Năm nhóm dưỡng chất giúp giảm đau nhức khớp mùa lạnh
Với một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp người đau nhức khớp kháng viêm, giảm đau, hỗ trợ bảo vệ sụn khớp.
Vì vậy, vào mùa lạnh người bệnh nên tăng cường ăn thực phẩm giàu canxi, vitamin D, K, omega-3 và các chất chống oxy hóa.
Thời tiết lạnh kích thích tuyến thượng thận sản sinh ra nhiều catecholamine – loại hormone có khả năng làm co mạch máu ngoại biên để bảo vệ cơ thể tránh thất thoát nhiệt lượng. Điều này vô tình làm giảm tuần hoàn máu, khiến cơ co lại, tăng độ cứng khớp.
Quá trình này còn kích thích các phản ứng viêm, gây sưng và đau khớp, nhất là ở người có tiền sử viêm khớp do thoái hóa hoặc mắc bệnh thấp khớp.
Canxi và vitamin D
Canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương. Vitamin D giúp hệ tiêu hóa tăng cường hấp thụ canxi. Ăn uống đầy đủ canxi và vitamin D giúp duy trì mật độ khoáng chất trong xương, hạn chế tình trạng hao mòn xương quá mức do viêm khớp và ngăn ngừa biến chứng dính khớp.
Mỗi người trưởng thành cần bổ sung 800-1.000 mg canxi và 15-20 mcg vitamin D mỗi ngày. Thực phẩm giàu hai dưỡng chất này bao gồm:
Video đang HOT
- Sữa và chế phẩm từ sữa: Sữa tươi tách béo, sữa chua, phô mát.
- Trứng: Trứng gà, trứng vịt, trứng cút.
- Các loại cá béo: Cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích.
- Các loại nấm: Nấm hương, nấm đông cô, nấm mèo.
Vitamin K
Vitamin K hỗ trợ kiểm soát hoạt động của nguyên bào tạo xương (osteoblast) và tế bào phân giải xương (osteoclast). Nếu osteoblast giúp xương liên tục tăng sinh mô mới, khỏe mạnh thì osteoclast hỗ trợ xương dọn dẹp những tế bào lão hóa hoặc tổn thương. Bổ sung vitamin K có thể cân bằng nội bào (giữa osteoblast và osteoclast) và duy trì xương chắc khỏe.
Bổ sung đầy đủ vitamin K có thể giảm đau do thoái hóa khớp khi thời tiết chuyển lạnh. Mỗi người trưởng thành cần bổ sung khoảng 150 mcg vitamin K mỗi ngày bằng cách tăng cường tiêu thụ thực phẩm như: cải xoăn, cải bó xôi, bông cải xanh, dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu ôliu, sữa tươi tách béo, sữa chua, phô mát, lòng đỏ trứng gà hoặc trứng vịt, trứng cút.
Omega-3
Loại axit béo này có đặc tính kháng viêm, cải thiện tình trạng sưng, đau do viêm nhiễm quá mức. Ăn uống đầy đủ omega-3 có thể giúp người bệnh bảo vệ sụn khớp và ngăn ngừa sớm các biến chứng như cứng khớp, dính khớp.
Mỗi người trưởng thành cần bổ sung ít nhất 500 mg omega-3 mỗi ngày. Thực phẩm giàu omega-3 bao gồm mỡ cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu, hạt lanh, hạt cải, hạt vừng, dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu hạt vừng, tôm, cua, mực.
Chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa là tập hợp những hợp chất có khả năng bảo vệ DNA khỏi sự tấn công của những gốc tự do gây viêm, từ đó giảm mức độ đau, sưng và cứng khớp do viêm nhiễm quá mức. Trong thực phẩm, các chất chống oxy hóa có thể tồn tại dưới dạng vitamin (A, C, E), khoáng chất (selen, đồng, kẽm) hoặc các chất thực vật khác như flavonoid, polyphenol và carotenoid. Người bệnh thoái hóa khớp nên ăn cải bó xôi, rau tần ô, bông cải xanh, cải xoăn, ớt chuông, cà chua, khoai tây, cà rốt, bí ngô, các loại quả mọng (mâm xôi, việt quất, dâu tây) và các loại quả có múi (cam, chanh, quýt, bưởi).
