Nấm ngon cho thuốc bổ
Không phải ai cũng tường tận về giá trị dinh dưỡng của nấm, lại càng không biết hết công dụng chữa bệnh, nâng cao sức khoẻ của loại thực phẩm quý giá này.
Nấm nào ăn được?
Nấm ăn được là những loại nấm lớn, không độc hại, được dùng làm thực phẩm từ rất lâu đời. Không ăn nấm có màu sắc sặc sỡ, có mùi thơm hấp dẫn vì thường là nấm độc. Không ăn các loại nấm hoang dại lúc còn non vì rất giống nhau (giống cúc áo). Những loại nấm khi cắt, vết cắt có rỉ ra chất trắng như sữa cũng nên tránh ăn. Không ăn nấm quá già, nấm lạ. Dứt khoát loại bỏ nấm đã ôi thiu, nấm có nghi ngờ, không rõ địa chỉ… Những loại nấm độc giống nấm ăn tuy khó phát hiện nhưng nếu quan sát kỹ sẽ thấy gốc có bao và có vòng cổ: nấm độc xanh đai (có mũ màu xanh đen nhạt, có vòng nấm màu trắng ở trên cuống); nấm độc nâu (có mũ màu nâu nhạt, có vòng nấm màu trắng ở trên cuống); nấm độc trắng (mũ màu trắng, có vòng nấm màu trắng ở trên cuống); nấm mũ khía (mũ nấm dạng nón dẹt có khía từ đỉnh xuống núp đường kính từ 3,5 – 8cm, có màu nâu đỏ).
Một số loại nấm ăn cho thuốc
Video đang HOT
Nấm ăn cho vị thuốc có rất nhiều loại. Tuy nhiên trong phạm vi bài viết này chỉ xin giới thiệu một số loại nấm thông dụng, rẻ tiền và đặc biệt đã được y học hiện đại ghi nhận công dụng:
Nấm hương: trong 100g có chứa từ 12 – 14g protein, 60g carbon hydrate, rất nhiều các nguyên tố vi lượng, trong đó đặc biệt Ca và P. Nấm hương còn có hơn 30 loại men hữu cơ, 18 loại axít amin và nhiều loại vitamin như B1, B2, B12, C, D… Nấm hương có tác dụng tăng cường năng lực miễn dịch cơ thể, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa sỏi mật và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hoá; là thức ăn tốt cho người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, đái đường, rối loạn lipid máu, trẻ em suy dinh dưỡng.
Nấm kim châm: trong 100g có 31,2g protid, 5,8g lipid, nhiều loại vitamin như B1, B2, C, PP, E…, các axít amin cũng hết sức phong phú, trong đó đặc biệt có nhiều lysine, một axít amin rất cần cho sự phát triển trí tuệ của trẻ. Hàm lượng kẽm trong nấm kim châm cũng rất cao. Nấm có tác dụng làm hạ mỡ máu, phòng chống các bệnh lý viêm loét đường tiêu hoá và bệnh gan mật.
Nấm rơm: trong 100g có tới 37,13g protein, 2,1g lipid, 9,9g glucid, rất nhiều các nguyên tố vi lượng như Ca, Fe, P và vitamin B1, B2, A, đặc biệt vitamin C. Nấm rơm còn chứa hơn 20 loại axít amin, cao hơn so với thịt bò, sữa bò và đậu tương. Nấm rơm là thức ăn tốt cho những người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, đái đường, ung thư và các bệnh lý động mạch vành tim.
Nấm mỡ: trong 100g có chứa 2,9g protid, 0,2g lipid, 2,4g glucid, nhiều nguyên tố vi lượng như Ca, Fe, P và các vitamin như B1, B2, B6, C, D, E, K… Nấm mỡ có tác dụng làm giảm đường và cholesterol máu, phòng chống ung thư và cải thiện chức năng gan, thích hợp cho những người bị ung thư, đái đường, tăng cholesterol máu, cao huyết áp, giảm bạch cầu và viêm gan.
