiệu quả dạy học trực tuyến thấp hơn học trực tiếp và 33,6% phụ huynh cho rằng, học trực tuyến hay trực tiếp là như nhau. Đây là tín hiệu tốt trong việc thay đổi quan điểm của phụ huynh thừa nhận dạy học trực tuyến là một hình thức dạy học trong trường học. Tuy nhiên, vẫn còn một số phụ huynh có suy nghĩ đây là hình thức học tạm.
Cũng theo ông Nghĩa, gần 75% học sinh cho biết, đang sử dụng điện thoại để học trực tuyến. Do màn hình nhỏ nên ảnh hưởng ít nhiều đến việc học tập của các em. Chính vì vậy, yêu cầu nội dung bài giảng của giáo viên phải tinh gọn, cô đọng và trọng tâm.
Khảo sát học sinh đánh giá về mức độ tiếp thu kiến thức môn học, hơn 51% em cho biết rất hiểu bài, làm tốt bài tập; 41,9% học sinh hiểu được bài nhưng chưa thể vận dụng làm bài tập; số học sinh còn lại chưa thật sự hiểu bài.
Đánh giá chung về công tác dạy học trực tuyến vừa qua, ông Nghĩa cho rằng: Các trường xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học cụ thể, bài bản, triển khai thực hiện hiệu quả, có điều chỉnh phù hợp với thực tế. Đồng thời, nhà trường chủ động giải pháp hỗ trợ học sinh trong những ngày đầu năm học.
Nhà trường, giáo viên tích cực xây dựng kế hoạch và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dạy học… bảo đảm được nội dung trọng tâm, cốt lõi chương trình. Do đó, gần 70% phụ huynh cho rằng, giáo viên dạy chậm rãi, ngắn gọn và trọng tâm, học sinh dễ học, dễ hiểu. Tuy nhiên, có khoảng 22% phụ huynh và 40% học sinh nhận định nội dung bài dài nên học sinh không viết kịp phải chụp màn hình để tối ghi lại vào vở.
Em Lê Minh Hậu – học sinh lớp 11, Trường THCS & THPT Trần Ngọc Hoằng, huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ) tham gia học trực tuyến từ đầu năm học đến nay. Theo Hậu, dù thầy cô giảng dạy rất rõ, dễ hiểu nhưng học qua màn hình điện thoại bản thân gặp nhiều khó khăn. Hình ảnh và chữ nhỏ nên cũng bất tiện, đôi lúc không xem rõ đành phải chụp lại màn hình để tối phóng to lên rồi chép vào bài. Em cũng rất mong mau hết dịch, sớm trở lại trường lớp để gặp bạn bè và tham gia các hoạt động tập thể.
Video đang HOT
Qua đợt khảo sát của ngành Giáo dục, không chỉ tôi mà gia đình và bạn bè đều đánh giá cao sự quan tâm, lắng nghe ý kiến người học. Từ đầu năm học đến nay, tôi thấy con học rất tốt, thầy cô trao đổi và hướng dẫn nhiệt tình trong mọi môn học. - Ông Lâm Đức Thành, phụ huynh học sinh ở quận Cái Răng, TP Cần Thơ
Ông Nguyễn Phúc Tăng – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Cần Thơ chỉ đạo nhà trường không được tạo áp lực cho giáo viên. Ảnh: TG
Lắng nghe để khắc phục
Thầy Nguyễn Hữu Định – Hiệu trưởng Trường THPT Thới Lai, huyện Thới Lai (TP Cần Thơ) – cho biết: Qua kết quả khảo sát, đa số phụ huynh đánh giá cao quá trình chuẩn bị của nhà trường và dạy trực tuyến của giáo viên. Hoạt động dạy học trực tuyến bảo đảm được thời lượng, vừa sức nên các em không bị áp lực. Bên cạnh đó, vẫn còn một số ít học sinh chưa có sự tập trung cao; Hoạt động luyện tập cho học sinh khi học trực tuyến chưa bảo đảm, đặc biệt là nội dung thực hành.