Các bác sỹ lưu ý người bệnh xương khớp tránh tiêu thụ quá nhiều các món giàu uric, muối, dầu mỡ. Bổ sung các tinh chất chiết xuất từ màng vỏ trứng (eggshell membrane), collagen type 2 không biến tính, chiết xuất củ nghệ (turmeric root) hoặc chondroitin sulfate hỗ trợ tái tạo sụn khớp, giảm đau và làm chậm tổn thương tại các khớp viêm khi vào mùa lạnh./.
Loại cây mọc hoang góc vườn nấu được nhiều món ngon, chứa hoạt chất quý
Lá lốt là cây mọc hoang nó được dùng làm rau thơm chế biến nhiều món ăn ngon nó còn chứa nhiều hoạt chất quý.
Đây cũng là vị thuốc trong Đông y giúp kháng viêm, giảm đau.
Theo bác sĩ chuyên khoa Huỳnh Tấn Vũ - giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Dược TP.HCM, lá lốt thường được con người sử dụng ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm nguyên liệu chế biến nhiều món ăn.
Theo y học hiện đại, trong 100g lá lốt sẽ có chứa 39 calo, 86,5g nước, 4,3g protein, 2,5g chất xơ, 260mg canxi, 980mg photpho, 4,1mg sắt và 34mg vitamin C. Phần rễ của lá lốt có chứa benzyl axetat và phần lá, thân có chứa còn alkaloid và beta-caryophylen.
Lá lốt chứa nhiều tinh dầu, Alcaloi, flavonoid. Tinh dầu lá lốt có mùi thơm đặc trưng, có chứa nhiều hợp chất hữu cơ như beta-caryophylen, benzylaxetat, piperolotin, piperolotidin, piperlolotinon... Tinh dầu lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, kích thích tiêu hóa và giảm đau.
Alcaloid là nhóm hợp chất có tính bazơ yếu, có khả năng gây ức chế hoặc kích thích hệ thần kinh trung ương. Lá lốt có chứa các loại alcaloid như piperin, piperidin, piplartin... Alcaloid lá lốt có tác dụng giãn mạch máu, làm ấm cơ thể và trừ phong hàn.
Flavonoid là nhóm hợp chất phenolic có khả năng chống oxy hóa và bắt gốc tự do. Lá lốt có chứa các loại flavonoid như quercetin, kaempferol, apigenin... Flavonoid lá lốt có tác dụng bảo vệ màng tế bào, ngăn ngừa viêm nhiễm và ung thư.
Lá lốt có nhiều tác dụng trong chữa bệnh. Ảnh: Thuocdantoc.
Còn trong y học cổ truyền, theo bác sĩ Vũ, lá lốt có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng ôn trung tán hàn, hạ khí, chỉ thống. Lá lốt được dùng chữa chứng phong, hàn, thấp, tê bại chân tay, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, nôn mửa, tiêu chảy, bệnh thận, chữa đau nhức xương khớp, đau đầu, đau răng, chảy mồ hôi, chữa đau răng. Lá lốt cũng có thể dùng phối hợp trong thuốc xông để giải cảm.
Lá lốt có nhiều tác dụng trong điều trị khá nhiều bệnh và giúp bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng cũng cần thận trọng để tránh tác dụng phụ có thể xảy ra. Để đảm bảo an toàn cần tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe dinh dưỡng trước khi sử dụng.
Mỗi ngày một chút gừng giúp bạn khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh tật Trong thành phần gừng chứa nhiều gingerol, tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa các cơn đau nhức. Gừng gia vị có dược tính mạnh Trong y học cổ truyền, đây là vị thuốc khá quan trọng bởi nó có khả năng hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm buồn nôn, điều trị cảm cúm, cảm lạnh và một số bệnh khác...