Mộc nhĩ đen: trong 100g có 10,6g protid, 0,2g lipid, 65,5g glucid, nhiều nguyên tố vi lượng như Ca, P, đặc biệt là hàm lượng Fe rất cao. Mộc nhĩ đen có khả năng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, phòng chống tình trạng đông máu do nghẽn mạch, ngăn cản sự hình thành các mảng vữa xơ, chống lão hoá, chống ung thư và phóng xạ, là thực phẩm lý tưởng cho những người bị cao huyết áp, vữa xơ động mạch, thiểu năng tuần hoàn não, thiểu năng động mạch vành và ung thư.
Ngân nhĩ: trong 100g có chứa từ 6,7 – 10g protid, 0,6 – 1,28g lipid, 64,9 – 71,2g glucid, nhiều nguyên tố vi lượng: Ca, P, Mg, S, K, Fe, Na và các vitamin B1, B2… Ngân nhĩ có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch cơ thể, nâng cao năng lực tạo máu của tuỷ xương, cải thiện chức năng gan và thận, thúc đẩy quá trình tổng hợp protid trong gan, làm giảm cholesterol máu, chống phù và chống phóng xạ; là thực phẩm tốt cho những người bị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, bị các bệnh lý đường hô hấp, cao huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não…
Theo SGTT
Lưu ý khi dùng nhân sâm
Nhân sâm bồi dưỡng cơ thể, làm tăng phát triển cơ thể, tăng khí lực, tăng khả năng lao động trí óc và tay chân, giúp tăng trí nhớ.
Chúng giúp cơ thể tăng khả năng thích nghi với các điều kiện bất lợi của môi trường sống như: nhiệt độ cao, thấp quá, bức xạ, khói độc, bụi bặm... Kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng đối với nhiều loại bệnh tật, giúp cơ thể chống stress.
Nhân sâm tăng chuyển hoá cơ bản, giúp giảm cholesterol trong máu, bổ trợ cho thuốc hạ đường huyết trong điều trị đái tháo đường, bổ trợ cho các liệu pháp chữa trị ung thư, HIV-AIDS, cai nghiện ma tuý...
Theo đông y, nhân sâm có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn (ấm) tác dụng đại bổ nguyên khí, ích huyết, sinh tân dịch, ích trí, làm sáng mắt, trừ tà khí, làm chậm lão hoá, tăng tuổi thọ. Thường dùng trong các trường hợp: khí huyết suy hư, cơ thể suy nhược, phế hư sinh ho suyển, tỳ hư sinh tiết tả, vị hư sinh nôn mửa, người mới ốm dậy, người suy nhược thần kinh thường hoảng hốt, bất an. Ngày dùng 2-6g, có khi nhiều hơn (12-20g). Dạng thuốc sắc uống, chưng cách thuỷ hoặc hấp, ngâm rượu, tán bột hoặc ninh với các thực phẩm khác để ăn.
Tuy nhiên, khi sử dụng cần lưu ý: nhân sâm làm tăng cường hoạt động của hệ tuần hoàn và hô hấp, tăng hưng phấn thần kinh, tăng sức lực, tăng khả năng lao động... Cho nên, chỉ sử dụng vào buổi sáng hoặc chiều, không sử dụng vào buổi tối, để cơ thể được nghỉ ngơi tốt hơn.
Những người đang bị bệnh thực chứng, tức là bệnh cấp tính như: cảm sốt phong hàn, cảm mạo phong nhiệt, đau bụng tiêu chảy do trúng thực, do nhiễm thấp nhiệt, sốt xuất huyết, viêm gan cấp, viêm tuỵ cấp, viêm loét dạ dày - tá tràng, bị giãn phế quản, ho ra máu, người bị cao huyết áp, bị bệnh hệ thống miễn dịch (ban đỏ, mụn nhọt, việm khớp dạng thấp, da cứng...), thanh niên hay bị xuất tinh sớm, di tinh, phụ nữ đang mang thai, trẻ em dưới 14 tuổi đều không nên dùng nhân sâm.
Đông y cho rằng, những người có thể trạng âm hư hoả vượng, âm hư nội nhiệt với các triệu chứng: người gầy, da khô, nóng, lòng bàn tay, bàn chân nóng, miệng khô khát nước, trong lòng phiền muộn, bứt rứt, mất ngủ, gò má đỏ, ra mồ hôi trộm, sốt hâm hấp vào buổi chiều, đại tiện táo, tiểu tiện vàng, chất lưỡi đỏ nhạt... thì không nên dùng nhân sâm.
Theo SGTT