“Nhà trường sẽ tổ chức, quản lý hoạt động dạy và học trực tuyến chặt chẽ, khoa học như học trực tiếp. Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm về hoạt động dạy học trực tuyến để điều chỉnh kế hoạch dạy học phù hợp. Đồng thời xây dựng bài giảng trình chiếu tập trung và nội dung trọng tâm và ứng dụng các phần mềm thí nghiệm ảo để học sinh dễ tiếp cận với nội dung bài học”, thầy Định cho hay.
Còn theo đánh giá của Phòng GD&ĐT quận Bình Thủy (TP Cần Thơ), học sinh các trường đã nâng cao tinh thần tự giác học tập, rèn luyện kỹ năng tự học và hệ thống kiến thức qua các bài ôn tập, tiết dạy bài mới. Giáo viên và học sinh đã biết cách ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong quá trình học tập. Các tiết học có sự tương tác khá tốt, học sinh nắm được các kiến thức, kĩ năng trọng tâm. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Kiều Phương – Trưởng phòng GD&ĐT quận Bình Thủy, phần lớn học sinh tham gia học tập tốt nhưng còn một số em chưa thật sự đi vào nền nếp. Khả năng và ý thức tự học của học sinh chưa cao, thiếu sự tương tác với thầy cô trong tiết học nên giáo viên không nắm bắt hết được mức độ hiểu bài của các em. Trong đó có một số em học tập chưa đều, còn hay ngủ quên giờ học, vào lớp trễ, do cha mẹ đã đi làm trở lại nên ít có thời gian quan tâm việc học tập của con em.
Từ kết quả khảo sát trên, Sở yêu cầu Phòng GD&ĐT, nhà trường hạn chế giao thêm công việc không thực sự cần thiết và gây áp lực cho giáo viên. Đặc biệt là phải lựa chọn phần mềm phù hợp với thầy cô, tránh tình trạng ép giáo viên thao tác, lĩnh hội tất cả phần mềm.
Ông Nguyễn Phúc Tăng – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Cần Thơ – khẳng định: Lãnh đạo nhà trường triển khai báo cáo việc học trực tuyến từ đầu năm học đến nay, khắc phục những hạn chế tồn tại, đánh giá hiệu quả và những thông tin phản hồi của phụ huynh, học sinh. Tiếp tục khảo sát học sinh, giáo viên và phụ huynh trong thời gian tới, nhằm đối chiếu so sánh kết quả sau điều chỉnh, để có nhận định chính xác về sự thay đổi của học sinh…
Khảo sát lấy ý kiến người học thể hiện sự cầu thị của ngành Giáo dục thành phố. Qua kết quả đánh giá, tôi thấy bản thân cần nâng cao hơn nữa năng lực dạy học trực tuyến. Quan trọng nhất là việc tạo động lực cho học sinh trong học tập; hỗ trợ em yếu thế. Cần phối hợp hiệu quả hơn với phụ huynh trong dạy học, nhất là phối hợp quản lý và bảo đảm an toàn cho học sinh khi học trực tuyến tại nhà. - Thầy Dư Thanh Hiếu, giáo viên Ngữ văn, Trường THCS & THPT Trần Ngọc Hoằng, huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ)
Tưởng học trực tuyến giảm tải, nào ngờ ôm máy tính học từ sáng đến khuya
"Cứ tưởng học trực tuyến thì chương trình sẽ được giảm tải, học sinh học hành nhẹ nhàng hơn. Nhưng thực tế thì ngược lại, con tôi "ôm" máy tính học suốt từ sáng đến tối mà nhiều hôm vẫn chưa hoàn thành hết bài thầy cô giao".
Phụ huynh ở TP.HCM kèm con học trong giai đoạn học sinh học trực tuyến - Ảnh: Gia Huy
Chị C.V., có con đang học lớp 10 tại một trường trung học ở TP Thủ Đức, TP.HCM, cho biết.
