Nam thanh niên 20 tuổi bị dao đâm xuyên thấu thận
Thanh niên này bị dao chọc tiết lợn đâm trọng thương, xuyên thấu thận trái. Trước đó nạn nhân có xảy ra xung đột, mâu thuẫn khi đi trên đường.
Nam thanh niên bị dao đâm xuyên thấu thận được cấp cứu tại BVĐK tỉnh Hòa Bình.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa cấp cứu thành công một bệnh nhân trọng thương do bị đâm bằng dao chọc tiết lợn. Nạn nhân nhập viên đêm 15/1, rạng sáng ngày 16/1/2020 với nhát dao đâm sát cột sống thắt lưng xuyên thấu thận trái.
Hậu quả bệnh nhân bị đứt nhiều mạch máu, khối cơ vùng thắt lưng cạnh cột sống, tổn thương các bộ phận sau phúc mạc bụng và rách thận trái. Thời điểm nhập viện, bệnh nhân trong tình trạng: thở ngáp, toàn thân tái nhợt, tim khó nghe, huyết áp không đo được, vết dao đâm vùng thắt lưng cạnh cột sống vẫn chảy nhiều máu. Nguy cơ bệnh nhân tử vong là rất cao.
Video đang HOT
Bệnh viện ĐK Hòa Bình đã nhanh chóng kích hoạt hệ thống báo động đỏ để cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân. Kíp cấp cứu ban đầu của khoa Cấp cứu đã nhanh chóng hồi sức, chống choáng, cầm máu tạm thời, đảm bảo hô hấp và các chỉ số sinh tồn; kíp phẫu thuật gồm các bác sĩ đầu ngành Ngoại phẫu thuật thần kinh-cột sống, Ngoại tiết niệu đã nhanh chóng có mặt để đưa ra phương án phẫu thuật; kíp Gây mê hồi sức và Hồi sức tích cực đã ngay lập tức chuẩn bị mọi nguồn lực để đảm bảo hồi sức tốt nhất cho bệnh nhân trước, trong và sau sau phẫu thuật.
Trong quá trình phẫu thuật xử trí vết thương, các thầy thuốc gặp rất nhiều khó khăn do nhát dao đi sát cột sống, xuyên qua nhiều mạch máu, khối cơ vùng thắt lưng, các tổ chức sau phúc mạc bụng và xuyên thấu thận trái; bệnh nhân phải dùng thuốc co mạch liều cao để nâng huyết áp, phải thở hoàn toàn theo máy; bệnh nhân bị rối loạn đông máu do mất nhiều máu phải bù bằng máu dự trữ. Ca phẫu thuật kéo dài hơn 4h thành công. Bệnh nhân tạm thời qua cơn nguy kịch và đang được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực với sự phối hợp của tất cả các thầy thuốc trong Bệnh viên.
Theo TS.BS Hoàng Công Tình, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, hiện tại bệnh nhân đã bỏ được máy thở và tự thở được, đã giảm được liều thuốc vận mạch, chức năng đông máu khá hơn. Các thầy thuốc rất mong muốn cứu sồng bệnh nhân và giúp anh nhanh hồi phục.
Lương Kết
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Nguy kịch chỉ vì cái mụn mủ trong cánh mũi
Các bác sĩ cho biết bệnh nhân nhập viện trong tình trạng cứng hàm, không thở được. Bác sĩ đã phải mở nội khí quản để bệnh nhân thở.
Các bác sĩ phải cố gắng mở nội khí quản cho người bệnh.
Theo TS.BS Hoàng Công Tình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, khoa vừa cấp cứu thành công một trường hợp bị uốn ván hết sức hiếm gặp.
Bệnh nhân Nguyễn Thị N., 76 tuổi ở Lương Sơn, Hòa Bình phát hiện có một mụn mủ bên trong cánh mũi. Sau đó bà N. có triệu chứng cứng hàm, khó nuốt. Người nhà đưa bệnh nhân vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cấp cứu.
TS Tình cho biết ngay khi nhập viện, các bác sĩ xác định bệnh nhân bị uốn ván, điều trị theo phác đồ nhưng 3 ngày sau, tình trạng cứng hàm của bệnh nhân tiếp tục tăng. Bệnh nhân được chuyển từ khoa truyền nhiễm sang khoa Hồi sức tích cực.
Lúc đó, bệnh nhân không há được miệng; không thở, không nuốt, không ho khạc được; gồng cứng, xoắn vặn và co giật toàn thân. Nếu không khai thông đường thở thì bệnh nhân sẽ ngừng thở, ngừng tim trong vài phút vì toàn thân đã tim tái.
Thầy thuốc không thể đặt được ống thở vào khí quản cho bệnh nhân do miệng bệnh nhân luôn cắn chặt. Chỉ còn một cách mở đường thở vào khí quản cho bệnh nhân qua cổ với điều kiện thời gian chỉ trong vài phút. May mắn, các bác sĩ đã mở khí quản thành công.
TS Tình cho biết hiện bệnh nhân đã thở được qua ống nội khí quản.
Theo TS Tình uốn ván là bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, do một loại vi khuẩn kị khí (chỉ hoạt động trong môi trường không có oxy) gây nên. Đường xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể thường qua những vết thương bị bịt kín, tạo đường hầm (môi trường kị khí) như: dẫm phải đinh, gai, vết thương hở nhưng có đường hầm...
Độc tố của vi khuẩn uốn ván tác động vào thần kinh cơ gây tình trạng co cứng các cơ và co giật toàn thân. Nguy hiểm nhất là bệnh nhân bị cứng hàm không há được miệng, không nuốt được, không thể khạc đờm dẫn đến suy hô hấp, thiếu oxy não và có thể tử vong nhanh chóng. Trong điều trị thì quan trọng nhất là đảm bảo đường thở, cắt cơn co giật, chống bội nhiễm và đảm bảo dinh dưỡng.
Theo infonet
Hai thanh niên bị đâm xuyên tim được cứu sống trong đêm Hai thanh niên nhập viện sau khi bị đâm nhiều nhát ở vùng lưng, ngực trái, xuyên tim, phổi, tình trạng rất nguy kịch. Ngày 2/12, các bác sĩ khoa Phẫu thuật tim mạch - Lồng ngực, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á - Vĩnh Long, cho biết đơn vị này vừa điều trị cho hai trường hợp bị dao đâm nghiêm trọng...