Nam thanh niên mang cối xay thịt ‘nuốt’ cánh tay đi cấp cứu
Trong khi rửa máy xay thịt, cánh tay anh C. bị cuốn vào cối, ngập đến vai, phải vào viện cấp cứu.
Ngày 10/11, Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM cho biết, các bác sĩ ở đây vừa cấp cứu trường hợp hi hữu. Bệnh nhân là anh P.L.C., 27 tuổi, quê Quảng Nam, làm thuê quận Bình Tân, TP.HCM. Trong lúc rửa máy xay thịt, tay anh bị cuốn vào máy, ngập đến tận vai. Nạn nhân phải vác cả máy xay vào bệnh viện.
Nam thanh niên mang cả cối xay thịt còn kẹt cả cánh tay vào viện cấp cứu. (Ảnh:BVCC)
Theo bác sĩ Lưu Kính Khương, Trưởng khoa Gây mê Hồi sức ngoại, việc xử trí ca tai nạn này, khâu gây mê gặp thách thức rất lớn.
Trước khi nhập viện, bệnh nhân chỉ được truyền 1 chai paracetamol để giảm đau lúc sơ cứu. Bác sĩ khoa Cấp cứu tổng hợp phải cho bệnh nhân dùng thêm morphin. Ban đầu, các bác sĩ định gây tê tại chỗ rồi cắt bỏ mâm của cối xay thịt để kiểm soát hô hấp.
Tuy nhiên do mâm cối xay thịt bằng inox rất dày, nếu dùng máy hàn cắt để gỡ bỏ thì sức nóng có thể làm bỏng bệnh nhân. Do đó, ê-kip quyết định đưa cả bệnh nhân và phần cối xay vào phòng mổ.
Video đang HOT
Sau phẫu thuật sức khoẻ bệnh nhân cơ bản ổn định. (Ảnh:BVCC)
Bệnh nhân được giảm đau đa mô thức, gây tê tại chỗ bằng thuốc giảm đau, an thần tĩnh mạch…, sau đó được cho ngủ, cắt bỏ phần tay lồi ra ngoài cái cối. Bác sĩ rất khó khăn mới xoay ngược được trục của cối xay, có 2-3 nhân viên phụ nâng người bệnh lên, nhấc ra khỏi cái cối.
Ca phẫu thuật diễn ra trong khoảng 45 phút. Sau mổ, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi làm việc các loại máy xay, miệng cối xay phải có phương tiện bảo vệ, nếu đang xay thịt thì dùng công cụ hỗ trợ như cây đũa dài, tuyệt đối không được dùng tay lùa thịt xuống miệng cối.
Thường xuyên cắn môi là dấu hiệu bệnh gì?
Khi mắc hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, một số người có thể lặp lại thói quen cắn môi, bóc xé da đến ra máu.
Vừa soi gương, Thanh Nhàn (26 tuổi, TP.HCM) bần thần nhìn từng mảng da bong tróc, nham nhở trên môi. Từ khi ra trường và bắt đầu khởi nghiệp, Nhàn dần quen việc cắn và bóc xé da môi.
Hành động lặp lại mỗi khi cô rảnh rỗi hoặc áp lực, khó chịu trong người. Thói quen xé da môi kéo dài 2 năm giờ đây khiến cô đau đớn, không thể chạm môi vào những đồ ăn, thức uống đậm vị.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Phạm Thị Uyển Nhi, phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cắn môi đôi khi chỉ là hành động bình thường. Tuy nhiên, một số bệnh nhân không thể kiểm soát thói quen này và trở thành rối loạn tâm lý.
Hơn cả thói quen xấu
Bác sĩ Uyển Nhi nhận định những người có thói quen cắn môi hay hành động làm tổn hại cơ thể, có thể mắc chứng Body Focused Repetitive Behavior (BFRB). Đây là nhóm bệnh lý thuộc nhóm rối loạn ám ảnh cưỡng chế và các rối loạn khác.
Cắn và bóc xé da môi có thể là biểu hiện của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Ảnh: Shutterstock.
Hành vi cắn môi không kiểm soát khiến bệnh nhân cảm thấy đau khổ và gây ảnh hưởng đến các hoạt động khác của họ. Ngoài ra, họ có thể thực hiện những hành động vô ý gây tổn hại cơ thể. Tuổi thường mắc bệnh là thanh thiếu niên từ 11-15, tỷ lệ nữ nhiều hơn nam.
Tật cắn môi thường bắt đầu khi người mắc có cảm giác lo lắng và căng thẳng. Đôi khi, tính cách, môi trường, chấn thương hoặc các vấn đề tâm lý chưa được giải quyết cũng góp phần gây bệnh.
Webmd mô tả những người mắc chứng BFRB không thể ngừng cắn bên trong miệng của họ. Theo thời gian, điều này gây ra vết loét và sưng tấy. Lớp niêm mạc bên trong miệng có thể bắt đầu cảm thấy gồ ghề, khiến người bệnh muốn nhai nhiều hơn. Khi làm điều này, họ cảm thấy bản thân được xoa dịu.
Bác sĩ Nhi cho biết một số có thói quen thường xuyên giật tóc, cào gãi, nhai lưỡi, ăn tóc... cũng là biểu hiện của bệnh lý BFRB.
Cách điều trị
Theo WebMd, cứ 20 người thì có một người có mắc hội chứng BFRB, nhưng để khiến họ bỏ thói quen này không đơn giản. Các chuyên gia vẫn cố gắng tìm ra nguyên nhân dẫn đến điều này. Bước đầu, họ nhận định thói quen này có liên quan gene di truyền.
Những người mắc hội chứng BFRB không thay đổi được hành vi của mình cần tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ. Ảnh: Insider.
Nếu trong gia đình người thân mắc hội chứng BFRB, bạn cũng có nhiều khả năng gặp phải tình trạng này. Những yếu tố khác có thể là nguyên nhân bao gồm tính cách, mức độ căng thẳng trong cuộc sống, thời thơ ấu, thậm chí là độ tuổi mà người bệnh bắt đầu có dấu hiệu BFRB lần đầu tiên.
Bác sĩ Uyển Nhi cho rằng để điều trị tật cắn môi, đầu tiên, bệnh nhân phải nhận thức được hành vi của mình, sau đó, lưu ý những cảm xúc dẫn đến cắn môi và ghi lại bằng nhật ký.
Liệu pháp nhận thức hành vi, tư vấn, kỹ thuật thư giãn, thôi miên, châm cứu, thuốc an thần theo toa, tấm chắn mềm bảo vệ miệng, hành vi thay thế... cũng là cách điều trị đối với trường hợp hay cắn môi. Ngoài ra, người bệnh có thể được hướng dẫn kiểm soát căng thẳng bằng cách tập thể dục, tập thở, lựa chọn lối sống lành mạnh. Ngoài ra, liệu pháp trò chuyện cũng có thể giúp người bệnh đối phó với những cảm giác có thể có nguy cơ tạo ra BFRB trong tương lai.
Nhận biết suy nhược thần kinh Bố tôi 67 tuổi, mấy ngày nay ông kêu khó ngủ, người mệt mỏi, đầu đau. Có phải bố tôi mắc chứng suy nhược thần kinh? thutrang@yahoo.com Ảnh minh họa Chứng suy nhược thần kinh hay còn gọi là tâm căn suy nhược. Dấu hiệu thường gặp của suy nhược thần kinh là mệt mỏi, trạng thái tinh thần bực bội khó chịu,...