Sáng 4 tiết, chiều 4 tiết
"Xem thời khóa biểu của con, tôi hơi choáng khi thấy sáng đã học rồi chiều cũng học. Có ngày thì sáng 4 tiết, chiều 2 tiết, có ngày sáng 4 tiết, chiều 4 tiết. Con tôi bảo đó chỉ là thời khóa biểu học và tương tác với giáo viên. Ngoài thời gian đó, cháu vẫn phải xem bài, làm bài tập trên trang học liệu của nhà trường, làm bài tập về nhà trên giấy rồi chụp hình gửi cho giáo viên. Học từ xa mà căng thẳng như thế thì học sinh ngán là đúng rồi" - chị V. than.
Tương tự, chị Th.A., phụ huynh có con học lớp 8 ở quận 1, phản ảnh: "Ngay cả các môn như mỹ thuật, âm nhạc, giáo dục thể chất, công nghệ... nhà trường cũng đưa vào thời khóa biểu và học sinh phải hoàn thành tất cả các bài tập. Trong khi đây là những môn năng khiếu, đáng lẽ chỉ dành cho học sinh có năng khiếu. Tại sao đang trong thời kỳ dịch bệnh, học sinh học trực tuyến mà ngành GD-ĐT không giảm tải các môn học này? Con tôi không có khiếu về mỹ thuật nên mỗi lần làm bài tập vận dụng môn này là cháu tỏ ra rất khổ sở, có khi mất đến 90 phút mới xong một bài vẽ".
Nỗi niềm của chị A. cũng là bức xúc của nhiều phụ huynh có con đang học tiểu học. "Tuần rồi, cô giáo chủ nhiệm lớp con tôi thông báo cả lớp chỉ có 2 học sinh vào xem các link bài giảng và làm bài tập môn âm nhạc, mỹ thuật. Cô nhờ phụ huynh nhắc nhở các con học bài và làm bài đầy đủ. Chúng tôi than trời, nội chuyện kèm con học môn toán, tiếng Việt và tiếng Anh đã bở hơi tai. Còn thời gian nào để chúng tôi dạy con hát và vẽ nữa?" - chị Th., phụ huynh có con học lớp 4 ở quận 3, cho hay.
Tiến thoái lưỡng nan
"Tuần rồi, thấy con gái cứ than mỏi mắt, tôi chở con đi khám thì giật mình khi nghe bác sĩ nói cháu đã bị cận 2 độ. Từ một cô bé có thị lực 10/10, sau 2 tháng học trực tuyến con tôi đã bị cận thị vì sử dụng máy tính quá nhiều. Mà bác sĩ còn cảnh báo là nếu còn tiếp tục như vậy thì việc tăng độ nhanh là không thể tránh khỏi. Đúng là "tiến thoái lưỡng nan", không cho con sử dụng máy tính thì làm sao cháu học bài và làm bài?" - anh Nguyễn Văn Hùng, phụ huynh có con học lớp 6 ở quận Tân Phú, chia sẻ.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, khá nhiều phụ huynh cho biết họ đã cho con đi khám mắt trong tháng 10-2021 và các bé đều tăng độ cận thị. "Theo thời gian, việc tăng độ cận là đương nhiên nhưng cả 2 đứa con tôi đều tăng độ quá nhanh. Bác sĩ cảnh báo rằng tăng độ cận quá nhanh là không ổn. Chỉ sau mấy tháng mà cháu lớn cháu tăng 1,5 độ, cháu nhỏ tăng 1,75 độ nên bác sĩ yêu cầu phải giảm bớt thời gian học bằng điện thoại và máy tính" - chị Thoa, phụ huynh ở quận Bình Thạnh, nói.
Không những thế, nhiều phụ huynh còn thông tin là con em họ thường xuyên than mỏi mệt, đau vai, đau cổ, nhức ở 2 cánh tay.
"Đáng nói hơn là tình trạng học đối phó trong giai đoạn này. Nhiều em online xong rồi bỏ đó đi làm việc riêng, nhiều lúc tôi gọi nhiều lần nhưng không thấy em trả lời. Tôi nhờ lớp trưởng gọi điện thì mấy phút sau em vào lớp, khai rằng hồi nãy con đi vệ sinh. Tình trạng này là rất phổ biến và theo tôi có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là học sinh quá áp lực, chán học trực tuyến" - thầy D., giáo viên môn sử ở quận 3, nhận xét.
Chưa được chuẩn bị tâm thế và kỹ năng
Tôi đã đọc bài viết "Kẻ thù của học online ở ngay trong máy tính, điện thoại" trên báo Tuổi Trẻ. Bài viết phản ánh các trường hợp học sinh tiểu học, nhưng con tôi hiện đang học THCS (lớp 7) cũng bị nghiện game và phim. Cháu thường xuyên chơi game, xem phim khi học trực tuyến. Và cháu còn có cách để "qua mặt" bố mẹ bằng cách mở 2 cửa sổ song song nhau: một cửa sổ để xem phim và một cửa sổ để học (nhưng cửa sổ để học thì bị tắt tiếng).
Cứ tưởng chỉ có gia đình tôi đau đầu với tình trạng trên, không ngờ anh em, bạn bè tôi cũng đang lâm vào cảnh tương tự. Tôi cho rằng nguyên nhân chính là ngành GD-ĐT chưa chuẩn bị tâm thế và kỹ năng cho học sinh để các em học trực tuyến. Năm học trước, học sinh cũng có học trực tuyến nhưng chỉ học trong thời gian ngắn và học với tâm thế là học tạm.
Đáng lẽ ngay sau đó ngành GD-ĐT phải dạy cho học sinh kỹ năng an toàn trên mạng; kỹ năng ứng phó với các tình huống trên mạng; kỹ năng học trực tuyến (nên để cỡ chữ bao nhiêu, âm thanh như thế nào, tư thế ngồi, khoảng cách giữa mắt và máy tính...) thì thực tế các nhà trường để cho học sinh tự "bơi". Việc chuyển đổi quá nhanh từ hình thức học trực tiếp sang trực tuyến mà không có sự chuẩn bị nên học sinh bỡ ngỡ, không có kỹ năng kiềm chế, kiểm soát bản thân dẫn đến việc sa đà vào game, vào phim, lơ là việc học.
Phụ huynh chúng tôi dù có quan tâm đến con cũng không thể ngồi kè kè bên con cả ngày, cũng không phải nhà sư phạm để "đi trước, đón đầu" dạy con những kỹ năng cần thiết cho việc chuyển đổi ấy. Đến khi chúng tôi nhận ra thì cũng đã muộn.
Anh Ng.V.H.Th.
(phụ huynh ở quận Phú Nhuận, TP.HCM)
Giao nhiệm vụ cho phụ huynh
Tôi ủng hộ hình thức dạy và học trực tuyến trong giai đoạn này vì cũng không còn giải pháp nào tốt hơn. Ai cũng biết học trực tuyến đối với học sinh tiểu học là coi như ngành GD-ĐT giao phó nhiệm vụ cho phụ huynh. Chúng tôi phải ngồi học cùng con, phải đọc tài liệu để dạy con, phải gọi điện cho cô giáo để biết kiến thức kèm con học. Tuy nhiên, tôi mong ngành GD-ĐT hãy tính toán để giảm bớt áp lực học hành cho học sinh và cả phụ huynh.
Chị N.T.T.H.
(phụ huynh lớp 4 ở quận 1, TP.HCM)
Cùng con chọn ngành phù hợp trong ngày trải nghiệm trực tuyến RMIT RMIT Việt Nam tổ chức Ngày trải nghiệm trực tuyến 2021 vào 6, 7/11 nhằm giúp phụ huynh và học sinh tìm hiểu thông tin về ngành nghề hot trong tương lai. Đây là hoạt động thường niên miễn phí của RMIT tổ chức liên tục từ năm 2015. Năm nay, sự kiện tổ chức từ 9h sáng đến 5h chiều thứ bảy...